Viêm da tiếp xúc dị ứng là một bệnh phổ biến ở mọi đối tượng, độ tuổi và ngành nghề. Có hơn 4000 dạng dị nguyên đã được phát hiện, do đó, ai cũng có thể bị ảnh hưởng ít nhất một lần trong đời. Hãy tìm hiểu về viêm da tiếp xúc dị ứng và cách xử lý để giảm thiểu khả năng phải nhập viện và sử dụng thuốc nếu không may mắc phải bệnh.
Mục lục
Định nghĩa viêm da tiếp xúc dị ứng theo bộ Y tế
Viêm da tiếp xúc dị ứng là bệnh lý viêm nhiễm có thể xảy ra với bất cứ ai vào bất cứ thời điểm nào với các triệu chứng khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tiếp xúc, tần suất tiếp xúc và độ đậm dị nguyên.
Viêm da tiếp xúc dị ứng là gì?
Viêm da tiếp xúc dị ứng hay được gọi ngắn gọn là viêm da dị ứng (Allergic Contact Dermatitis) là phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính của da khi tiếp xúc với 1 số yếu tố trong môi trường (gọi là dị nguyên). Hiện nay, có khoảng 1.5 -5.4% dân số thể giới bị viêm da tiếp xúc dị ứng, với 3700 dị nguyên gây bệnh. Mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi ngành nghề đều có thể mắc bệnh.
Loại phản ứng tăng nhạy cảm của da với các dị nguyên thuộc loại phản ứng quá mẫn chậm. Triệu chứng điển hình trong các đợt cấp tính bao gồm các mụn nước, dát đỏ, đôi khi có trợt loét hoại tử, phù nề ở các mức độ khác nhau. Bệnh cũng có thể dai dẳng, tái phát liên tục thành thể bệnh mãn tính nếu không loại trừ được dị nguyên.
Các tổn thương trên da phụ thuộc vào hoàn cảnh tiếp xúc, đậm độ của dị nguyên, tần xuất tiếp xúc, đa số các trường hợp có tính chất đối xứng. Vị trí thương tổn thường ở phần hở, cần phân biệt với phản ứng dị ứng với ánh sáng.
Phân biệt viêm da tiếp xúc dị ứng và phản ứng dị ứng ánh sáng
Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể nhầm lẫn với một số thể bệnh như viêm da cơ địa, viêm da dầu…đặc biệt là phản ứng dị ứng với anh sáng
Tiêu chuẩn | Viêm da tiếp xúc do môi trường | Phản ứng dị ứng với ánh sáng |
Triệu chứng điển hình | Chàm tiết dịch, khô hoặc lichen hóa (vùng da bị dày lên, mảng rộng, bờ kém rõ) | Chàm tiết dịch, khô hoặc lichen hóa |
Vị trí vùng bị bệnh | Phần hở, bờ không rõ nét | Da hở |
Vùng mặt cổ, nơi ít tiếp xúc ánh nắng | Có | Không |
Test thượng bì | (+) với dị nguyên gây bệnh | (-) |
Test ánh sáng | (-) | (+) |
Những nguyên nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng từ bên ngoài (yếu tố mô trường). Hiện nay, hơn 3700 loại dị nguyên đã được xác định và được phân loại thành 1 số nhóm gồm:
- Họ kim loại: 1 số loại kim loại dễ gây viêm da tiếp xúc dị ứng phải kể đến như đồng, niken, hay coban
- Họ thuốc bôi: Chất màu, dung dịch dầu, mỹ phẩm. Đặc biệt hiện tượng dị ứng mỹ phẩm rất hay gặp do các sản phẩm không rõ nguồn gốc, được sản xuất không đảm biểu tiêu chuẩn an toàn.
- Các loại băng dính, chất dẻo, cao su. Thường gặp nhất là phản ứng dị ứng ở chân do sử dụng các loại giày, dép da.
- Các loại thực vật đặc biệt phấn hoa là dị nguyên rất nhiều người bị dị ứng khi tiếp xúc.
- Ánh sáng cũng có thể gây nên viêm da tiếp xúc dị ứng. Đây là nguyên nhân dễ khiến bệnh bị nhầm với phản ứng dị ứng ánh sáng.
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng theo tính chất của bệnh
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng khác nhau giữa các thể bệnh lâm sàng gồm cấp tính, bán cấp và mãn tính.
Viêm da tiếp xúc dị ứng thể cấp tính
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc thể cấp tính diễn biến nhanh và điển hình:
- Xuất hiện dát đỏ, ranh giới rõ, phù nề, trên mặt có mụn nước, sẩn.
- Trong trường hợp phản ứng mạnh, các bọng nước có thể kết hợp lại với nhau thành mảng. Bọng nước vỡ để lại vết trợt tiết dịch và đóng vảy tiết và không lan
- Tại vị trí tổn thương xuất hiện triệu chứng ngứa.
Viêm da tiếp xúc dị ứng thể bán cấp
Thể bán cấp xuất hiện triệu chứng gồm những mảng dát đỏ nhẹ, kích thước nhỏ, trên có vảy da khô, đôi khi kèm theo những đốm màu đỏ nhỏ hoặc những sẩn chắc, hình tròn.
Viêm da tiếp xúc dị ứng thể mạn tính
Viêm da tiếp xúc dị ứng thể mạn tính thường gặp ở người đã có tiền sử viêm da do tiếp xúc với dị nguyên. Ban đầu, khi tiếp xúc lại với dị nguyên, thương tổn xuất hiện thường sau 48h. Nhưng từ những lần sau, các tổn thương xuất hiện nhanh hơn, và vượt ra khỏi giới hạn tiếp xúc với dị nguyên, xuất hiện rải rác trên cơ thể.
Trong thể mạn tính, triệu chứng thường có lichen hóa, da dày, bờ kém rõ. Các nếp da sâu thành những đường kẻ song song hoặc hình thoi, bong vảy da cùng các sẩn vệ tinh, nhỏ, chắc, hình tròn, phẳng, những vết trầy xước, dát đỏ và nhiễm sắc tố.
Thương tổn thứ phát có thể xuất hiện trong viêm da tiếp xúc thể mạn tính gồm: mảng sẩn ngứa, dát đỏ lan tỏa và hơi thâm nhiễm, ở xa thương tổn ban đầu, có tính đối xứng. Trên mặt các dát đỏ rải rác có các mụn nước nhỏ, hiếm hơn là hồng ban đa dạng, thương tổn hình huy hiệu. Trường hợp nhạy cảm có thể lan tỏa toàn thân.
Đặc biệt, đối với các trường hợp mạn tính, bệnh nhân sẽ bị ngứa nhiều, cảm giác đau, nhức nhối cơ thể nếu tình trạng dị ứng nặng do tiếp xúc nhiều hoặc liên tục với dị nguyên.
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng theo vị trí
Đầu, mặt, mí mắt, tai, môi, tay , chân và bộ phận sinh dục là những vị trí thường xảy ra viêm da tiếp xúc dị ứng:
Da đầu: da đỏ bong vảy khô, đôi khi bong vảy phấn nhiều, rất ngứa. Triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng giảm dần sau khi ngừng tiếp xúc với dị nguyên.
Ở mí mắt: thương tổn thường phù nề, kết hợp với viêm kết mạc, nguyên nhân thường liên quan đến thuốc nhỏ mắt.
Dái tai: găpj chủ yếu do tiếp xúc với kim loại khi xỏ khuyên tai, biểu hiện khi thì giống chàm khô, đỏ da bong vảy nhẹ, khi thì mụn nước, tiết dịch, bội nhiễm.
Ở môi: viêm môi tiếp xúc dị ứng, thương tổn đỏ da bong vảy khô, đôi khi nứt, tiết dịch, hiếm gặp phù nề, ngứa hoặc đau rát.
Ở mặt: viêm da tiếp xúc dị ứng thường gặp ở mặt, da đỏ nề, mụn nước, tiết dịch. Có thể do bôi trực tiếp vào da mặt các thuốc, mỹ phẩm hoặc các dị nguyên trong môi trường làm việc và sinh hoạt hoặc bị viêm da tiếp xúc do ánh nắng.
Ở tay: ở mu tay thường gặp nhất, biểu hiện cấp tính là những mụn nước và tiết dịch, nếu ở giai đoạn mạn tính thì khô da và bong vảy da, có thể có thương tổn móng kèm theo. Thương tổn ở lòng bàn tay khó chẩn đoán vì thay đổi theo căn nguyên. Viêm da tiếp xúc ở đầu ngón tay hay gặp ở đầu bếp, nha sĩ do tiếp xúc với thực phẩm, hóa chất.
Ở bàn chân: hay gặp ở mu bàn chân hơn so với lòng bàn chân. Trường hợp mạn tính thương tổn ở phần trước bàn chân thường kèm theo thương tổn móng giống như ở bàn tay.
Ở bộ phận sinh dục: gây phù nề nhất là ở bìu, bao qui đầu đối với nam giới và ở môi lớn đối với nữ giới, rất ngứa, thương tổn khi thì có mụn nước và tiết dịch, khi thì khô.
Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng
Tất cả các phương pháp điều trị sẽ bị thất bại nếu như không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh. Do đó, trước khi xử lý các triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng, cần xác định được dị nguyên và loại bỏ chứng.
Đối viêm da tiếp xúc dị ứng, nên kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân cho hiệu quả cao.
Điều trị toàn thân đường uống
Thuốc được dùng trong bệnh này là corticoid liều thấp sử dụng ngắn ngày. Corticoid có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, lành các tổn thương trên nhanh chóng nhưng lại có nhiều tác dụng phụ lên gan, thận và chuyển hoá.
Liều khuyến cáo Corticoid chỉ sử dụng trong 3 ngày x 15-20mg/ngày, sau đó giảm liều xuống 5-10ml và sử dụng thêm 3 ngày. Sau 6 ngày điều trị, dù khỏi hay không cũng phải dừng thuốc.
Điều trị tại chỗ với thuốc bôi chữa viêm da tiếp xúc dị ứng
Có nhiều loại thuốc bôi chữa viêm da tiếp xúc dị ứng như Corticoid, Nano bạc, kháng Histamin…có tác dụng giảm ngứa, làm săn se mau lành tổn thương. Tuy nhiên, nếu sử dụng cho trẻ nhỏ hoặc sử dụng dài ngày, nên cân nhắc lựa chọn các chế phẩm bôi an toàn, lành tính như gel bôi PlasmaKare No5
Gel bôi da PlasmaKare No5 là giải pháp toàn diện để điều trị tại chỗ cho bệnh viêm da tiếp xúc nhờ giải quyết nhanh chóng hầu hết các triệu chứng của bệnh.
- Triệu chứng ngứa: Núc nác trong PlasmaKare No5 chứa các kháng histamin tự nhiên, có tác dụng giảm nhanh cảm giác ngứa, giúp làm dịu da, giảm nguy cơ trầy xước do gãi.
- Các nốt dát đỏ, bọng nước, tiết dịch: Phức hệ TSN độc quyền trong gel bôi PlasmaKare No5 chống viêm hiệu quả, làm xẹp nhanh các nốt bọng nước, là làm giảm sưng đỏ vùng da tổn thương do tiếp xúc dị nguyên
- Da khô, nứt nẻ, có tổn thương hở: Acid Tannic trong TSN làm săn se các tổn thương, tạo điều kiện cho Nano bạc Plasma và dịch chiết lựu kích thích tăng sinh collagen giúp tái tạo da, niêm mạc, phục hồi các tổn thương hở, nứt nẻ, khô da do viêm da tiếp xúc gây ra.
Một nghiên cứu invivo tại Đại học Pháp Việt đánh giá hiệu quả chống viêm, giảm phù, giảm ngứa được thực hiện để so sánh Gel PlasmaKare No5 (với chất sát trùng thế hệ mới TSN kháng khuẩn, chống viêm, tái tạo da) và loại kem bôi nổi tiếng Voltaren chứa Diclofenac (1 hoạt chất chống viêm mạnh). Kết quả cho thấy, Gel bôi Plasmakare No.5 cho hiệu quả giảm ngứa, giảm phù, chống viêm vượt trội so với Voltaren trong thí nghiệm. Điều này khẳng định lại một lần nữa hiệu quả của Gel bôi PlasmaKare No5 đối với các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng.
Kem bôi da PlasmaKare No5 – kem đa năng từ thiên nhiên và công nghệ vượt trội
Như vậy, bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là bệnh lý rất dễ mắc, có xu hướng tái phát nếu gặp lại dị nguyên khiến người bệnh bị ngứa và tổn thương da. Vì vậy, luôn dự trữ trong nhà 1 tuýp thuốc nôi da đa năng để xử lý sớm các vùng viêm da do tiếp xúc tránh bội nhiễm hoặc tổn thương lan rộng.
Để tìm hiểu thêm về gel PlasmaKare No5 hoặc cần tư vấn về bệnh lý viêm da tiếp xúc dị ứng, liên hệ ngay lên hotline 097 6648 102 để được giải đáp.