Viêm mũi dị ứng là bệnh lý mũi xoang phổ biến, gây nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 9 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà nhanh chóng, hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Mục lục
- 1. Nguyên nhân, triệu chứng và nguyên tắc điều trị viêm mũi dị ứng
- 2. Top 9 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà
- 2.1. Dùng thuốc uống trị viêm mũi dị ứng tại nhà
- 2.2. Dùng thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng tại nhà
- 2.3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
- 2.4. Xông hơi trị viêm mũi dị ứng tại nhà
- 2.5. Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng gừng
- 2.6. Dùng lá tía tô trị viêm mũi dị ứng tại nhà
- 2.7. Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng húng chanh
- 2.8. Cây tầm ma hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà
- 2.9. Bạc hà cải thiện triệu chứng của viêm mũi dị ứng
- 3. Một số lưu ý khi trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Nguyên nhân, triệu chứng và nguyên tắc điều trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến nhất ở nước ta. Viêm mũi dị ứng có bản chất là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với các tác nhân gây bệnh. Căn bệnh này tái phát thường xuyên quanh năm hoặc theo mùa, phổ biến là thời điểm giao mùa thu – đông và đông – xuân.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng hoặc có bất thường cấu trúc mũi – xoang. Các yếu tố môi trường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này, bao gồm:
- Khói bụi, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc
- Mùi rác thải, mùi thức ăn, mùi của nước hoa, mỹ phẩm, nước xả vải
- Gió, không khí lạnh, mưa, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột.
Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
Khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, người bệnh thường gặp các triệu chứng phổ biến như:
- Ngứa mũi
- Nghẹt mũi
- Hắt hơi liên tục
- Chảy nước mũi
- Nước mũi lỏng, trong suốt
- Đỏ mũi, đau rát niêm mạc mũi
- Khác: Đau rát họng, ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt và có thể ho.
Phụ thuộc vào loại và mức độ tiếp xúc với tác nhân mà người bệnh sẽ có triệu chứng ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh viêm mũi dị ứng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và hiệu suất làm việc của người bệnh do gây mệt mỏi, khó tập trung.
Bên cạnh đó, tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài có thể gây tiến triển nhiều bệnh lý khác như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng, polyp mũi, đặc biệt là trên trẻ em.
Mục tiêu điều trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng chủ yếu xuất phát từ cơ địa dị ứng và mức độ nhạy cảm của người bệnh đối với các yếu tố từ môi trường. Vì vậy, viêm mũi có thể tái phát thường xuyên và không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Vì vậy, mục tiêu điều trị viêm mũi dị ứng chủ yếu tập trung làm giảm triệu chứng, phòng ngừa tái phát và tăng cường chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các biện pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc kết hợp vệ sinh mũi họng và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Top 9 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Dưới đây là 9 cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà phổ biến và hiệu quả nhất:
Dùng thuốc uống trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Thuốc uống trị viêm mũi dị ứng bao gồm các thuốc điều trị triệu chứng như:
- Thuốc kháng Histamin H1 (Cetirizin, Clorpheniramin, Loratadin, Fexofenadin): Thuốc này không có tác dụng làm giảm nghẹt mũi. Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất.
- Thuốc chống viêm Corticoid (Prednisolon, MethylPrednisolon): Giảm triệu chứng hiệu quả hơn so với thuốc kháng Histamin H1, thường dùng trong trường hợp nặng và không được dùng kéo dài.
- Thuốc kháng sinh (Thuốc nhóm Penicillin, Cotrimoxazol,…): Dùng trong trường hợp viêm mũi bội nhiễm với vi khuẩn.
Dùng thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Các loại thuốc xịt tác dụng tại chỗ nên tiện lợi và cho hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh hơn so với thuốc uống. Các nhóm thuốc xịt viêm mũi dị ứng thường được sử dụng bao gồm:
- Glucocorticoid (Fluticason, Mometason, Budesonide, Triamcinolone): Giảm triệu chứng viêm nhanh và hiệu quả nhất, tuy nhiên có tác dụng ức chế miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm và làm giảm tốc độ phục hồi của niêm mạc mũi.
- Thuốc kháng Histamin H1 dạng xịt (Azelastine, Olopatadine): Tác dụng kém hơn so với Corticoid, dùng trong trường hợp gặp tác dụng phụ do dùng Corticoid dạng xịt.
- Thuốc trị nghẹt mũi (Oxymetazolin, Phenylephrin, Naphazolin): Làm giảm nghẹt mũi rất tốt, tuy giúp thông mũi rất tốt nhưng không nên sử dụng dài ngày do nguy cơ gây nghẹt mũi nặng hơn.
- Thuốc khác (Nano bạc): Xịt mũi xoang PlasmaKare X-Spray chứa phức hệ Nano bạc TSN cho hiệu quả toàn diện – kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường phục hồi niêm mạc mũi.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là một cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà cho trẻ em và người lớn hiệu quả. Rửa mũi sẽ giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng và dịch nhầy của phản ứng viêm đang tồn tại khoang mũi, từ đó giảm nhanh triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi. Nước muối còn có tính sát khuẩn, giúp ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn hiệu quả cho người bệnh.
Người bệnh có thể dùng các dung dịch rửa mũi chuyên dụng như muối rửa mũi PlasmaKare Nasal Clean. Sản phẩm rửa mũi này chứa phức hệ Sanicompound có tác dụng toàn diện hơn so với nước muối sinh lý thông thường: tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, thúc đẩy làm dịu và phục hồi niêm mạc mũi bị tổn thương. Thiết kế bình rửa mũi chuyên dụng của sản phẩm này cũng giúp rửa mũi sạch và hạn chế tổn thương niêm mạc hơn.
Lưu ý khi rửa mũi:
- Thực hiện đúng thao tác rửa mũi
- Vệ sinh tay và bình rửa mũi sạch sẽ trước và sau khi rửa mũi
- Không lạm dụng biện pháp rửa mũi này, chỉ nên rửa tối đa 2 lần/ngày
Xông hơi trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Hơi nước nóng giúp làm làm ấm khoang mũi và làm loãng dịch nhầy, nhờ đó giúp làm dịu tình trạng đau rát niêm mạc mũi và giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả cho người bệnh.
Cách xông hơi trị viêm mũi dị ứng tại nhà:
- Đun sôi nước, đổ ra bát tô hoặc chậu nhỏ.
- Thêm tinh dầu vào nước xông. Nên chọn tinh dầu bạc hà, bạch đàn, trà xanh.
- Dùng khăn lớn hoặc chăn trùm lên cả đầu và bát.
- Xông trong 5 – 10 phút, sau đó đi xì mũi thật sạch.
Người bệnh có thể lặp lại nhiều lần mỗi ngày đến khi giảm các triệu chứng.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ không nên áp dụng biện pháp xông hơi. Cha mẹ có thể thay bằng cách cho trẻ tắm bồn nước nóng và nhỏ tinh dầu vào nước tắm.
Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng gừng
Gừng từ lâu đã được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như viêm mũi dị ứng nhờ khả năng chống viêm, làm giảm các triệu chứng sưng nề, ngứa mũi và tắc mũi hiệu quả. Gừng còn giúp giảm sự nhạy cảm của mũi, từ đó hỗ trợ giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh trong những lần tái phát tiếp theo.
Một số cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng gừng:
- Xông hơi với nước gừng: Đun 1 củ gừng tươi với nước đến sôi và xông trong 5 – 10 phút.
- Uống nước gừng: Ngâm 1 – 2 lát gừng trong nước sôi khoảng 15 phút, sau đó để nguội và uống 1 cốc/ngày.
- Uống trà gừng mật ong: Mật ong giúp tăng cường tác dụng chống viêm và giảm vị cay nồng của gừng. Người bệnh có thể đun sôi lá trà với 1 – 2 lát gừng tươi, sau đó thêm mật ong và uống khi trà còn nóng.
Dùng lá tía tô trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Tía tô chứa nhiều hoạt chất như Acid Rosmarinic, Luteolin có tác dụng chống dị ứng, cải thiện hiệu quả các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi và nghẹt mũi.
Người bệnh viêm mũi dị ứng có thể sử dụng tía tô theo những cách sau đây:
- Ăn trực tiếp lá tía tô tươi
- Uống nước lá tía tô hoặc trà tía tô: Đun sôi nước hoặc nước trà, sau đó cho lá tía tô tươi vào hãm trong 10 – 15 phút rồi uống khi còn nóng.
Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng húng chanh
Theo y học cổ truyền, lá húng chanh có vị cay, tính ấm, tác dụng phát tán phong hàn,nhờ vậy giúp chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả. Bên cạnh đó, tinh dầu húng chanh còn chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và phòng ngừa bội nhiễm cho người bệnh.
Một số cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng húng chanh:
- Uống nước húng chanh: Cho lá húng chanh đã rửa sạch vào nước đã đun sôi, hãm trong 15 – 20 phút rồi đem uống khi còn nóng. Nên uống 1 – 2 lần/ngày.
- Xông lá húng chanh: Đun vài lá húng chanh với nước đến khi sôi rồi đem đi xông 5 – 10 phút.
Cây tầm ma hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Cây tầm ma được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền Trung Hoa với tác dụng làm thông mũi, chống viêm và chống dị ứng, đặc biệt trong các trường hợp viêm đường hô hấp trên như viêm mũi dị ứng.
Người bệnh viêm mũi dị ứng có thể sử dụng cây tầm ma theo những cách sau đây:
- Uống trà tầm ma: Phơi khô cây tầm ma rồi đem đi hãm với nước sôi trong 15 – 20 phút, uống lúc nóng.
- Ăn lá tầm ma chín: Có thể nấu chín lá cây tầm ma và làm các món ăn như súp, xào, salad.
Lưu ý:
- Không nên sử dụng lá tầm ma sống do có thể gây nổi mụn, phát ban, nổi mụn và ngứa ngáy.
- Phụ nữ có thai nên tránh sử dụng tầm ma.
Bạc hà cải thiện triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Tinh dầu bạc hà được biết đến với khả năng làm thông mũi họng, gây tê và làm dịu tại chỗ. Do vậy, bạc hà có khả năng làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, viêm mũi và chảy nước mũi hiệu quả cho người bệnh viêm mũi dị ứng.
Cách sử dụng bạc hà để trị viêm mũi dị ứng:
- Uống trà bạc hà: Đun lá bạc hà với nước đến sôi, thêm một ít mật ong và uống khi nóng.
- Xông hơi bằng lá bạc hà: Đun một ít lá bạc hà với nước đến khi sôi rồi đem đi xông 5 – 10 phút.
Lưu ý: Không dùng bạc hà cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Một số lưu ý khi trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây khi trị viêm mũi dị ứng tại nhà:
Hạn chế các yếu tố nguy cơ gây phát bệnh viêm mũi dị ứng
Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh luôn là khuyến cáo hàng đầu cho người bệnh trong quá trình trị viêm mũi dị ứng tại nhà. Người bệnh cần lưu ý:
- Sử dụng máy lọc không khí và độ ẩm để loại bỏ các dị nguyên tồn tại trong nhà.
- Đeo khẩu trang khi ở nơi đông người, khi lưu thông trên đường, trong các môi trường nhiều khói bụi, độ ẩm cao hoặc tồn tại các dị nguyên khác.
- Làm vệ sinh nhà cửa, giặt giũ giường chiếu thường xuyên để hạn chế bụi bặm và sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây kích ứng mũi xoang.
- Không nuôi chó mèo, không trồng hoa quanh nhà.
Cải thiện miễn dịch với chế độ dinh dưỡng khoa học
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của người bệnh, góp phần làm giảm mức độ triệu chứng và tần suất tái phát viêm mũi dị ứng. Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh viêm mũi dị ứng, cần lưu ý:
- Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu các chất chống viêm và cải thiện miễn dịch như Vitamin A, C, Kẽm, Selen, Omega-3…
- Cân nhắc khi tiêu thụ những nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng như các loại hạt, sữa bò, đậu phộng, trứng, hải sản,…
- Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 lít nước/ngày.
- Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường và các chất phụ gia.
Dấu hiệu cần đi gặp bác sĩ
Thông thường, các triệu chứng của viêm mũi dị ứng chỉ rầm rộ trong một thời gian ngắn sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Người bệnh chỉ cần uống thuốc và áp dụng một số mẹo trị viêm mũi dị ứng tại nhà là có thể cải thiện ngay.
Tuy nhiên, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế khi có biểu hiện:
- Các triệu chứng kéo dài và lặp lại liên tục trong một thời gian ngắn
- Sưng nề niêm mạc mũi nặng gây tắc nghẽn đường thở
- Xuất hiện sốt, đau đầu, đau nhức xoang mũi hoặc vùng mặt chữ T.
Trên đây là chia sẻ về những cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ giúp người bệnh viêm mũi dị ứng có thêm thông tin để cải thiện bệnh hiệu quả, nhanh chóng, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh đối với cuộc sống.