Đau họng, sốt cao, amidan sưng đỏ… là những triệu chứng quen thuộc của viêm amidan cấp. Nhiều người thường chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, việc điều trị viêm amidan kịp thời và đúng cách lại vô cùng quan trọng. Vì sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Mục lục
- 1. Thế nào là bệnh viêm Amidan?
- 2. Nguyên nhân thuận lợi dẫn đến viêm amidan cấp tính
- 3. Các dấu hiệu của viêm amidan cấp
- 4. Viêm amidan cấp thường gặp ở tuổi nào?
- 5. Viêm amidan cấp tính có tự khỏi được không?
- 6. Viêm amidan do vi khuẩn có tự khỏi được không?
- 7. Cách chẩn đoán viêm amidan cấp
- 8. Cách điều trị viêm amidan hiệu quả
- 9. Biến chứng viêm amidan cấp tính
- 10. Cách phòng bệnh viêm amidan cấp
- 11. Một số câu hỏi liên quan đến viêm amidan cấp tính
Thế nào là bệnh viêm Amidan?
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở amidan – Hai khối mô nhỏ nằm ở hai bên phía sau họng. Tình trạng này thường xảy ra do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, gây ra các triệu chứng như đau họng, khó nuốt và sưng amidan.
Viêm amidan được chia làm 2 loại đó là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính. Trong đó, viêm amidan cấp tính thường tiến triển nhanh và dễ gặp các biến chứng nguy hiểm.
Viêm amidan cấp tính là một dạng viêm amidan xuất hiện đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn. Triệu chứng của viêm amidan cấp tính bao gồm sốt, đau họng dữ dội, sưng đỏ amidan, có thể có mủ trắng hoặc vàng trên bề mặt amidan. Bệnh thường do nhiễm trùng từ virus hoặc vi khuẩn và có thể gây khó chịu nhiều cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Nguyên nhân thuận lợi dẫn đến viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở amidan, thường do vi khuẩn và virus gây ra. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, cụ thể:
- Do suy giảm hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch yếu, cơ thể khó chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây bệnh. Điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người già, người mắc các bệnh mãn tính (đái tháo đường, HIV/AIDS…) hoặc đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch.
- Bệnh lý nền: Các bệnh lý về đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang… làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan cấp tính.
- Dị ứng: Người có cơ địa dị ứng dễ bị viêm amidan hơn do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch.
- Sâu răng, viêm lợi: Các ổ nhiễm khuẩn ở miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào amidan.
Ngoài ra, các yếu tố về môi trường như ô nhiễm, thời tiết thay đổi, hay các yếu tố về lối sống, thói quen không lành mạnh diễn ra trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm amidan cấp tính.
Các dấu hiệu của viêm amidan cấp
Theo các chuyên gia, viêm amidan thường biểu hiện với các triệu chứng nặng và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu viêm amidan cấp tính phổ biến:
- Đau họng: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, cảm giác đau rát, khó chịu ở vùng họng, đặc biệt khi nuốt.
- Sốt: Sốt cao thường từ 38-40 độ C, kèm theo rét run.
- Sưng amidan: Amidan sưng đỏ, có thể xuất hiện mủ trắng hoặc vàng trên bề mặt.
- Khó nuốt: Cảm giác đau khi nuốt thức ăn hoặc nước uống.
- Hạch cổ sưng: Các hạch bạch huyết ở cổ sưng to, di động và gây đau.
- Mệt mỏi: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đau đầu.
- Hơi thở hôi: Do mủ tích tụ trên bề mặt amidan.
- Giọng khàn: Trong một số trường hợp, viêm amidan có thể lan xuống thanh quản gây khàn tiếng.
Viêm amidan cấp thường gặp ở tuổi nào?
Viêm amidan có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Đây là độ tuổi đến trường, trẻ tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ. Trong khi đó, hệ miễn dịch lúc này chưa hoàn chỉnh, còn non yếu và rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
Mặt khác, ở người lớn, viêm amidan chủ yếu xuất hiện ở những đối tượng có tiền sử bệnh lý về đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm mũi dị ứng… hoặc đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay hệ miễn dịch suy giảm.
Viêm amidan cấp tính có tự khỏi được không?
Viêm amidan cấp tính có thể tự khỏi mà không cần sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, điều này cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sức đề kháng của từng người. Nếu nguyên nhân gây bệnh do nhiễm virus, cơ thể thường có khả năng tự sản sinh kháng thể để tiêu diệt virus, giúp các triệu chứng viêm giảm dần và biến mất mà không cần điều trị đặc biệt, thường trong khoảng 7-10 ngày.
Tuy nhiên, nếu viêm amidan cấp tính do nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A, có thể cần điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa biến chứng. Ngoài ra, nếu triệu chứng nặng hoặc kéo dài, hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm như khó thở, khó nuốt, sốt cao, hoặc sưng hạch ở cổ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Viêm amidan do vi khuẩn có tự khỏi được không?
Viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là do liên cầu khuẩn nhóm A, thường không tự khỏi hoàn toàn mà cần sự điều trị đặc biệt. Mặc dù một số trường hợp triệu chứng có thể tự thuyên giảm, tuy nhiên việc điều trị bằng kháng sinh vẫn là cần thiết để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa tái nhiễm và hạn chế các biến chứng lâu dài.
Điều trị bằng kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm nguy cơ lây lan, và ngăn ngừa biến chứng. Vì vậy, nếu nghi ngờ viêm amidan do vi khuẩn, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Cách chẩn đoán viêm amidan cấp
Để xác định nguyên nhân cũng như chẩn đoán chính xác tình trạng viêm amidan cấp, bệnh nhân thường được thực hiện các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm GABHS
Xét nghiệm này giúp xác định sự có mặt của liên cầu khuẩn nhóm A – Nguyên nhân gây viêm amidan phổ biến.
Xét nghiệm cấy dịch họng
Lấy mẫu dịch từ họng để nuôi cấy vi khuẩn nhằm xác định loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Từ đó giúp bác sĩ lựa chọn kháng sinh phù hợp để điều trị bệnh.
Xét nghiệm RPR
Xét nghiệm này được thực hiện để loại trừ nguy cơ mắc bệnh giang mai – Một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan, trong đó có họng.
Xét nghiệm bệnh bạch cầu đơn nhân
Xét nghiệm dùng để loại trừ khả năng bệnh bạch cầu đơn nhân, một bệnh nhiễm virus có thể gây viêm họng và sưng hạch..
Chụp CT
Có thể được sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ có biến chứng hoặc để đánh giá mức độ viêm và tổn thương như áp xe quanh amidan hoặc các khối u.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ và chuyển hóa cơ bản
Giúp đánh giá tình trạng viêm nhiễm, chức năng gan, thận và các cơ quan khác.
Cách điều trị viêm amidan hiệu quả
Việc điều trị viêm amidan phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng và các biến chứng có thể xảy ra. Các phương pháp điều trị viêm amidan thường được áp dụng:
Sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh thường được chỉ định đối với viêm amidan cấp do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A. Trong trường hợp này, bệnh nhân được chỉ định kháng sinh nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, sốt thấp khớp. Các nhóm kháng sinh đầu tay thường được chỉ định chủ yếu là: Penicillin, Cephalosporin, Macrolide.
Bên cạnh điều trị nguyên nhân, để điều trị các triệu chứng, bệnh nhân cũng được chỉ định kèm theo các loại thuốc giảm đau, hạ sốt hoặc thuốc NSAIDs khác. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý sử dụng tránh các nguy cơ xấu có thể xảy ra.
Phẫu thuật cắt amidan
Viêm amidan cấp tính thường do nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây ra, dẫn đến tình trạng viêm sưng và đau đớn ở vùng amidan. Đa số trường hợp, bệnh có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh (nếu nguyên nhân là do vi khuẩn) và các biện pháp chăm sóc hỗ trợ khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm amidan cấp tính không đáp ứng với điều trị nội khoa, kéo dài liên tục hoặc có biến chứng như áp xe amidan, phẫu thuật cắt amidan có thể được xem xét.
Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp can thiệp bằng cách loại bỏ hoàn toàn ổ nhiễm trùng. Thực hiện phẫu thuật cắt amidan giúp giảm nguy cơ tái phát viêm amidan và các biến chứng liên quan, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Tuy nhiên, phẫu thuật này có thể gây đau, chảy máu và có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nếu không được chăm sóc sau hậu phẫu hợp lý.
Các biện pháp hỗ trợ tại nhà
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, để hỗ trợ nhanh quá trình phục hồi. Người bệnh có thể kết hợp các mẹo chữa viêm amidan tại nhà từ dân gian khác như uống nước gừng ấm, ngậm lá bạc hà, uống sữa nghệ…
Biến chứng viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Các biến chứng này có thể chia thành hai loại chính:
Biến chứng tại chỗ
Biến chứng tại chỗ của viêm amidan cấp tính là những tổn thương phát sinh ngay tại vị trí amidan mà không lan sang các cơ quan khác. Một số biến chứng tại chỗ phổ biến:
- Áp xe quanh amidan: Đây là biến chứng thường gặp nhất, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào mô xung quanh amidan, tạo thành ổ mủ. Các triệu chứng bao gồm đau họng dữ dội, khó nuốt, khó mở miệng, sốt cao, sưng họng và cổ.
- Viêm tấy các hạch cổ: Các hạch bạch huyết ở cổ bị sưng to, đau do nhiễm trùng.
- Viêm tai giữa: Viêm nhiễm lan từ amidan sang ống Eustachian, gây viêm tai giữa.
Biến chứng kế cận
Khi mắc viêm amidan cấp tính, hệ miễn dịch có thể phản ứng quá mức, không chỉ tấn công vi khuẩn mà còn làm tổn thương các mô xung quanh. Từ đó, dẫn đến các biến chứng ở các cơ quan khác. Một số biến chứng kế cận do viêm amidan cấp tính thường gặp:
- Viêm cầu thận cấp: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm amidan do liên cầu khuẩn nhóm A. Vi khuẩn sản sinh ra các độc tố gây tổn thương cầu thận, dẫn đến tình trạng tiểu ra máu, phù, tăng huyết áp.
- Sốt thấp khớp cấp: Biến chứng này thường xảy ra ở trẻ em sau khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau khớp, viêm tim, nổi ban da.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn: Vi khuẩn gây viêm amidan có thể lan đến các khớp khác, gây viêm khớp.
- Nhiễm khuẩn huyết: Trong một số trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết.
- Các biến chứng khác: Viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản…
Cách phòng bệnh viêm amidan cấp
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp sau:
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất cần thiết trong việc phòng ngừa viêm amidan cấp. Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cần chú ý tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, protein và các vi chất khác như kẽm… để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm cũng rất cần thiết để làm ấm cổ họng, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và độc tố ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn các đồ uống có ga, rượu bia và các đồ ăn cay nóng vì chúng có thể gây kích ứng, tổn thương niêm mạc họng. Một chế độ ăn uống cân bằng, kết hợp với việc tránh các tác nhân gây hại, sẽ giúp bảo vệ sức khỏe họng và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm amidan.
Vệ sinh răng miệng mỗi ngày
Vệ sinh răng miệng là điều quan trọng giúp ngăn chặn sự tích tụ vi khuẩn gây bệnh, phòng ngừa viêm amidan cấp tính. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Đồng thời, sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch kẽ răng và súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch kháng khuẩn. Ngoài ra, để phòng ngừa lây nhiễm, cần chú ý thay bàn chải định kỳ và không sử dụng chung các vật dụng cá nhân.
Thường xuyên súc miệng
Để phòng ngừa viêm amidan, việc súc miệng thường xuyên rất quan trọng. Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh, giữ cho niêm mạc miệng và họng sạch sẽ. Thực hiện thói quen này ít nhất hai lần mỗi ngày, đặc biệt sau bữa ăn và trước khi đi ngủ, sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng amidan.
Bỏ các thói quen xấu
Để phòng ngừa viêm amidan, cần bỏ những thói quen xấu sau:
- Hút thuốc lá
- Uống rượu và đồ uống có cồn
- Ăn thức ăn cay nóng và cứng
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách
- Dùng chung đồ dùng cá nhân
- Tránh nói to, hét lớn gây tổn thương dây thanh quản
Một số câu hỏi liên quan đến viêm amidan cấp tính
Một số câu hỏi thường gặp khi mắc viêm amidan:
Viêm amidan khi nào nên đi khám
Viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên đến khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như đau họng dữ dội, khó nuốt, sốt cao, sưng hạch cổ, khó thở, mủ trên amidan, thay đổi giọng nói. Nếu tình trạng kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng như đau tai, tiểu ít, phù nề, hãy đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Viêm amidan cấp tính có lây không?
Viêm amidan cấp tính không lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, vi khuẩn hoặc virus gây viêm amidan có thể lây lan qua không khí khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người bệnh.
Viêm amidan cấp sử dụng bộ đôi súc họng miệng và xịt họng Plasmakare có hiệu quả không?
Bộ đôi súc họng miệng Plasmakare và xịt họng miệng Plasmakare H-Spray là 2 sản phẩm tiên phong ứng dụng chất xát trùng thế hệ mới độc quyền từ Innocare Pharma. Hai sản phẩm này với thành phần chính lần lượt là Nano bạc chuẩn hóa TSN và Sanicompound đều được chứng minh có tác dụng diệt virus, vi khuẩn vượt trội, thậm chí còn hiệu quả trên cả những chủng vi khuẩn kháng thuốc. Người bệnh hoàn toàn có thể tin tưởng và sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm amidan cấp và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm amidan cấp, mong rằng Plasmakare đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc của mình. Viêm amidan cấp tính là một bệnh lý cần được quan tâm và điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của mình và thăm khám bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường.
>>>>Có thể bạn quan tâm:
Viêm amidan cấp tính có tự khỏi được không? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả