Bên cạnh thuốc uống, thuốc xịt viêm mũi dị ứng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị căn bệnh này. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu những loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay được các bác sĩ khuyên dùng.
Mục lục
Ưu điểm của các thuốc dạng xịt trong điều trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc mũi do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các tác nhân gây bệnh như khói bụi, lông chó mèo, nấm mốc, không khí lạnh,… Bệnh hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng với biểu hiện ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi lỏng, trong suốt,…
Viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện theo mùa hoặc quanh năm. Căn bệnh này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, dẫn đến hiệu suất học tập và làm việc giảm sút đi đáng kể. Không chỉ vậy, nếu không được điều trị kịp thời, viêm mũi dị ứng có thể gây tiến triển viêm xoang, viêm tai giữa, polyp mũi hoặc viêm họng.
Hiện nay, viêm mũi dị ứng chủ yếu điều trị bằng thuốc đi kèm với các biện pháp hạn chế tiếp xúc với dị nguyên. Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng được chia thành thuốc xịt và thuốc uống, trong đó thuốc xịt được sử dụng phổ biến không kém nhờ những ưu điểm:
- Làm giảm triệu chứng nhanh chóng: Các thành phần trong thuốc xịt có thể phân tán rộng trên niêm mạc sâu bên trong mũi. Đồng thời, niêm mạc đang viêm cũng hấp thu thuốc tốt hơn. Do vậy, thuốc xịt hấp thu và làm giảm triệu chứng bệnh nhanh hơn nhiều so với thuốc uống
- Hạn chế tác dụng phụ của thuốc: Thuốc xịt viêm mũi dị ứng giúp hạn chế tác dụng phụ theo đường toàn thân bởi vì chúng chỉ tác động lên niêm mạc mũi, xoang và ít đi vào hệ tuần hoàn. Điều này giúp người dùng cảm thấy an tâm và ít lo ngại về các tác dụng phụ hơn so với khi dùng thuốc uống.
- Tiện lợi, dễ mang theo: Thuốc xịt có dạng chai nhỏ gọn và dễ dàng mang theo trong túi xách hoặc túi quần. Điều này rất thuận tiện cho người bệnh khi di chuyển, đi học, đi làm hay đi du lịch.
- Thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ: Trẻ em nhỏ tuổi là đối tượng thường gặp khó khăn trong việc nuốt thuốc. Trong trường hợp này, thuốc xịt là lựa chọn tối ưu cho việc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em.
Phân loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Có rất nhiều nhóm thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng với cơ chế tác dụng đa dạng trên thị trường. Tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất cho người bệnh.
Phân loại cụ thể các thuốc xịt viêm mũi dị ứng:
Thuốc chống viêm Corticoid trị viêm mũi dị ứng
Đây là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng nhờ tác dụng nhanh chóng và hiệu quả cao. Các thuốc Corticoid đường xịt thường chứa các hoạt chất ít có tác dụng toàn thân khi sử dụng tại chỗ như Fluticason, Mometason, Budesonid, Beclomethason,…
Cơ chế hoạt động của các chất này là hạn chế giải phóng các chất trung gian hóa học của phản ứng viêm, từ đó làm giảm các triệu chứng ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi.
Thuốc ức chế tế bào Mast
Cromolyn Natri là một hoạt chất có tác dụng ngăn chặn tế bào Mast của cơ thể sản xuất các chất gây viêm như Histamin. Do vậy, thuốc chứa hoạt chất này cũng được sử dụng trong dự phòng và điều trị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên tác dụng kém hơn so với Corticoid. Sử dụng thuốc trước khi tiếp xúc với dị nguyên giúp thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng kháng Histamin H1
Thuốc thuộc nhóm này có tác dụng chống viêm nhờ ngăn cản tác dụng của Histamin – chất trung gian hóa học chính của phản ứng dị ứng. Thuốc kháng Histamin H1 có hiệu quả kém hơn so với thuốc chứa Corticoid và được dùng trong trường hợp người bệnh mẫn cảm hoặc gặp tác dụng phụ với Corticoid.
Thuốc xịt thông mũi trị viêm mũi dị ứng
Thuốc thông mũi chứa các hoạt chất Oxymetazolin, Xylometazolin, Phenylephrin. Các hoạt chất này có tác dụng làm co mạch và giảm sung huyết mũi, giúp giảm sổ mũi và nghẹt mũi cho người bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc này trong 3 – 5 ngày đầu để điều trị đợt cấp, nếu sử dụng kéo dài có thể khiến viêm mũi nặng hơn.
Thuốc chứa thành phần chống viêm khác
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng chứa một số hoạt chất có tác dụng chống viêm như Nano bạc cũng có hiệu quả tốt trong điều trị viêm mũi dị ứng. Nano bạc và các dạng cải tiến như phức hệ Nano bạc TSN đã được chứng minh khả năng ức chế chất trung gian hóa học gây viêm, hỗ trợ làm săn se và tái tạo lại niêm mạc bị tổn thương.
Bên cạnh đó, các chất này không có nguy cơ tác dụng phụ như Corticoid hay thuốc xịt mũi co mạch, do vậy thường được ứng dụng trong thuốc xịt viêm mũi dị ứng cho trẻ em.
Ngoài ra, một số thuốc xịt viêm mũi dị ứng thảo dược cũng có tác dụng chống viêm tốt, tuy nhiên hiệu quả cho người bệnh chưa được xác định rõ ràng.
Top 7 thuốc xịt viêm mũi dị ứng tốt nhất
Dưới đây là danh sách 7 thuốc xịt viêm mũi dị ứng tốt nhất, được các bác sĩ khuyên dùng:
Xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray
Xịt mũi xoang PlasmaKare X-spray là thuốc xịt mũi duy nhất hiện nay chứa phức hệ Nano bạc TSN với khả năng chống viêm hiệu quả cho mọi lứa tuổi. Đây là sản phẩm độc quyền của công ty TNHH Dược phẩm Innocare Việt Nam.
Các thành phần của xịt mũi PlasmaKare X-spray đều lành tính và không gây tác dụng phụ, đặc biệt trên trẻ em. Do vậy, sản phẩm này được coi là thuốc xịt viêm mũi dị ứng ở trẻ em rất tốt.
Thành phần: Phức hệ Nano bạc TSN, Carrageenan, Chiết xuất Lựu.
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi mắc viêm mũi dị ứng.
Cách sử dụng: Xịt 2 – 3 nhát/lần cho mỗi bên mũi và sử dụng 2 – 3 lần/ngày.
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Meseca
Meseca thuộc nhóm thuốc xịt chứa Corticoid cho hiệu quả cao và được sử dụng phổ biến trong phòng và điều trị viêm mũi dị ứng.
Thành phần: Fluticason propionat.
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 4 tuổi bị viêm mũi dị ứng.
Cách sử dụng:
- Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: Xịt 2 nhát mỗi bên mũi, 1 – 2 lần/ngày vào buổi sáng. Không nên xịt quá 4 lần.
- Trẻ em từ 4 đến 12 tuổi: Xịt 1 nhát mỗi bên mũi, 1 lần/ngày vào buổi sáng. Không nên xịt quá 2 lần.
Thuốc Nasonex trị viêm mũi dị ứng
Nasonex là thuốc xịt viêm mũi dị ứng chứa Corticoid, có thiết kế bình xịt định liều giúp lượng thuốc xịt ra luôn chính xác. Nasonex không chỉ giúp phòng và điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng mà còn được sử dụng trong các trường hợp người bệnh xuất hiện polyp mũi.
Thành phần: Mometason Flurat.
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi bị viêm mũi dị ứng.
Cách sử dụng:
- Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: Xịt 1 nhát mỗi bên mũi, 1 lần/ngày.
- Người lớn và trẻ trên từ 12 tuổi trở lên: Xịt 2 nhát mỗi bên mũi, 1 – 2 lần/ngày. Liều duy trì 1 nhát xịt mỗi bên mũi, 1 lần/ngày.
- Polyp mũi: người lớn trên 18 tuổi: Xịt 2 nhát mỗi bên mũi, 1 – 2 lần/ngày.
Dung dịch xịt mũi Otrivin
Dung dịch xịt mũi Otrivin thuộc nhóm thuốc thông mũi, cho hiệu quả giảm nghẹt mũi và sung huyết mũi họng cho người bệnh viêm mũi dị ứng. Thuốc này có 2 hàm lượng là 0,1% cho người lớn và 0,05% cho trẻ em.
Thành phần: Xylometazoline hydrochloride.
Đối tượng sử dụng:
- Hàm lượng 0,1%: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
- Hàm lượng 0,05%: Trẻ em từ 1 – 11 tuổi.
Cách sử dụng:
- Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: Xịt 1 nhát mỗi bên mũi, 1 – 2 lần/ngày. Khoảng cách giữa các lần xịt là 8 – 10 giờ, tối đa 3 lần xịt/ngày.
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Xịt 2 – 3 nhát mỗi bên mũi, tối đa 3 lần/ngày.
Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng Flixonase
Flixonase là thuốc xịt được sử dụng phổ biến khác trong nhóm chứa Corticoid. Thuốc có dạng hỗn dịch chứa trong bình xịt định liều, đảm bảo liều sử dụng luôn chính xác.
Thành phần: Fluticason propionat.
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.
Cách sử dụng:
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Xịt 2 nhát mỗi bên mũi, 1 lần/ngày. Khi cần có thể xịt tối đa 2 lần/ngày.
- Trẻ em từ 4 – 11 tuổi: Xịt 1 nhát mỗi bên mũi, 1 lần/ngày. Có thể xịt tối đa 2 lần/ngày.
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Nazal
Nazal là thuốc xịt viêm mũi dị ứng xuất xứ từ Nhật Bản. Nazal chứa thành phần chính là thuốc thông mũi và thuốc kháng Histamin H1, giúp giảm triệu chứng viêm mũi và nghẹt mũi rất hiệu quả.
Thành phần: Naphazolin, Clorpheniramin.
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi.
Cách sử dụng:
- Người lớn và trẻ em trên 14 tuổi: Xịt 1 – 2 nhát mỗi bên mũi. Có thể xịt nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 3 tiếng.
- Trẻ em từ 7 – 14 tuổi: Xịt 1 – 2 nhát mỗi bên mũi, tối đa 2 lần/ngày.
Thuốc xịt mũi giảm dị ứng Kirkland Aller-Flo
Kirkland Aller-Flo là thuốc xịt viêm mũi dị ứng của Mỹ được nhiều người ưa chuộng do tác dụng giảm viêm nhanh trong vòng 24 giờ.
Thành phần: Fluticasone Propionate
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên.
Cách sử dụng:
- Trẻ em từ 4 – 12 tuổi: Xịt 1 nhát mỗi bên mũi, 1 lần/ngày.
- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Xịt 2 nhát mỗi bên mũi, 1 – 2 lần/ngày.
Lưu ý khi dùng thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng tiện lợi, dễ sử dụng và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng các loại thuốc này:
- Chỉ sử dụng thuốc khi có sự tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng, đặc biệt là với các nhóm thuốc kê đơn và đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ có thai để hạn chế nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
- Phối hợp sử dụng thuốc uống và thuốc xịt theo chỉ định của bác sĩ để tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Vệ sinh đầu xịt sạch sẽ trước và sau khi sử dụng để tránh gây nhiễm khuẩn trong mũi.
- Thao tác xịt thuốc: Đặt đầu xịt ngay đầu mũi, không đưa đầu xịt quá sâu để tránh tổn thương niêm mạc mũi.
- Đối với thuốc không được thiết kế bình xịt định liều, cần lắc đều thuốc trước khi sử dụng.
- Bảo quản thuốc: Đậy nắp kín và bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng hoặc nhiệt độ cao có thể gây biến chất, giảm tác dụng của thuốc.
- Trong quá trình sử dụng thuốc xịt, người bệnh viêm mũi dị ứng cần đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các biểu hiện bất thường để được chẩn đoán chính xác và xử trí kịp thời.
Trên đây là những thông tin về các loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng tốt nhất, Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh viêm mũi dị ứng có thể sử dụng thuốc đúng cách, đúng loại, đúng thể trạng để cải thiện bệnh hiệu quả hơn và tăng cường chất lượng cuộc sống.