Bệnh viêm họng hạt có mủ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và có nguy cơ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, nhận biết cách phòng tránh và điều trị căn bệnh này là rất quan trọng.
Mục lục
Tổng quan về bệnh viêm họng hạt có mủ
Viêm họng hạt có mủ là một biến thể ở mức độ nặng của bệnh viêm họng mạn tính. Bệnh xảy ra khi họng bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, viêm kéo dài khiến các tế bào miễn dịch Lympho hoạt động quá mức, dẫn đến hình thành các hạt to chứa ổ viêm và tích tụ mủ tại cổ họng.
Viêm họng hạt có mủ có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém. Tuy có nguy cơ biến chứng nguy hiểm nhưng căn bệnh này có thể được chữa dứt điểm nếu phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh
Nguyên nhân chính của viêm họng hạt có mủ là nhiễm khuẩn, virus hoặc nấm ở cổ họng, thường do bội nhiễm sau các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm xoang cấp hoặc mãn tính.
Người mắc căn bệnh này thường có những yếu tố nguy cơ như sau:
- Mắc viêm họng cấp tái phát nhiều lần, viêm amidan mạn hoặc trào ngược dạ dày – thực quản khiến vùng cổ họng bị tổn thương, viêm kéo dài.
- Mắc các bệnh lý mũi xoang như viêm xoang cấp, mạn tính, bệnh viêm mũi dị ứng có bội nhiễm
- Có bất thường cấu trúc mũi – xoang như polyp mũi, vẹo vách ngăn, phì đại cuốn mũi khiến dịch mũi thường xuyên chảy ngược xuống họng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách, hôi miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây bệnh.
- Có sức đề kháng kém do lối sống lười vận động, hay thức khuya, ăn uống thiếu chất, sử dụng rượu bia và các chất kích thích trong thời gian dài.
- Sống trong môi trường ô nhiễm, khí hậu thất thường.
- Từng tiếp xúc với dịch tiết hoặc nước bọt của người bệnh khác.
Triệu chứng bệnh cần nhận biết
Viêm họng hạt có mủ có những biểu hiện đặc trưng như sau:
- Đau họng âm ỉ, kéo dài, đau rát và khó chịu. Đau họng có thể nặng hơn khi nói chuyện hoặc nuốt nước bọt.
- Ho khan hoặc ho có đờm. Ho nhiều hơn vào buổi sáng.
- Hình ảnh viêm họng hạt có mủ: Hạt có màu đỏ hoặc hồng nhạt nằm sâu trong cổ họng. Thường gặp viêm họng hạt có mủ trắng, kích thước hạt to nhỏ khác nhau, có thể lớn như hạt đậu.
- Hơi thở có mùi hôi do mủ tích tụ trong họng.
- Khó nuốt: Đau họng, ngứa họng gây khó chịu và nghẹn họng khi nuốt, kể cả khi nuốt nước bọt hoặc uống nước.
- Sốt: Viêm họng hạt có mủ có thể sốt hoặc không. Sốt nhiều mức độ từ nhẹ đến cao, hay sốt vào sáng sớm hoặc buổi tối
- Khác: Có thể khàn tiếng.
Cảnh giác với biến chứng của viêm họng hạt có mủ
Viêm họng hạt có mủ là một bệnh mạn tính mức độ nặng và không thể tự khỏi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như áp xe họng, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm khí-phế quản. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn có thể gây viêm nhiễm ở các bộ phận khác trong cơ thể như viêm màng ngoài tim, viêm khớp, viêm cầu thận và làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng cho người bệnh.
Để phát hiện sớm bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng liên quan, giúp xác định chính xác nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị viêm họng hạt có mủ
Điều trị viêm họng hạt có mủ bao gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Trong đó, thuốc đóng vai trò chính, ngoài ra một số cách chữa tại nhà cũng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Sử dụng thuốc trong điều trị
Các thuốc chính trong điều trị viêm họng hạt có mủ bao gồm:
Thuốc trị nguyên nhân
Thuốc điều trị nguyên nhân của viêm họng hạt có mủ là các thuốc kháng sinh, kháng virus và thuốc chống nấm. Tùy loại vi sinh vật gây bệnh dựa trên xét nghiệm hoặc dịch tễ địa phương mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc sao cho phù hợp.
Thuốc trị triệu chứng
- Thuốc chống viêm: thường phối hợp thuốc chống viêm Corticoid (Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason,…) hoặc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau rát, sưng viêm cổ họng.
- Thuốc hạ sốt giảm đau: Paracetamol hoặc thuốc nhóm Nsaid như Ibuprofen, Meloxicam được dùng trong trường hợp người bệnh sốt và đau nhiều.
- Thuốc chống dị ứng: Thuốc kháng Histamin H1 có tác dụng giảm viêm, phù nề, sử dụng khi người bệnh mắc kèm viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
- Thuốc giảm ho: Thuốc giảm ho không kê đơn Dextromethorphan được sử dụng phổ biến nhất. Các trường hợp ho mạnh, nhiều có thể dùng Codein.
- Thuốc long đờm: Thường dùng N- Acetylcystein, Bromhexin hoặc Ambroxol.
- Thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản: Nếu viêm họng hạt có mủ xuất phát từ tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản, người bệnh có thể sử dụng có thuốc bác sĩ sẽ chỉ định thuốc có khả năng trung hòa axit dạ dày như Famotidine, Cimetidine, Omeprazole,…
- Thuốc khác: Người bệnh viêm họng hạt có mủ có thể sử dụng các loại thuốc hoặc xịt họng khác như Xịt họng PlasmaKare H-Spray chứa phức hệ Sanicompound kháng khuẩn, nấm, virus, dịch chiết lá thường xuân giúp giảm ho, chống viêm và hỗ trợ phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
Lưu ý khi dùng thuốc: Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Không được tự ý mua thuốc, ngừng sử dụng hoặc thay đổi liều thuốc, đặc biệt đối với thuốc kháng sinh bởi có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến bệnh không được điều trị dứt điểm và dễ tái phát.
Cách chữa viêm họng hạt có mủ tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp về lối sống hoặc các mẹo chữa viêm họng hạt có mủ tại nhà như sau:
Các biện pháp về lối sống
- Đánh răng sạch sẽ, súc miệng họng thường xuyên với nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc họng có tính sát khuẩn như súc họng miệng Plasmakare chứa phức hệ Nano bạc TSN.
- Uống nước ấm để hỗ trợ làm loãng đờm, dịu họng và giảm ho.
- Tăng cường các loại thực phẩm tính chống viêm như gừng, tỏi, hành, tía tô và các thực phẩm giàu Vitamin C, Kẽm, Omega-3 có tính chống viêm để cải thiện sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm viêm và hồi phục.
- Tránh các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể khiến triệu chứng viêm trở nên nặng hơn.
Các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:
- Dùng mật ong: Mật ong có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và giúp long đờm. Người bệnh có thể ngậm mật ong nguyên chất hoặc pha với nước ấm, làm mật ong ngâm chanh để giảm ho, đờm và trị đau họng.
- Dùng tỏi: Tỏi chứa nhiều chất giúp cải thiện miễn dịch và có hoạt tính kháng khuẩn, do đó hỗ trợ điều trị viêm họng hạt có mủ rất tốt. Người bệnh có thể ăn tỏi tươi hoặc ngâm tỏi với mật ong để sử dụng.
- Dùng lá húng chanh: Tinh dầu trong lá húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh và giảm ho hiệu quả. Vì vậy, người bệnh có thể dùng lá húng chanh để điều trị bệnh bằng cách ngậm lá, nuốt nước dần hoặc giã lấy nước cốt uống.
Phương pháp điều trị bằng đốt hạt
Trong trường hợp bệnh dai dẳng, điều trị không dứt điểm, các nang lympho có thể phát triển lớn và gây nghẹn họng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng cách đốt laser hoặc đốt lạnh để loại bỏ các nang này.
Tuy nhiên, biện pháp này không thể tác động lên các hạt li ti, do vậy người bệnh vẫn phải tiếp tục các biện pháp điều trị nguyên nhân khác để đảm bảo dứt điểm bệnh và không bị tái phát.
Cách phòng tránh viêm họng hạt có mủ
Viêm họng hạt có mủ là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa với lối sống lành mạnh, khoa học. Các biện pháp phòng tránh hiệu quả căn bệnh này:
- Chữa dứt điểm viêm họng, các bệnh lý mũi – xoang và trào ngược dạ dày thực quản để tránh bệnh tiến triển mạn tính, bội nhiễm dẫn đến viêm họng hạt có mủ.
- Vệ sinh răng miệng đều đặn sáng – tối, súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn.
- Giữ ấm cơ thể, hạn chế uống nước đá lạnh.
- Rèn luyện thể lực thường xuyên, ngủ đúng giờ và xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất để cải thiện hệ miễn dịch.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích và đồ ăn cay nóng.
Trên đây là tổng hợp thông tin về bệnh viêm họng hạt có mủ. Để hạn chế biến chứng và điều trị dứt điểm bệnh, quan trọng nhất vẫn là tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, cải thiện hệ miễn dịch và thực hiện lối sống lành mạnh.