Viêm họng có nên ăn kem? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc khi bị đau rát cổ họng. Kem lạnh mặc dù có thể làm dịu cơn đau tạm thời, nhưng liệu nó có thực sự tốt cho quá trình hồi phục? Cùng PlasmaKare tìm hiểu câu trả lời và khám phá những lời khuyên hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Viêm họng là gì?
- 2. Nguyên nhân tại sao viêm họng lại không nên ăn kem
- 3. Viêm họng có nên ăn kem hay uống nước lạnh không?
- 4. Viêm họng nên kiêng ăn và nên ăn gì?
- 5. Một số phương pháp làm giảm triệu chứng viêm họng
- 6. Lời khuyên khi điều trị viêm viêm họng tại nhà
- 7. Trường hợp nào viêm họng thì cần gặp bác sĩ
- 8. Một số câu hỏi thường gặp về bị viêm họng
- 9. Súc họng miệng PlasmaKare – Đột phá nước súc họng chứa Nano Bạc TSN
Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc họng, thường do sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn vào đường hô hấp. Khi mắc viêm họng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau rát cổ họng, khó nuốt, ho, sổ mũi và đôi khi kèm theo sốt nhẹ hoặc mệt mỏi. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn toàn.
Viêm họng thường là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân như cảm lạnh, cúm hoặc các vi khuẩn gây viêm họng cấp. Ngoài ra, những yếu tố như không khí ô nhiễm, khói bụi hoặc dị ứng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các triệu chứng của viêm họng có thể nhẹ hoặc nặng, và thường xuất hiện đồng thời với các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm amidan hoặc viêm phổi.
Nguyên nhân tại sao viêm họng lại không nên ăn kem
Khi bị viêm họng, việc tiêu thụ kem hoặc các đồ ăn lạnh có thể làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn vì một số nguyên nhân. Nhiệt độ lạnh làm co các khoảng kẽ giữa các tế bào niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến sự giảm bài tiết của kháng thể và dịch thể. Khi không có đủ kháng thể và dịch thể tiết ra ngoài, chúng sẽ bị giữ lại trong chất nhầy, làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Hơn nữa, khi niêm mạc họng tiếp xúc với nhiệt độ lạnh từ kem hoặc nước lạnh, quá trình bài tiết lớp chất nhầy bị cản trở. Lớp chất nhầy này có vai trò quan trọng trong việc bắt giữ và loại bỏ vi khuẩn và virus từ đường hô hấp. Khi lớp chất nhầy không được bổ sung đủ, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus bám vào niêm mạc và gây viêm.
Nhiệt độ lạnh cũng tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn và virus, vì vậy khi lớp chất nhầy không còn đủ khả năng bảo vệ và không có kháng thể dịch thể để ngăn cản sự phát triển của các tác nhân gây bệnh, tình trạng viêm họng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc ăn kem hoặc uống nước lạnh khi bị viêm họng không chỉ làm tăng cảm giác khó chịu mà còn có thể kéo dài và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm.
Viêm họng có nên ăn kem hay uống nước lạnh không?
Khi bị viêm họng, việc ăn kem hoặc uống nước lạnh có thể có những ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây viêm họng. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi viêm họng có nên ăn kem hay uống nước lạnh không mà nhiều người bệnh thường băn khoăn:
Kem và nước lạnh có khả năng chống viêm
Quan niệm dân gian cho rằng việc tiêu thụ kem và nước lạnh khi bị viêm họng có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, viêm là phản ứng của cơ thể với tổn thương. Khi một khu vực bị viêm, máu dồn nhiều đến khu vực đó, làm tăng nhiệt độ và khiến các mạch máu giãn nở, gây cảm giác đau đớn. Để giảm sưng và đau do viêm, việc sử dụng đá chườm lạnh có tác dụng làm co mạch máu và giảm cảm giác đau.
Tương tự, trong trường hợp viêm họng, việc ăn kem có thể giúp giảm đau họng tạm thời nhờ cảm giác mát lạnh và dễ chịu mà nó mang lại. Theo giáo sư James Steckelberg từ trường Y khoa Mayo, nhiệt độ lạnh từ nước đá và kem lạnh có thể làm tê hầu và họng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Thời điểm nào viêm họng được ăn kem và uống nước lạnh?
Mặc dù nhiều người cho rằng kem và nước đá lạnh có thể làm giảm đau rát họng tạm thời. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thực phẩm lạnh này khi bị viêm họng có thể khiến trình trạng bệnh trầm trọng hơn. Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột giữa thực phẩm lạnh và niêm mạc họng đang bị viêm có thể gây tổn thương nặng nề hơn cho vùng họng, khiến tình trạng viêm nhiễm kéo dài và khó điều trị. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt như kem còn dẫn đến mất nước, làm tăng cảm giác khô rát và kích ứng ở cổ họng.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị viêm họng, người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng kem và nước đá lạnh. Nếu muốn sử dụng, có thể để kem, nước lạnh hoặc các đồ ăn lạnh ở ngoài vài phút cho bớt lạnh. Đồng thời, chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ để tránh gây kích ứng niêm mạc họng. Bên cạnh đó, việc bổ sung đủ nước ấm, các loại thực phẩm mềm, lỏng và nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
Viêm họng nên kiêng ăn và nên ăn gì?
Khi bị viêm họng, việc chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng để giảm cơn đau và hỗ trợ quá trình hồi phục. Dưới đây là những loại thực phẩm cần kiêng và nên bổ sung khi bị viêm họng:
Viêm họng nên ăn gì?
Khi bị viêm họng, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm mềm, lỏng và dễ nuốt, đồng thời có tác dụng làm dịu cổ họng. Những thực phẩm này giúp giảm cảm giác đau rát và hỗ trợ quá trình phục hồi niêm mạc họng bị tổn thương, từ đó cải thiện tình trạng viêm họng một cách hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo các loại thực phẩm cụ thể sau:
- Thực phẩm mềm và lỏng như cháo, súp…
- Ngũ cốc và yến mạch
- Sữa chua
- Trứng
- Nước ép trái cây
- Khoai tây nghiền
Viêm họng kiêng ăn gì?
Khi bị viêm họng, việc kiêng một số loại thực phẩm và hạn chế các thói quen không lành mạnh có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Dưới đây là những điều người bệnh nên tránh:
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các món ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, xào, nướng thường được chế biến ở nhiệt độ cao và chứa nhiều chất béo. Khi tiêu thụ những loại thực phẩm này, đặc biệt là khi đang bị viêm họng, có thể gây kích ứng niêm mạc họng, tăng tiết dịch nhầy hoặc khó tiêu. Vì vậy, để giảm thiểu các triệu chứng của viêm họng và hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, nên ưu tiên các món ăn luộc, hấp, hầm, nấu canh để giảm thiểu lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể.
Các món cay nóng
Các gia vị như ớt, tiêu, gừng, và sả chứa các chất kích thích mạnh, khi tiếp xúc với niêm mạc họng bị tổn thương, sẽ làm tăng cường các phản ứng viêm, khiến tình trạng sưng đỏ và đau rát trở nên nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, nhiệt độ cao của những món ăn cay nóng cũng có thể kích thích các dây thần kinh cảm giác ở cổ họng, làm cho cảm giác khó chịu gia tăng. Để bảo vệ cổ họng và hỗ trợ quá trình hồi phục, người bị viêm họng nên tránh các đồ ăn này. Thay vào đó, người bệnh nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt và có nhiệt độ vừa phải.
Các món lạnh
Họng nằm ở giao thoa giữa đường hô hấp và đường tiêu hóa, dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh viêm họng cấp và mãn tính. Khi niêm mạc họng đã bị tổn thương, việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn và đồ uống lạnh như ăn kem hay uống nước lạnh có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ lạnh sang nóng có thể gây bỏng lạnh niêm mạc họng, làm tổn thương thêm các mô đang bị viêm và làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Thực phẩm khô, cứng
Khi bị viêm họng, niêm mạc họng rất nhạy cảm, và việc ăn các loại thực phẩm khô, cứng, giòn có thể gây hại nghiêm trọng. Những thực phẩm này có thể làm tổn thương thêm niêm mạc họng, gây chảy máu, và kích thích tiết đờm, từ đó kéo dài thời gian hồi phục. Do đó, người bệnh nên tránh các món như bánh quy, bánh mì nướng, các loại hạt chưa ngâm mềm, và thực phẩm chiên giòn, và ưu tiên thực phẩm mềm, lỏng để hỗ trợ quá trình điều trị.
Thực phẩm có vị chua
Việc tiêu thụ thực phẩm chua như chanh, quất, me, và đồ muối chua có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Acid trong các thực phẩm này có thể kích thích niêm mạc họng, gây đau rát, sưng đỏ và làm kéo dài quá trình hồi phục. Để bảo vệ cổ họng và rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh nên tránh các thực phẩm chua và ưu tiên thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt và có nhiệt độ vừa phải.
Đồ uống có cồn và chất kích thích
Sử dụng đồ uống có cồn và chứa caffeine như cà phê khi bị viêm họng có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Các đồ uống này bao gồm caffeine và ethanol, có thể kích thích niêm mạc họng, làm khô và tăng cảm giác đau rát. Đồng thời, chúng còn gây mất nước, tăng thân nhiệt và giảm lưu thông máu đến khu vực họng.
Không hút thuốc lá
Thuốc lá là một kẻ thù nghiêm trọng đối với sức khỏe, đặc biệt khi bị viêm họng. Các chất độc hại như nicotine, arsenic, carbon monoxide… trong khói thuốc có thể làm tổn thương niêm mạc họng, gây viêm nhiễm, tăng tiết dịch nhầy và làm nặng thêm các triệu chứng như đau rát và ho. Hơn nữa, tiếp xúc với khói thuốc có thể làm chậm quá trình hồi phục và kéo dài thời gian mắc bệnh.
Một số phương pháp làm giảm triệu chứng viêm họng
Một số phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp bạn giảm triệu chứng khó chịu tại nhà:
Phương pháp giảm đau từ nguyên liệu thiên nhiên
Viêm họng thường gây ra cảm giác đau rát, khó chịu. Một số nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm đau hiệu quả:
- Nước muối sinh lý: Súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm sạch, sát khuẩn và giảm viêm niêm mạc họng.
- Gừng tươi: Gừng có tính ấm, giúp giảm đau, giảm viêm và làm loãng đờm. Người bệnh có thể sử dụng chữa viêm họng bằng cách ngậm gừng tươi, pha trà gừng hoặc thêm gừng vào món ăn.
- Mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và hỗ trợ quá trình lành thương. Người bệnh có thể pha mật ong với nước ấm hoặc trà.
- Nghệ: Nghệ có chứa curcumin, một chất chống viêm mạnh, giúp giảm sưng và đau họng. Có thể pha nước nghệ ấm hoặc thêm nghệ vào các món ăn.
Xem thêm:
Mách mẹ 9 bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ tại nhà
Top 5 lá cây trị viêm họng bạn đã biết chưa?
Cách chăm sóc, bảo vệ niêm mạc họng
Để bảo vệ niêm mạc họng và ngăn ngừa viêm họng tái phát, người bệnh nên:
- Uống nhiều nước ấm
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Tránh môi trường ô nhiễm
- Sử dụng máy tạo độ ẩm
- Chế độ ăn uống lành mạnh
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Lời khuyên khi điều trị viêm viêm họng tại nhà
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
Khi bị viêm họng, cảm giác đau rát thường khiến chúng ta khó chịu. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol (acetaminophen) hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau và hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, cần lưu ý không được tự ý tăng liều hoặc đổi thuốc mà chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Áp dụng các biện pháp đau tự nhiên
Bên cạnh thuốc, các biện pháp tự nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng viêm họng. Ví dụ như, súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm viêm và đau rát, trong khi uống trà gừng hoặc mật ong có thể làm dịu niêm mạc họng và cung cấp cảm giác dễ chịu.
Sử dụng các biện pháp vệ sinh và bảo vệ họng
Để hỗ trợ quá trình hồi phục và bảo vệ niêm mạc họng, duy trì vệ sinh họng là rất quan trọng. Đảm bảo uống đủ nước để giữ cho niêm mạc họng không bị khô và sử dụng máy tạo độ ẩm để làm dịu không khí trong phòng. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và các chất kích thích có thể làm tình trạng viêm họng thêm nghiêm trọng. Những biện pháp này không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn góp phần làm nhanh quá trình hồi phục.
Trường hợp nào viêm họng thì cần gặp bác sĩ
Viêm họng thường có thể được điều trị tại nhà với các biện pháp chăm sóc cơ bản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu các triệu chứng viêm họng không thuyên giảm sau vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đau họng dữ dội, sốt cao kéo dài, hoặc cảm giác khó thở.
- Khó nuốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ, hoặc có hiện tượng sưng đỏ nghiêm trọng ở niêm mạc họng.
- Đau ngực, khó thở hoặc phát ban
Một số câu hỏi thường gặp về bị viêm họng
Trong quá trình điều trị, người bệnh thường có các câu hỏi thắc mắc sau:
Viêm họng ăn trứng được không?
Khi bị viêm họng, ăn trứng có thể là lựa chọn hợp lý nếu được chế biến đúng cách. Trứng cung cấp protein, vitamin, và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời dễ tiêu hóa và không gây kích ứng niêm mạc họng khi được nấu chín kỹ. Tuy nhiên, nên tránh ăn trứng sống hoặc chưa chín do nguy cơ nhiễm vi khuẩn như Salmonella, và cũng nên chế biến trứng bằng cách luộc hoặc hấp thay vì chiên với nhiều dầu mỡ
Viêm họng ăn cà được không?
Người bệnh có thể ăn cà chua khi mắc viêm họng. Thực tế, cà chua chứa nhiều vitamin C và lycopene, có lợi cho sức khỏe và quá trình hồi phục. Tuy nhiên, do tính axit của cà chua, việc tiêu thụ loại quả này cần được cân nhắc kỹ. Nên chọn cà chua chín mềm, hạn chế nước ép cà chua và tránh ăn cà chua khi bị trào ngược axit.
Viêm họng có ăn được canh cua không?
Canh cua là một món ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp protein và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, để không làm tình trạng viêm họng của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cần chế biến canh cua đúng cách. Đảm bảo canh cua được nấu chín hoàn toàn để vừa an toàn thực phẩm, vừa dễ tiêu hóa. Tránh sử dụng gia vị cay như ớt và tiêu, vì chúng có thể kích thích niêm mạc họng đang bị viêm. Đồng thời, điều chỉnh nhiệt độ canh sao cho không quá nóng, để tránh gây thêm kích ứng cho cổ họng.
Súc họng miệng PlasmaKare – Đột phá nước súc họng chứa Nano Bạc TSN
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, việc chăm sóc vùng họng bằng các sản phẩm chuyên dụng cũng rất quan trọng. Nước súc họng PlasmaKare với thành phần chính là Nano bạc TSN độc quyền và keo ong Italia là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Sản phẩm này không chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả mà còn hỗ trợ làm lành các vết loét trong họng, giảm đau rát. Đặc biệt, thành phần Nano bạc TSN có khả năng kháng virus mạnh mẽ, giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh hô hấp do virus gây ra như cúm, COVID-19. Với công thức độc đáo, PlasmaKare mang đến giải pháp toàn diện cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, đặc biệt hữu ích cho những người thường xuyên bị viêm họng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “Viêm họng có nên ăn kem không”, mong rằng bài viết đã giải đáp được các thắc mắc của bạn. Nếu cần tư vấn về các sản phẩm hỗ trợ và phòng bệnh hô hấp, đừng ngần ngại hãy liên hệ trực tiếp tới HOTLINE PlasmaKare qua số 0976 648 102 hoặc 0916 648 102 nhé!