Viêm amidan hốc mủ là một thể của viêm amidan mãn tính. Bệnh nếu không được điều trị gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như mất giọng, phù chân tay, nhiễm khuẩn máu… do đó, cần điều trị bệnh sớm để giảm nguy cơ biến chứng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ nhé!
Mục lục
Tổng quan viêm amidan hốc mủ
Amidan là một tổ chức lympho sau hầu họng và là nơi giao nhau giữa đường hô hấp và đường ăn uống. Đồng thời, amidan có cấu tạo gồm nhiều hốc, ngăn khiến vi sinh vật gây bệnh dễ tấn công và phát triển tại các hốc này, gây ra tình trạng viêm amidan.
Viêm amidan trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm amidan hốc mủ – một thể của viêm amidan mạn tính. Các kén mủ trong hốc amidan thường vón lại thành từng cục như bã đậu và có màu trắng.
Viêm amidan hốc mủ gặp ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ
Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ như vi khuẩn, ô nhiễm môi trường, mắc các bệnh tai mũi họng,… trong đó vi khuẩn là tác nhân chính gây bệnh.
- Do vi khuẩn: Các liên cầu Beta tan huyết nhóm A, S.pneu haemophilus, tụ cầu, liên cầu,… xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp và gây viêm đường hô hấp. Viêm kéo dài không được điều trị sẽ dẫn đến viêm amidan hốc mủ.
- Viêm amidan hốc mủ do người bệnh mắc các bệnh tai mũi họng: Tai mũi họng là 3 cơ quan thông nhau chính vì vậy nếu tai, mũi bị viêm nhiễm do vi khuẩn thì họng cũng sẽ bị viêm. Viêm nhiễm tại họng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan hốc mủ.
- Điều trị viêm amidan cấp không triệt để: amidan có nhiều hốc và ngăn do đó nếu không điều trị triệt để, vi khuẩn khu trú tại các hốc này gây viêm amidan hốc mủ.
- Môi trường sống ô nhiễm gây viêm amidan hốc mủ: môi trường sống ô nhiễm tại điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Khi lượng vi khuẩn tấn công quá lớn vượt ngưỡng bảo vệ của amidan chúng sẽ tấn công amidan và gây viêm.
- Viêm amidan hốc mủ do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh về răng miệng và lan xuống họng, gây viêm amidan. Lâu ngày sẽ dẫn đến viêm amidan hốc mủ.
- Thói quen ăn uống đồ cay nóng, uống rượu bia, chất kích thích thường xuyên gây kích ứng niêm mạc họng, làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan hốc mủ hơn bình thường.
Triệu chứng viêm họng amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ đặc trưng với các ổ mủ hình bã đậu ở amidan kèm theo triệu chứng đau rát họng, mệt mỏi… Tuy nhiên những triệu chứng này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
- Đau rát cổ họng: người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và khạc nhổ nhiều. Càng khạc nhổ càng gây tổn thương amidan, cảm giác đau rát càng nặng nề hơn.
- Xuất hiện các ổ mủ: đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của viêm amidan hốc mủ, các ổ mủ như hình bã đậu ban đầu có màu trắng sau đó chuyển sang màu xanh và có mùi hôi. Lúc này hơi thở của người bệnh có mùi hôi rất khó chịu, mất tự tin khi giao tiếp.
- Viêm amidan hốc mủ khiến amidan bị viêm nhiễm, người bệnh bị sốt cao, có khi lên tới 40 độ.
- Ho khan hoặc ho có đờm: các ổ mủ, đờm khiến người bệnh vướng víu vùng cổ họng, ho và khạc nhổ liên tục để đẩy đờm ra. Đờm đôi khi có màu xanh hoặc trắng và có mùi hôi.
- Hơi thở có mùi hôi: các ổ mủ tại amidan va chạm khi người bệnh ho hoặc khạc nhổ và vỡ ra gây mùi hôi miệng.
Ngoài ra, viêm amidan hốc mủ còn khiến người bệnh khó ăn uống, mệt mỏi, mất tự tin khi giao tiếp.
Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh đường hô hấp khác, đặc biệt là viêm họng mủ. Chính vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào kể trên, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất.
Phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ có thể gây ra các biến chứng như khàn giọng, mất giọng hoặc nặng nề hơn có thể là phù chân tay, nhiễm khuẩn máu, viêm cầu thận…do đó cần có phương pháp điều trị sớm.
Tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm amidan hốc mủ bằng thuốc hoặc tiến hành thủ thuật cắt amidan.
Điều trị viêm amidan hốc mủ bằng thuốc Tây y
Thuốc tây y được chỉ định trong điều trị viêm amidan hốc mủ giúp giảm triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh, gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm,…
- Thuốc kháng sinh chữa viêm amidan hốc mủ: thường sử dụng Amoxicillin, Cephalexin, Erythromycin ức chế quá trình phát triển và gây bệnh của vi khuẩn.
- Thuốc giảm đau chống viêm: thường dùng Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin giúp giảm tình trạng viêm, sưng amidan và làm dịu họng. Cần lưu ý không dùng Aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi bởi có thể gây hội chứng Reye gây phù gan và não ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
- Ngoài ra, viêm amidan hốc mủ còn sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm ho, chống phù nề,… để giảm các triệu chứng ho, sốt, phù nề tay chân.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng, không lạm dụng thuốc hay ngừng thuốc giữa chừng. Đồng thời, nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần ngừng thuốc và tới gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều trị viêm amidan hốc mủ bằng biện pháp dân gian
Chữa viêm amidan hốc mủ bằng biện pháp dân gian có ưu điểm là dễ thực hiện, lành tính và hiệu quả không kém thuốc Tây y.
Chữa viêm amidan hốc mủ bằng húng chanh
Theo Đông y, lá húng chanh có vị the cay, tính ấm, không độc giúp lợi phế, trừ đờm, giải cảm thường dùng trị cảm cúm, ho, sốt. Do vậy, lá húng chanh chữa viêm amidan hốc mủ rất hiệu quả.
Chuẩn bị: lá húng chanh, đường phèn.
Thực hiện:
- Lá húng chanh đem chưng cách thủy với đường phèn trong 20 phút rồi uống giúp.
- Kiên trì sử dụng trong 5-7 ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.
Chữa viêm amidan hốc mủ bằng mật ong và gừng
Theo Đông y, mật ong có vị ngọt tính ấm giúp làm dịu niêm mạc họng rất hiệu quả. Theo y học hiện đại, gừng chứa tinh dầu Zingiberen giúp kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Do vậy, kết hợp gừng và mật ong trong điều trị viêm amidan hốc mủ đem lại hiệu quả cao.
Chuẩn bị: mật ong, gừng.
Thực hiện:
- Gừng gọt vỏ rồi thái lát mỏng, cho thêm mật ong vào và đem chưng cách thủy. Để nguội rồi uống.
- Kiên trì sử dụng 2-3 lần mỗi ngày, dùng liên tục đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Điều trị viêm amidan hốc mủ bằng thủ thuật
Phương pháp này không được ưu tiên trong điều trị bệnh. Cắt amidan chỉ thực hiện nếu việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả và là một trong các trường hợp sau đây:
- Viêm amidan hốc mủ nhiều lần (thường là 5 – 6 lần trong một năm).
- Viêm amidan hốc mủ gây biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amiđan.
- Viêm amidan hốc mủ gây biến chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng…
- Viêm amidan hốc mủ gây biến chứng xa: viêm màng trong tim, viêm cầu thận, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm khuẩn huyết.
- Viêm amidan hốc mủ quá phát gây khó thở (hội chứng ngạt thở khi ngủ (hội chứng Pickwick sleep), khó nuốt, giọng nói như miệng ngậm một vật gì (khó nói).
Cần đặc biệt lưu ý không dùng thủ thuật này với trẻ em dưới 5 tuổi bởi có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể và người lớn trên 45 tuổi bởi dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc mắc các bệnh khác đi kèm như đái tháo đường, tim mạch,…
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị viêm amidan hốc mủ, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng như:
- Nên ăn đồ lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp kết hợp uống nhiều nước trái cây để bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Không nên ăn đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ uống bia rượu hay các chất kích thích khác vì những đồ ăn này dễ gây kích ứng cổ họng khiến tình trạng viêm amidan hốc mủ nặng nề hơn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ kết hợp sử dụng các sản phẩm súc họng miệng tại chỗ nhằm kiểm soát nhiễm trùng họng miệng như súc họng miệng PlasmaKare.
Như vậy, viêm amidan hốc mủ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, vì vậy với bất cứ triệu chứng hay thay đổi nào, người bệnh cần tới các cơ sở để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để đẩy lùi bệnh nhé.