Trong thời điểm hiện tại, dưới tác động của các yếu tố môi trường, thức ăn và di truyền, viêm da cơ địa trở thành một vấn đề bệnh lý phổ biến nhất, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh này thường có xu hướng tái phát nhiều lần, gây ra cảm giác đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu cho người mắc, và tình trạng này có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được tiến hành điều trị đúng cách từ ngay từ đầu.
Mục lục
Do đó, làm thế nào để nhận diện chính xác bệnh viêm da cơ địa và hướng điều trị phù hợp cho bệnh này là vấn đề quan trọng. Hãy cùng tham khảo những hướng dẫn mới nhất từ Bộ Y tế về cách nhận biết và tiếp cận đúng đắn với căn bệnh này.
Tổng quan viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính có tần suất mắc tăng gấp 2-3 lần trong thế kỷ 21. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi
Viêm da cơ địa là gì theo định nghĩa Bộ Y tế
Theo hướng dẫn và chẩn đoán bệnh từ bộ y tế, viêm da cơ địa (tiếng anh là Atopic dermatitis) hay viêm da dị ứng cơ địa là bệnh lý mạn tính tiến triển thành từng đợt. Bệnh thường xuất hiện từ khi còn nhỏ, hiếm trường hợp khởi phát khi đã trưởng thành.
Viêm da cơ địa điển hình với triệu chứng ngứa, các tổn thương dạng tràm dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý miễn dịch dị ứng khác. Tuy nhiên, bệnh có tần suất xuất hiện cao hơn ở người có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh dị ứng khác như viêm mũi xoang dị ứng, hen phế quản, dị ứng thuốc, sẩn ngứa, mày đay.
Đặc điểm dịch tễ của bệnh
Dưới tác động từ các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống, sinh hoạt và đặc biệt yếu tố di truyền, viêm da dị ứng cơ địa trở thành một trong những bệnh lý về da phổ biến nhất với những con số đáng báo động. Theo số liệu thống kê từ viện da liễu TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ dân số mắc viêm da cơ địa 30 năm trở lại đây cao gấp 3 lần thế kỷ trước. Tỷ lệ ghi nhận 1 số năm như 25.31% năm 2013, và 34% năm 2014. Tỷ lệ này có xu hướng tăng dần theo thời gian đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ, trong đó:
- 45% trẻ dưới 6 tháng mắc viêm da cơ địa, tỷ lệ tăng là 60% trong năm đầu tiên. Trẻ dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc là 85%
- 20% trẻ mặc bệnh dưới 2 tuổi có triệu chứng kéo dài và 17% trẻ có dấu hiệu ngắt quãng trước 7 tuổi
- Tỷ lệ 15-30% trẻ viêm da dị ứng sẽ mắc bệnh suốt đời. Đối với người lớn tỷ lệ khoảng 2-10%
- Khoảng 30-50% trường hợp viêm da cơ địa xuất hiện thêm các bệnh dị ứng như dị ứng thuốc, viêm mũi xoang dị ứng, hen phế quản.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa và cơ chế gây bệnh
Viêm da cơ địa là phản ứng quá mức của cơ thể trước các dị nguyên, làm tăng giải phóng Histamin và khởi động quá trình viêm. Ngoài cơ chế gây bệnh do di truyền đã được biết đến, các nhà khoa học cho rằng, rối loạn hàng rào bảo vệ da cũng làm cho bệnh viêm da dị ứng cơ địa tái phát với tần suất ngày một cao.
Trong rối loạn hàng rào bảo vệ da, lớp thượng bì bị giảm lượng ceramides, làm tăng mấy nước qua da và tăng xâm nhập của các chất gây kích ứng, dị ứng. Từ đó, gây ảnh hưởng đến chức năng ngăn chặn và đáp ứng viêm của da.
Trong bệnh viêm da cơ địa yếu tố môi trường có vai trò động lực và yếu tố di truyền có ý nghĩa quyết định tần suất xuất hiện bệnh cho người
Yếu tố môi trường
Yếu tố môi trường trở thành động lực mạnh mẽ khiến viêm da cơ địa ngày càng phổ biến, có tần suất tái lại cao. Yếu tố môi trường được xem xét như:
- Ô nhiễm môi trường: Bụi mịn, bụi nhà, các chất bay hơi trong không khí, vi khuẩn, virus
- Các dị nguyên như lông súc vật, đồ dùng trong nhà, quần áo.
- Thức ăn: Thực phẩm, đồ uống…
- Do ảnh hưởng của môi trường sống, bệnh cơ địa có liên quan nhiều giữa anh chị em ruột hơn là bố mẹ với con cái.
Yếu tố di truyền
Nguyên nhân viêm da cơ địa liên quan trực tiếp tới yếu tố gen và di truyền:
- 60% người lớn bị viêm da cơ địa nếu con bị bệnh này
- 80% trẻ sinh ra mắc bệnh nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa.
- 77% cặp song sinh đồng hợp tử có hiện tượng cùng mắc viêm da dị ứng cơ địa. Tỷ lệ cao hơn khi bố mẹ đều mắc bệnh
- Nhiều phát hiện di truyền cho thấy sự liên quan giữa hen suyễn, vảy nến và viêm da cơ địa.
Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng của viêm da cơ địa theo độ tuổi
Bệnh viêm da cơ địa có các biểu hiện khác nhau tuỳ theo lứa tuổi. Cụ thể, bệnh được chia thành 3 nhóm: Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, Thanh thiếu niên và người lớn với Thời gian phát bệnh, vị trí viêm da và triệu chứng bệnh đặc trưng theo tuổi.
Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi
Triệu chứng bệnh: Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi thường được gọi là chàm sữa với các tổn thương dạng chàm gồm: đám đỏ da, ngứa, sau đó có thể có nhiều mụn nước nước, dễ vỡ, chảy dịch và đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm và sưng hạch lân cận. Các triệu chứng này thường khởi phát sớm khoảng 3 tuần sau sinh.
Vị trí bệnh: Đối với chàm sữa trẻ nhũ nhi, các mụn viêm thường gặp ở 2 má, da đầu, cổ, trán, thân mình và lòng bàn tay chân. Không thấy các tổn thương viêm da ở vùng tã lót ( có thể dùng để phân biệt với viêm da do hăm).
Yếu tố nguy cơ làm tăng viêm: Trẻ bị dị ứng với sữa (đặc biệt là sữa bò), hải sản, thịt gà, bò…Nếu mẹ ngưng ăn những thực phẩm này, biểu hiện viêm da dị ứng cơ địa của trẻ cũng giảm rõ rệt.
Khả năng tái phát: Viêm da cơ địa hay chàm sữa ở trẻ nhũ nhi hay tái phát, mãn tính, trở nên nhạy cảm khi xuất hiện các yếu tố như nhiễm trùng, mọc răng, thay đổi khi hậu và tiêm chủng. Tuy nhiên, hầu đa trẻ 18-24 tháng tuổi, bệnh sẽ tự khỏi.
Viêm da cơ địa ở trẻ em
Triệu chứng bệnh: Hầu hết các trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ đều có tiền sử mắc bệnh từ giai đoạn nhũ nhi chuyển sang với triệu chứng nghiêm trọng hơn gồm: Vết sẩn đỏ, mụn nước khu khú hoặc lan toả cấp tính có kèm nhiễm khuẩn thứ phát. Da trở nên dày hơn
Vị trí bệnh: Viêm da cơ địa ở trẻ em thường gặp nhất ở khoeo, các nếp gấp cổ, khuỷu tay, cẳng tay, mi mắt. Tổn thương ít gặp ở mặt duỗi các chi. Đặc biệt ở một số trẻ, xuất hiện tình trạng sạm da mạng lưới ở cổ.
Yếu tố nguy cơ làm tăng viêm: Khi trẻ có tiếp xúc với lông động vật, gia cầm, mặc đồ len dạ, khả năng tái phát viêm da cơ địa dị ứng cao hơn. Ngoài ra, nếu tổn thương trên 50% diện tích da, có thể trẻ đang có bệnh lý suy dinh dưỡng mắc kèm.
Khả năng tái phát: 50% sẽ khỏi khi trẻ được 10 tuổi. Những trường hợp còn lại có thể tái phát trong suốt cuộc đời.
Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn
Triệu chứng bệnh: ở thanh thiếu niên và người lớn, các triệu chứng của viêm da cơ địa đặc trưng bời các vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hoá và ngứa. Ngoài ra các mụn nước và sẩn đỏ dẹt cũng xuất hiện trong triệu chứng cấp.
Vị trí bệnh: Viêm da ở lòng bàn tay, chân là triệu chứng đầu tiên của viêm da cơ địa ở người lớn (chiếm khaonrg 20-80% số trường hợp). Viêm da cũng có thể ở quanh mi mắt, chàm ở vú. Đối với thanh thiếu niên, triệu chứng thường xuất hiện ở các vùng có nếp gấp như khuỷ, cổ, vùng khoẻ, da quanh mắt. Khi bệnh có dấu hiệu lan toả, vùng nặng nhất là vùng nếp gấp.
Yếu tố làm tăng viêm: bệnh ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố dị nguyên, môi trường và tâm sinh lý người bệnh.
Khả năng tái phát: Bệnh viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn là bệnh mạn tính.
Các triệu chứng phụ của viêm da cơ địa
Ngoài các triệu chứng theo tuổi, viêm da cơ địa còn có thể xuất hiện một số các triệu chứng gồm:
- Da khô, da cá, dày da lòng bàn tay, chân, sừng hoá nang lông, viêm môi bong vảy
- Dấu hiệu ở quanh mắt: mi thưa, mi mắt dưới có 2 nếp gấp, tăng sắc tố da quanh mắt, lộn mi, viêm kết mạc, thậm chí đục thuỷ tinh thể
- Chứng da vẽ nổi trắng
Điều trị viêm da cơ địa thế nào hiệu quả
Viêm da cơ địa hay viêm da dị ứng cơ địa là bệnh lý mạn tính, dễ tái phát với mức độ nhạy cảm của da ngày càng tăng. Do đó, cần xử lý bệnh đúng nguyên tắc, kết hợp điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa
Điều trị loại bệnh này cần chú trọng giải quyết triệt để cả nguyên nhân, triệu chứng và ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra gồm:
- Loại bỏ yếu tố dị ứng: Các yếu tố đã từng hoặc có thể gây dị ứng cho người bệnh. Các yếu tố có thể từ môi trường, thực phẩm, đồ dùng trong nhà. Ghi nhớ các dị nguyên và hạn chế tiếp xúc để ngăn bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng nề
- Chống viêm, giảm ngứa, giảm phù nề, kích thích tái tạo da: giải quyết các triệu chứng của phản ứng viêm nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển và tạo điều kiện cho vùng da tổn thương được hồi phục
- Luôn làm ẩm và dịu da: Vùng da viêm do viêm da cơ địa rất háo nước. Chính vì vậy, cấp ẩm giúp giảm khô da và tăng khả năng thẩm thấu của các loại thuốc bôi.
- Chống nhiễm trùng thứ phát: Bệnh trở nên nặng nề nếu có nhiễm trùng thứ phát. Do vậy, cần sử dụng các loại thuốc có khả năng kháng khuẩn để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát viêm da cơ địa cho cả bệnh nhân và người nhà
Điều trị triệu chứng tại chỗ
Hầu hết các trường hợp viêm da cơ địa phát hiện sớm hoặc can thiệp từ giai đoạn cấp có thể điều trị bằng các phương pháp tại chỗ. Tắm và dùng các loại thuốc bôi ngoài da cho bệnh viêm da cơ địa là phương pháp điều trị cho hiệu quả cao đang được các chuyên gia da liễu khuyến khích hiện nay:
- Tắm: Nên tắm bằng các loại nước lá có tính kháng viêm, kháng khuẩn nhẹ để làm sạch, dịu da, giảm ngứa. 1 số loại lá sử dụng như lá khế, lá chè, lá trầu không, lá kinh giới hoặc các bài thuốc lá tắm người Dao. Trong trường hợp sử dụng xà phòng tắm, nên dùng loại ít kiềm. Luôn dưỡng ẩm da sau khi tắm để tránh khô da, đặc biệt vùng da bệnh.
- Thuốc: Thuốc bôi chữa viêm da cơ địa được chia thành 2 loại, chứa Corticoid hoặc chứa chất sát trùng chống viêm tự nhiên.
- Các thuốc corticoid dùng tại chỗ chỉ được sử dụng ngắn ngày, tối đa 1 tuần và cần giảm liều dần. Trẻ nhỏ hoặc các vùng da mỏng nên dùng Hydrocortison hàm lượng 1-2.5%, ngắn ngày. Với trẻ lớn và người lớn, có thể dùng thuốc chứa một số hoạt chất như clobetason butyrat hay Desonid. Các tổn thương lichen hoá (dày da, mảng rộng bờ không rõ) cần dùng Corticoid hoạt tính mạnh như clobetasol propionate
- Các thuốc chứa chất sát trùng chống viêm tự nhiên: Viêm da cơ địa thường tái phát liên tục, thời gian điều trị dài hơn, lại thường gặp ở trẻ nho, do đó, sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn, chống viêm lành tính. Phức hệ TSN độc quyền của Innocare Pharma hiện là hoạt chất được ưu tiên sử dụng nhờ hiệu quả đa tác động Kháng khuẩn – Chống viêm – Kích thích tái tạo da và đặc biệt an toàn cho cả trẻ sơ sinh.
- Các thuốc khác: Ngoài thuốc trị ngứa, chống viêm ở trên, trong 1 vài trường hợp có bội nhiễm nặng, bệnh nhân cần dùng thêm thuốc mỡ kháng sinh. Tại các vị trí tổn thương có dày sừng nang lông, sừng hoá da cần bạt sừng với các loại thuốc bôi chứa Salycilic 5%, ichthyol hoặc cysophanic.
Xem thêm: Top 6 loại kem bôi viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay
Khi nào cần điều trị toàn thân trong viêm da cơ địa
Trong một vài trường hợp, bệnh có xu hướng lan toả, các phản ứng viêm quá mức gây ngứa nhiều hoặc các trường hợp bội nhiễm nặng không khu trú, bác sỹ cân nhắc kê cho bạn một số loại gồm:
- Thuốc kháng Histamin: Chlorpheniramin 4mg × 1-2 viên/ngày hoặc Fexofenadin 180mg × 1 viên/ngày hoặc Certerizin 10mg × 1 viên/ngày
- Thuốc kháng sinh chống bội nhiễm (đặc biệt bội nhiễm tụ cầu vàng, liên cầu): Dùng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 1, sử dụng 10-14 ngày
- Thuốc Corticoid: Dùng đường uống ngắn ngày khi bùng phát nặng như Prednisolon 5mg × 2-4 viên/ngày × 7 ngày, cyclosporin hay methotrexate theo chỉ định cụ thể của bác sỹ.
Lưu ý rằng, viêm da cơ địa điều trị cần thời gian dài, kiên trì của cả người bệnh và bác sỹ. Tuân thủ phương pháp điều trị, không nóng vội mà dùng các loại thuốc kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng là cách duy nhất để kiểm soát bệnh viêm da dị ứng cơ địa.
Các biện pháp ngăn ngừa và xử lý sớm viêm da cơ địa tái phát
Để nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm tình trạng viêm da cơ địa tái phát, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý sớm. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, áp dụng ngay các biện pháp sau đây để phòng bệnh viêm da cơ địa.
- Tìm hiểu kỹ về bệnh viêm da cơ địa, các yếu tố dị nguyên khiến bệnh có thể tái phát
- Hạn chế các tác nhân kích hoạt phản ứng viêm của bệnh viêm da cơ địa: lông gia súc, phấn hoa, gia cầm, các đồ len, dạ, bui nhà.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, giảm stress, mặc đồ cotton.
- Tắm nước ấm nhưng không qua 36 độ. Sau tắm cần dùng các loại thuốc dưỡng ẩm da. Nếu tắm xà phòng, chọn những loại lành tính, ít kiềm.
- Với trẻ nhỏ, cần vệ sinh và chú ý phần tã lót, tránh hăm và các chết tiết gây kích ứng da.
- Trong các trường hợp nặng, nên ăn kiêng và hạn chế các loại đồ ăn có thể gây dị ứng
- Luôn dự phòng 1 tuýp thuốc bôi viêm da cơ địa. Do bệnh viêm da cơ địa có xu hướng dùng lâu dài, do đó, nên lựa chọn các loại kem bôi viêm da cơ địa an toàn, lành tính.
Mặc dù viêm da cơ địa không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ, thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu làm giảm chất lượng cuộc sống. Người bị viêm da cơ địa có thể phải sống cả đời với bệnh. Vì thế, hãy phòng ngừa bệnh hàng ngày bằng các biện pháp an toàn lành tính để giảm bớt khó chịu do bệnh gây ra.
Người bị viêm da cơ địa cần tư vấn về thuốc, cách phòng ngừa và các lưu ý trong điều trị bệnh vui lòng để lại Bình luận hoặc gọi đến Hotline 097 6648 102 để chuyên gia PlasmaKare hỗ trợ bạn nhé