Viêm họng cấp là một trong những bệnh phổ biến mà nhiều người phải đối mặt. Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát, sưng đỏ, ngứa, ho, khàn giọng. Thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em và có thể lây lan dễ dàng qua đường hô hấp.
Mục lục
Viêm họng cấp là gì?
Viêm họng cấp là tình trạng viêm cấp nhiễm cấp tính của niêm mạc thành sau họng. Bệnh thường đi kèm với viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan,…hoặc trong các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi,…
Viêm họng cấp nguyên nhân do đâu?
Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do virus hoặc vi khuẩn.
Do virus
Khoảng 50% đến 80% các trường hợp viêm họng hoặc đau họng có triệu chứng có nguồn gốc từ virus và bao gồm nhiều loại mầm bệnh do virus.
Những mầm bệnh này chủ yếu là rhinovirus, cúm, adenovirus, coronavirus và parainfluenza. Các mầm bệnh virus ít phổ biến hơn bao gồm herpes, virus Epstein-Barr, virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và coxsackievirus.
Các trường hợp nặng hơn có xu hướng do vi khuẩn và có thể phát triển sau lần nhiễm virus ban đầu.
Do vi khuẩn
Nhóm vi khuẩn phổ biến nhất là liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A, gây ra 5% đến 36% trường hợp viêm họng cấp tính.
Các vi khuẩn khác bao gồm liên cầu nhóm B & C, Chlamydia pneumoniae , Mycoplasma pneumoniae , Haemophilusenzae , Candida,…
Ngoài ra, các yếu tố khác như tiếp xúc với khói bụi, hút thuốc lá, hoặc tiếp xúc với người bệnh cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng của viêm họng cấp
Một loạt các triệu chứng có liên quan đến viêm họng cấp, trong đó một số triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Đau họng
- Đau hoặc khó khăn khi nuốt hoặc nói chuyện
- Xuất hiện mảng dịch tiết màu trắng hoặc xám trên amidan hoặc hầu họng
- Các tuyến bị sưng, đau ở cổ hoặc cổ họng
- Cổ họng đỏ và amidan sưng đỏ
- Giọng khàn khàn
Đau họng là triệu chứng đặc trưng của bệnh – trong một số trường hợp có thể là triệu chứng duy nhất. Thông thường, bệnh xuất hiện khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Do đó, nó có thể đi kèm thêm các triệu chứng như sốt, ho hoặc sổ mũi.
Viêm họng cấp điều trị như thế nào?
Hầu hết các trường hợp viêm họng sẽ khỏi mà không cần điều trị trong một tuần hoặc ít hơn. Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp do nhiễm virus và chỉ được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn kéo dài.
Chăm sóc tại nhà
Nếu viêm họng cấp do virus, chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng. Chăm sóc tại nhà bao gồm:
- Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.
- Súc họng miệng bằng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm chuyên biệt cho họng miệng có tác dụng diệt vi khuẩn, virus như sản phẩm súc họng miệng PlasmaKare.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen, là cách tốt để kiểm soát cơn đau, nhức đầu và sốt.
- Viên ngậm trị đau họng cũng có thể hữu ích trong việc làm dịu cơn đau rát cổ họng.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị triệu chứng khác như xịt họng PlasmaKare H-Spray có tác dụng giảm ho, ngứa họng.
Điều trị dùng thuốc
Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc là cần thiết. Đối với trường hợp viêm họng cấp do vi khuẩn, kháng sinh được lựa chọn cho việc điều trị. Các loại kháng sinh hiệu quả nhất là kháng sinh nhóm penicillin (penicillin G, benzathine penicillin hoặc amoxicillin). Người bệnh phải tuân thủ điều trị sử dụng hết đợt kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng quay trở lại hoặc trầm trọng hơn. Thông thường, việc sử dụng kháng sinh kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Phòng ngừa viêm họng cấp
Một số cách phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Tránh dùng chung đồ ăn, đồ uống và dụng cụ ăn uống.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh.
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi ho hoặc hắt hơi.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Giữ ấm cơ thể.
- Uống nhiều nước.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao thể chất.
- Bỏ thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn gặp một số triệu chứng sau đây bạn cần đến thăm khám bác sĩ:
- Triệu chứng không cải thiện sau khi đã điều trị bằng kháng sinh.
- Sốt cao trên 38,5°C.
- Khó thở.
- Đau họng dữ dội.
- Sưng tấy họng lan xuống cổ.
- Chảy nước mũi hoặc ho có mủ.
- Xuất hiện các chấm trắng hoặc mủ trên amidan.
- Đau tai.
- Nổi hạch cổ.
Một số câu hỏi thường gặp về viêm họng cấp
1.Viêm họng cấp có lây không?
Bệnh có thể lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, các giọt nhỏ chứa virus hoặc vi khuẩn có thể bắn vào không khí và xâm nhập vào cơ thể người khác qua đường hô hấp. Bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, ví dụ như qua việc hôn hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.
2.Viêm họng cấp thường kéo dài bao lâu?
Hầu hết các trường hợp do virus gây ra sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày mà không cần điều trị. Còn trường hợp do vi khuẩn gây ra thường cần điều trị bằng thuốc kháng sinh và có thể khỏi trong vòng 5-7 ngày.
3.Sự khác biệt giữa viêm họng cấp và viêm amidan là gì?
Viêm họng cấp là tình trạng viêm ở họng, trong khi viêm amidan là tình trạng viêm ở amidan, một cặp khối mô ở phía sau cổ họng. Các triệu chứng của viêm amidan bao gồm đau nhức ở phần dưới cổ họng và khàn giọng. Và đôi khi 2 bệnh này có thể xảy ra đồng thời.
4.Viêm họng liên cầu khuẩn là gì?
Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra. Cơn đau và khó nuốt do viêm họng liên cầu khuẩn thường nghiêm trọng hơn so với viêm họng do virus.
5.Viêm họng cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm họng cấp ở trẻ có thể nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não,…
Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về viêm họng cấp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thể tự chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn.
Liên hệ ngay tới HOTLINE 091 6648 102 hoặc truy cập website của PlasmaKare để được tư vấn và hỗ trợ phù hợp nhất!