PlasmaKare

Tiên phong nano bạc và chất sát trùng thế hệ mới cho da - niêm mạc

Giỏ hàng
Giỏ hàng ( 0 SP)

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0 đ
hotline-plasmakare
097 6648 102 091 6648 102
  • PlasmaKare
  • Sản phẩm
    • Các sản phẩm
    • Khuyến mại
    • Thương hiệu và công nghệ
  • Chăm sóc da
  • Chăm sóc tai mũi họng
  • Chăm sóc răng miệng
  • Tin tức
  • Videos
  • Điểm bán
  • Mua hàng
  • Phòng khám uy tín
    • Phòng khám Tai Mũi Họng uy tín
    • Phòng khám Nha khoa Uy tín
Trang chủ » Câu hỏi thường gặp » Viêm họng cấp uống thuốc gì nhanh khỏi

Viêm họng cấp uống thuốc gì nhanh khỏi

Viêm họng cấp uống thuốc gì là câu hỏi được đặt ra rất nhiều bởi đây là tình trạng gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh như hiện nay. Ở thể nhẹ, thực tế không cần dùng thuốc mà chỉ cần áp dụng các biện pháp điều trị tại chỗ. Chỉ nên dùng thuốc khi bệnh trầm trọng và cần tuân theo phác đồ của bác sĩ. 

Viêm họng cấp là bệnh phổ biến nhất là khi trở lạnh

Viêm họng cấp là tình trạng khởi phát đột ngột với các triệu chứng đau rát họng, sốt 39-40 độ, ho, nghẹt mũi khiến người bệnh khó chịu. Viêm họng cấp khỏi sau 5-7 ngày nếu điều trị đúng phác đồ. Ngược lại, nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm họng mạn hoặc các biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản…. ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc viêm họng cấp

Thuốc viêm họng cấp được sử dụng nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc. 

Với trường hợp cần dùng đến thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cũng như sử dụng thuốc đúng-đủ-đều để đem lại hiệu quả cũng như an toàn trong khi dùng.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Thông thường viêm họng cấp mới chớm xuất hiện các triệu chứng bệnh thì chỉ cần vệ sinh họng miệng tại chỗ, chưa cần dùng đến thuốc.

Với các trường hợp nghiêm trọng, việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dùng đúng liều lượng đã được chỉ định để đem lại hiệu quả và an toàn trong quá trình sử dụng.

Dùng thuốc viêm họng cấp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Không tự ý mua thuốc sử dụng

Thói quen hễ ho, sốt, đau họng là mua thuốc dùng cùng với thực trạng bán thuốc không cần đơn của bác sĩ đang diễn ra ngày càng nhiều. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là khi tự ý dùng kháng sinh.

  • Tự ý dùng thuốc có thể khiến tình trạng bệnh không khỏi mà còn nặng thêm, thậm chí tai biến nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tự ý dùng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn kháng thuốc, bệnh khó điều trị hơn.

Chính vì vậy, trong bất cứ trường hợp nào cũng nên tới cơ sở y tế thăm khám để có phác đồ chính xác nhất, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị.

Uống thuốc đủ liều, không bỏ dở giữa chừng

Như đã nói, thông thường các triệu chứng viêm họng cấp sẽ thuyên giảm sau 2-5 ngày nếu điều trị đúng phác đồ, đúng liều lượng. Ngược lại, bệnh có thể kéo dài 7-10 ngày, thậm chí không khỏi và gây các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Lưu ý khi dùng thuốc viêm họng cấp

Do đó, cần dùng thuốc đúng-đủ-đều để đem lại hiệu quả tốt nhất:

  • Dùng đúng thuốc viêm họng cấp đã được kê, không thay đổi loại thuốc khác.
  • Dùng đủ liều, không bỏ bớt thuốc hay tăng liều lượng vì có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc hoặc gây tác dụng phụ.
  • Dùng thuốc đều đặn, không bỏ dở giữa chừng bởi có thể khiến bệnh tái nhiễm và trở nặng hơn.

Viêm họng cấp uống thuốc gì?

Để giảm nhanh các triệu chứng bệnh viêm họng cấp thường sử dụng các thuốc như thuốc giảm đau chống viêm, thuốc ho, dung dịch súc họng miệng tại chỗ.

Tuy nhiên, những thuốc dùng dưới đây cần lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm họng cấp uống gì? Thuốc kháng sinh

70-80% nguyên nhân gây viêm họng và các bệnh đường hô hấp nói chung là do virus, chỉ 20-30% là do vi khuẩn. Chính vì vậy chỉ sử dụng kháng sinh khi nguyên nhân gây viêm họng cấp là do vi khuẩn, với nguyên nhân virus thì thuốc kháng sinh không có tác dụng.

  • Cơ chế tác động của thuốc kháng sinh là ức chế quá trình phát triển của vi sinh vật khiến chúng không sinh sôi và gây bệnh, kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
  • Một số kháng sinh thường được chỉ định để điều trị viêm họng cấp gồm Amoxicillin, Cephalexin, Erythromycin,…
Viêm họng cấp uống thuốc gì – Thuốc kháng sinh

Viêm họng cấp uống thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm

Thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng để làm giảm tình trạng sốt, đau rát họng, khó nuốt. Cơ chế của các thuốc này là ức chế các COX xúc tác cho quá trình viêm và sốt.

  • Thường sử dụng các thuốc như Paracetamol, Aspirin. Cần lưu ý, nếu dùng hạ sốt thì chỉ nên dùng khi người bệnh sốt trên 38,5 độ.
  • Không sử dụng Aspirin cho trẻ nhỏ bởi có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye gây phù gan, não rất nguy hiểm.
  • Thuốc chống viêm làm giảm nhanh triệu chứng sưng, phù nề tại họng như Ibuprofen, Diclofenac,…

Viêm họng cấp dùng dung dịch súc họng miệng

Việc súc họng miệng bằng các dung dịch chuyên dụng là rất cần thiết ngay cả khi bạn không bị viêm họng. Các loại nước súc họng miệng chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau giúp loại bỏ vi sinh vật gây bệnh, giảm sưng, phù nề nhanh chóng. 

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương “Các bệnh nhiễm trùng hô hấp hoàn toàn có thể kiểm soát sớm khi bị viêm nhiễm hô hấp trên và ưu tiên các biện pháp điều trị tại chỗ, vệ sinh đường hô hấp như vệ sinh tai mũi họng, súc họng.”

Viêm họng cấp dùng dung dịch súc họng miệng tại chỗ

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm súc họng miệng, mỗi sản phẩm có mùi vị và tác dụng điều trị khác nhau. Người bệnh nên tìm mua những sản phẩm nhẹ dịu, an toàn và không gây ố, vàng răng.

Viêm họng cấp uống thuốc ho

Cơ chế chung của các thuốc ho là ức chế trung tâm gây ho, làm giảm ho nhanh chóng.

  • Thường sử dụng Codein, thuốc ngậm ho hay siro ho để làm giảm kích ứng ở cổ họng, giảm ngứa họng và ngăn ngừa cơn ho hiệu quả.
  • Tùy từng trường hợp, nếu người bệnh ho có đờm bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc long đờm như Acetylcystein.

Lưu ý khi bị viêm họng cấp

Ngoài việc sử dụng thuốc viêm họng cấp, người bệnh cần chú ý một số điểm sau đây:

  • Trường hợp sốt nhẹ chưa cần dùng đến thuốc người bệnh nên chườm ấm tại các vị trí trán, nách, bẹn để hạ nhiệt.
  • Trường hợp sốt cao, người bệnh có thể bị mất nước do đó cần bổ sung oresol và các loại nước ép hoa quả để bù nước, điện giải cũng như tăng cường sức đề kháng.
Bổ sung nước, điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng
  • Nên nghỉ ngơi hợp lý, phòng ngủ cần được thông thoáng, sạch sẽ.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn đồ ăn mềm hoặc dạng lỏng dễ tiêu hóa, tránh các thực phẩm cay nóng bởi có thể gây kích ứng họng và khiến bệnh trở nặng hơn.

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi viêm họng cấp uống thuốc gì. Thận trọng khi sử dụng thuốc viêm họng cấp để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất và lưu ý về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để đẩy nhanh quá trình phục hồi, tránh tái nhiễm nhé.

★★★★★★
Chia sẻ
kien-ba-khoang-dot-gel-plasmakare-no5
suc-hong-plasmakare-viem-amidan-hoc-mu-soi
Suc-hong-plasmakare-viem-hong-hat

Bài viết liên quan

Mắc viêm họng sổ mũi có thể bị bệnh gì, điều trị sao nhanh khỏi

Viêm họng nên ăn gì để nhanh chóng khỏi?

Viêm họng kiêng ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Danh mục tin tức
  • Chăm sóc răng miệng
  • Vệ sinh mũi họng
  • Chống muỗi – côn trùng
  • Chăm sóc da

Có thể bạn quan tâm

Top các loại xịt họng trên thị trường tốt nhất

Top các loại xịt họng trên thị trường tốt nhất

Bệnh viêm da cơ địa – Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Bệnh viêm da cơ địa – Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Anh Phạm Nhật Minh (Giám đốc PlasmaKare Vũng Tàu) chia sẻ về định hướng phát triển PlasmaKare

Anh Phạm Nhật Minh (Giám đốc PlasmaKare Vũng Tàu) chia sẻ về định hướng phát triển PlasmaKare

TS.BS Nguyễn Thị Quỹ (Nguyên Chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội) chia sẻ về súc họng miệng PlasmaKare

TS.BS Nguyễn Thị Quỹ (Nguyên Chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội) chia sẻ về súc họng miệng PlasmaKare

PGS. TS Nghiêm Thị Hà Liên chia sẻ về các chất sát trùng thế hệ mới

PGS. TS Nghiêm Thị Hà Liên chia sẻ về các chất sát trùng thế hệ mới

Câu chuyện phát triển chất sát trùng thế hệ mới: TSN và Sanicompound

Câu chuyện phát triển chất sát trùng thế hệ mới: TSN và Sanicompound

Một sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Innocare

Địa chỉ: Số 558 Quang Trung, phường La Khê, quận Hà Đông, tp. Hà Nội

Điện thoại: 097 6648 102 | 091 6648 102

Email: innocare.group@gmail.com

Số ĐKKD: 0107860382

Đăng ký lần đầu: ngày 26 tháng 05 năm 2017

Cơ quan cấp:  Sở Kế hoạch đầu tư TP Hà Nội

Hướng dẫn mua hàng
  • Chính sách và thanh toán
  • Chính sách vận chuyển, giao nhận
  • Chính sách bảo hành và đổi trả
  • Chính sách bảo mật thông tin
PlasmaKare - Chăm sóc Sức khoẻ & Sắc đẹp bằng Plasma Bạc

Copyright © 2020 PLASMAKARE.VN All rights reserved.

↑