Trẻ bị chốc lở nên kiêng gì là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh đang tìm kiếm câu trả lời. Cùng với việc hỗ trợ trong quá trình điều trị giúp cho căn bệnh của trẻ nhanh khỏi thì chế độ kiêng cữ cũng rất quan trọng. Để giải đáp được thắc mắc này, bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục
- 1. Những điều cần biết về chốc lở ở trẻ
- 2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị chốc lở
- 3. Biến chứng bệnh chốc lở
- 4. Trẻ bị chốc lở nên kiêng gì trong chế độ ăn uống
- 5. Trẻ bị chốc lở nên kiêng gì trong sinh hoạt?
- 6. Điều trị bệnh chốc lở ở trẻ với kem bôi da PlasmaKare No5
- 7. Cách sử dụng sản phẩm đem lại hiệu quả như sau:
- 8. Biện pháp phòng tránh bệnh chốc lở ở trẻ
Những điều cần biết về chốc lở ở trẻ
Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dễ lây lan sang người khác. Bệnh biểu hiện bằng các vết loét đỏ ở các bộ phận trên cơ thể như: Mặt, vùng mũi, miệng, đầu hoặc tay, chân. Vết loét sau đó vỡ ra và hình thành lớp vỏ màu mật ong.
Bệnh chốc lở thường gặp ở bé trai vào mùa hè. Nó thường xảy ra sau khi trẻ bị các vấn đề về da như viêm da cơ địa, ghẻ, thủy đậu, vết đốt do côn trùng, hoặc bỏng nhiệt. Triệu chứng của chốc lở thường xuất hiện ở mặt, tay, chân, và có thể lan sang các vùng da khác trên cơ thể hoặc đầu. Trẻ bị chốc lở có thể sốt, mệt mỏi và hạch nổi.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị chốc lở
Bệnh chốc ở trẻ em thường xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau sau đây:
Chốc lở không có bọng nước
Khi trẻ bị thương, các vi khuẩn bao gồm liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn có thể xâm nhập vào vùng tổn thương ở da, kết hợp với protein trong vết thương để gắn chặt và hình thành nên chứng chốc lở không có bọng nước. Dạng chốc lở này dễ điều trị kiểm soát hơn.
Chốc lở có bọng nước
Bệnh chốc lở có bọng nước ở trẻ em thường do tụ cầu sản xuất ra độc tố, độc tố này sẽ tác động vào cầu nối desmoglein 1 của các tế bào gai tại thượng bì, khiến lớp nông của thượng bì bị tách ra và hình thành vảy lá.
Chốc loét ở trẻ em
Chốc loét là dạng nặng nhất của bệnh chốc lở ở trẻ em, do liên cầu và tụ cầu vàng xâm nhập vào lớp sâu của da. Trẻ em có cơ địa suy giảm miễn dịch dễ bị chốc loét.
Các bé trai thường sẽ dễ mắc bệnh chốc lở hơn các bé gái. Cũng có thể nhưng người lớn, cao tuổi có hệ miễn dịch kém cũng có thể mắc bệnh chốc lở.
Sống ở nơi ô nhiễm, sinh hoạt thiếu thốn, cư dân đông đúc, thời tiết mùa hè nắng nóng là điều kiện thuận lợi để bệnh chốc lở phát triển nhiều.
Biến chứng bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở thường lành tính, các vết loét ở dạng nhẹ sẽ tự khỏi mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, chốc lở có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Viêm mô tế bào: Viêm mô tế bào là một loại nhiễm trùng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến các mô bên dưới da. Nếu không được điều trị, viêm mô tế bào có thể lan đến các hạch bạch huyết và máu, đe dọa tính mạng..
- Viêm cầu thận: Các vi khuẩn ở bệnh chốc lở là một trong những vi khuẩn gây ảnh hưởng làm hỏng thận.
- Sẹo: Các vết loét liên quan đến tổn thương loét sâu và điều trị không đúng các có thể để lại sẹo trên da.
Trẻ bị chốc lở nên kiêng gì trong chế độ ăn uống
Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chốc lở, mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, chẳng hạn như ngứa ngáy, lở loét, sưng viêm trên da. Dưới đây là một số việc mà mẹ nên tránh cho trẻ khi con đang mắc bệnh chốc lở:
Thực phẩm nhiều đường
Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, và vi khuẩn này cần đường để tồn tại. Vì vậy, ăn nhiều đường có thể khiến vi khuẩn phát triển mạnh và gây ra bệnh chốc lở..
Đường không chỉ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, mà còn có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng và làm giảm khả năng thải độc của gan. Điều này có thể khiến da dễ bị tổn thương và khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn
Đồ ăn chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản và chất phụ gia, có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trẻ em đang bị chốc lở. Sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể tích tụ độc tố, khiến bệnh chốc lở trở nên nghiêm trọng và khó điều trị.
Ngoài ra, đồ ăn chế biến sẵn thường không đảm bảo vệ sinh, có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ, khiến bệnh chốc lở trở nên nghiêm trọng hơn. Chất bảo quản trong đồ ăn chế biến sẵn cũng có thể gây kích ứng da, khiến các vết lở loét trở nên nặng hơn.
Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng có thể gây hại cho dạ dày và đường tiêu hóa, đồng thời khiến cho các vết lở loét và sưng viêm trở nên nặng nề hơn. Do đó, đây là một trong những loại thực phẩm mà người bị chốc lở nên kiêng ăn.
Đồ ăn muối chua
Đồ ăn muối chua có thể khiến các vết chốc ở vùng miệng và mép trở nên đau rát, khó chịu, khiến vết thương khó lành. Do đó, người bị chốc lở nên ăn uống thanh đạm hơn, không chỉ giúp cải thiện vết chốc mà còn tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm khô giòn
Bệnh chốc lở hay xảy ra vùng miệng, môi và những vùng da xung quanh sẽ bị tổn thương. Khi bạn cho trẻ ăn các loại đồ ăn cứng, giòn sẽ gây ma sát, gây đau và làm trầy xước thêm vùng da tổn thương. Ngoài ra, thực phẩm này khiến cho việc điều trị diễn ra khó khăn hơn và còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm cho cơ thể. Do đó, cha mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn gà rán, bánh quy và các loại hạt… nếu không may bị chứng bệnh này.
Trẻ bị chốc lở nên kiêng gì trong sinh hoạt?
Ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt của trẻ để giúp phòng tránh và đẩy nhanh quá trình chữa trị bệnh chốc lở:
- Không nên dùng chung các vật dụng sinh hoạt với bất cứ ai khác trong gia đình. Để ngăn ngừa lây nhiễm, cần giặt sạch tất cả các vật dụng cá nhân của người bị bệnh, bao gồm quần áo, khăn mặt và khăn tắm, mỗi ngày.
- Cha mẹ cần để ý, không cho trẻ gãi ngứa và phải cắt ngắn móng tay của trẻ bị nhiễm bệnh để giúp ngăn ngừa các vết xước, vết rách trên da do cào gãi.
- Không cho trẻ ngủ quá muộn và chạy nhảy nô đùa quá sức, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Điều trị bệnh chốc lở ở trẻ với kem bôi da PlasmaKare No5
Gel bôi PlasmaKare No5 là một loại gel bôi kháng khuẩn, chống viêm có thể được sử dụng để điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em. Kem bôi này chứa các thành phần sau:
- Nano bạc TSN: Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn gây bệnh chốc lở ở trẻ, kể cả chủng tụ cầu kháng kháng sinh. Chống viêm và giúp làm săn se niêm mạc, tạo lớp màng giúp mau hồi phục các vùng da bị tổn thương.
- Dịch chiết lựu: Thành phần chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
- Dịch chiết Núc nác: Thành phần chống viêm từ dược liệu, giảm đau, giảm ngứa hiệu quả.
- Chitosan: Chitosan giúp tăng cường hiệu quả kháng khuẩn.
Cách sử dụng sản phẩm đem lại hiệu quả như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần bôi bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sau đó thoa một lượng kem bôi PlasmaKare No5 vừa đủ lên vùng da bị tổn thương. Trường hợp chốc lở cấp tính, bôi 3 tiếng/lần, ngày 5-6 lần. Sau đó giảm còn 3 lần/ngày theo mức độ tổn thương của da.
- Sau khi thoa kem bôi PlasmaKare No5 lên vùng da bị tổn thương (trừ vết bỏng và vết thương hở), nên massage nhẹ nhàng để các hoạt chất phân tán đều.
Kem bôi PlasmaKare No5 là một lựa chọn an toàn và hiệu quả để điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em. Kem bôi này có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ngay cả những trẻ có làn da nhạy cảm và vùng vết thương hở.
Biện pháp phòng tránh bệnh chốc lở ở trẻ
Để phòng tránh bệnh chốc cho trẻ, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau
- Vệ sinh cơ thể cho trẻ: Tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn. Lau khô da trẻ sau khi tắm. Chú ý vệ sinh kỹ các vùng da dễ bị tổn thương như tay, chân, mặt.
- Không mặc quần áo quá chật, bí bách cho trẻ: Quần áo quá chật, bí bách có thể khiến da trẻ bị kích ứng, dễ bị tổn thương và nhiễm trùng.
- Giữ gìn môi trường sống và sinh hoạt của trẻ sạch sẽ, thoáng mát: Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Không nên sử dụng các loại xịt khuẩn, thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh chốc lở, vì có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh chốc: Nếu trẻ tiếp xúc với người bệnh, cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý các điều sau để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh chốc:
- Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chỉ dẫn hướng điều trị thích hợp.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc và điều trị bệnh chốc cho trẻ.
Thông tin bài viết này, hy vọng sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc và điều trị bệnh chốc lở cho trẻ. Việc hiểu rõ trẻ bị chốc lở nên kiêng gì sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và bé phục hồi sức khỏe và phát triển tốt hơn..