Theo số liệu của Bộ Y tế, 80% người dân Việt Nam mắc các bệnh về viêm họng, trong đó có đến 45% người bị viêm họng hạt. Viêm họng hạt không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mục lục
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng niêm mạc họng. Bệnh có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra, với các triệu chứng phổ biến như:
- Đau rát họng, đặc biệt khi nuốt
- Sốt
- Ho
- Hắt hơi
- Sưng hạch cổ
Viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Như đã đề cập, viêm họng hạt thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Viêm amidan: Đây là biến chứng phổ biến của viêm họng hạt, thường gặp ở trẻ em. Viêm amidan có thể gây ra đau họng dữ dội, sốt cao, sưng amidan, khó thở và khó nuốt.
- Viêm tai giữa: Viêm họng hạt có thể lây lan đến tai giữa, gây ra viêm tai giữa. Triệu chứng của viêm tai giữa bao gồm đau tai, chảy mủ tai, ù tai và giảm thính lực.
- Viêm xoang: Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang ở mặt. do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Do vi khuẩn gây viêm họng hạt có thể đi vào máu, xâm lấn lên các bộ phận lân cận.
- Viêm thanh quản: Viêm thanh quản là tình trạng viêm nhiễm ở thanh quản, gây khàn giọng hoặc mất tiếng. Tình trạng này cũng do vi khuẩn gây viêm họng hạt gây ra.
- Viêm khớp cấp: Viêm khớp cấp là biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của viêm họng hạt do vi khuẩn. Viêm khớp cấp thường có các triệu chứng như sốt, đau khớp, sưng khớp và đỏ khớp.
- Viêm cầu thận: Tình trạng viêm họng hạt kéo dài lâu ngày rất dễ dẫn đến nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến viêm cầu thận.
Viêm họng hạt có tự khỏi được không?
Viêm họng hạt không thể tự khỏi và cần được điều trị để tránh các biến chứng. Thời gian điều trị bệnh viêm họng hạt sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Nguyên nhân gây bệnh: do virus hoặc vi khuẩn?
- Thời gian phát hiện bệnh?
- Phác đồ điều trị như thế nào?
- Sự tuân thủ điều trị của người bệnh?
Viêm họng hạt có lây không?
Viêm họng hạt có thể lây truyền từ người này sang người khác qua các con đường sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh: Khi ho, hắt hơi, nói chuyện, người bệnh có thể bắn ra các giọt bắn nhỏ chứa virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân: Việc dùng chung cốc chén, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… với người bị viêm họng hạt cũng có thể lây truyền bệnh.
- Chạm vào tay hoặc đồ vật bị ô nhiễm: Virus hoặc vi khuẩn gây viêm họng hạt có thể tồn tại trên tay hoặc các bề mặt trong thời gian ngắn. Nếu bạn chạm vào những thứ này và sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng, bạn có thể bị lây bệnh.
Cách chữa viêm họng hạt
Biện pháp y tế
Tùy thuốc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Một số biện pháp y tế thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc: sử dụng các thuốc kháng sinh nếu viêm họng hạt do vi khuẩn. Nếu viêm họng hạt do virus có thể sử dụng các thuốc giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc chống viêm, thuốc ho, xịt họng.
- Vệ sinh họng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý. Hoặc dung dịch súc họng miệng có tác dụng diệt vi khuẩn, virus như súc họng miệng PlasmaKare.
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp giữ cơ thể đủ nước, làm loãng đờm, giúp dễ dàng tống xuất ra ngoài.
Phương pháp dân gian
Ngoài biện pháp y tế, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian an toàn và hiệu quả để hỗ trợ điều trị viêm họng hạt. Có thể tham khảo 7 cách chữa viêm họng hạt tại nhà hiệu quả tại đây.
Cách phòng ngừa viêm họng hạt hiệu quả
Để phòng ngừa viêm họng hạt hiệu quả, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước: Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất để phòng ngừa lây nhiễm viêm họng hạt.
- Tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh: hãy hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm họng hạt.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Việc này giúp ngăn chặn sự lây lan của virus và vi khuẩn.
- Giữ vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay thường xuyên, không dùng chung đồ dùng cá nhân. Và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
- Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Tập thể dục thường xuyên. Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích: Hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như rượu bia có thể làm suy giảm miễn dịch, khiến bạn dễ bị mắc bệnh hơn.
Bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi “Viêm họng hạt có nguy hiểm không?“. Hy vọng qua bài viết bạn đã có cái nhìn đầy đủ hơn về bệnh viêm họng hạt và cách để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!