Khi gặp tình trạng viêm họng, ngoài việc sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi. Có một số loại thực phẩm được xem là có lợi trong việc giảm thiểu triệu chứng viêm họng. Vậy, để nhanh chóng hồi phục, viêm họng nên ăn gì? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết.
Mục lục
Lưu ý chọn món ăn khi bị viêm họng
Viêm họng là bệnh lý khiến người bệnh có triệu chứng đau họng, đặc biệt khi nuốt.Việc này khiến cho ăn uống trở nên khó khăn. Nhưng trong lúc này, cơ thể cần bổ sung rất nhiều các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, phục hồi tổn thương do viêm gây ra.
Do vậy. viêm họng nên ăn gì và uống những gì phù hợp có thể làm giảm những cơn đau họng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi cơ thể tốt hơn. Tránh những khó chịu không đáng khi ăn những thức ăn không phù hợp.
Dưới đây là một số lưu ý lựa chọn món ăn, thực phẩm cho người bị viêm họng:
- Nên chọn các đồ ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa: Khi bị viêm họng cổ họng đang bị tổn thương nặng nề, và nhạy cảm. Các loại đồ ăn có kết cấu cứng khiến khi nuốt có thể gây xước bề mặt họng gây tổn thương.
- Viêm họng nên ăn nhiều đồ ăn có chất dinh dưỡng cao: Đau khi nuốt khiến người bệnh lười ăn và uống hơn thường ngày. Sử dụng đồ ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao đảm bảo đủ dinh dưỡng hơn cho dù lượng ăn kém đi.
- Viêm họng nên uống đồ uống ấm, tránh các đồ uống lạnh, quá nóng, các đồ uống có ga: niêm mạc họng nhanh chóng bị kích ứng gây sưng rát, làm các cơn ho dữ dội hơn.
- Viêm họng nên ăn các đồ ăn thanh đạm: Giống như uống nước, các đồ ăn quá cay, nóng, nhiều dầu mỡ làm cho cổ họng dễ bị tổn thương hơn
- Tránh ăn các loại trái cây có tính chua khi bị viêm họng: Các thực phẩm có vị chua thường mang hàm lượng acid rất cao làm tăng cảm giác ngứa, đau rát họng….
- Tránh ăn đồ ngọt: Đồ ăn ngọt bổ sung năng lượng cao và thường chứa lượng lớn chất arginine. Đây là chất hỗ trợ tạo môi trường cho các siêu vi trùng phát triển mạnh hơn. Mặt khác, khi ăn các chất ngọt thì hệ thống tiêu hóa tăng tiết dịch, đặc biệt hệ thống nước bọt. Nuôi dưỡng vi khuẩn phát triển khỏe mạnh.
Viêm họng nên ăn gì?
Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thức ăn theo tiêu chí trên. Bạn có thể tham khảo các nhóm thực phẩm viêm họng nên ăn dưới đây:
Viêm họng nên ăn những nhóm thực phẩm nào?
Với mong muốn bổ sung các thực phẩm đầy dinh dưỡng mà giảm các kích thích có thể gây ra trong quá trình ăn. Mọi người nên sử dụng các loại thực phẩm sau:
Viêm họng nên ăn nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Khi bị viêm họng, bổ sung vitamin C là liệu pháp điều trị tự nhiên vô cùng hiệu quả.
- Vitamin C hàm lượng cao giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn.
- Đặc biệt, Vitamin C còn giúp kích thích quá trình làm lành vết thương, từ đó phục hồi các tổn thương do viêm họng như loét họng, đỏ họng, tổn thương niêm mạc họng do phù nề cọ sát.
- Khi bị viêm họng nên ăn nhiều các loại rau củ trái cây giàu Vitamin C như cam, kiwi, súp lơ xanh. Đặc biệt người bị viêm họng có thể uống các viên Vitamin C tổng hợp nồng độ cao như Upsa C, Berocca để nhanh chóng phục hồi.
Viêm họng nên ăn nhóm thực phẩm giàu chất kẽm
Khi bị viêm họng, sức đề kháng của cơ thể và ổ viêm tại họng rất yếu. Các vi khuẩn có thể tấn công ổ viêm khiến tình trạng bệnh có thể lây lan sang các bộ phận khác và bệnh trở nên nặng thêm. Do vậy, viêm họng nên cần phải được sử dụng các thực phẩm tăng cường sức đề kháng.
- Kẽm kích thích sự phát triển của các đại thực bào, lympho bào B và T, bạch cầu trung tính- các tế bào của hệ miễn dịch.Tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Tăng sức đề kháng cho cơ thể và tránh tình trạng viêm lan rộng.
- Bạn có thể bổ sung kẽm qua các thực phẩm như trứng, sữa, cây họ đậu,…
Viêm họng nên ăn nhóm thực phẩm có tác dụng chống viêm
Chất chống viêm sẽ giảm tình trạng ho, phù nề, đau rát họng ở viêm họng. Bạn bổ sung các chất việc chống viêm trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp thuyên giảm các tình trạng trên và hạn chế việc sử dụng thuốc.
Theo những nghiên cứu tại trường đại học Harvard thì bạn có thể bổ sung thực phẩm chống viêm qua các thức ăn sau: Cà chua, dầu ô liu, rau bina, cải xoắn, dây tây, việt quất, ….
Viêm họng nên ăn nhóm thực phẩm mềm, trơn
Khi bị viêm họng, cổ họng bị sưng đau, khó chịu, bạn ăn các thức ăn cứng có thể gây trầy xước cổ họng khiến gia tăng tình trạng bệnh:
- Bổ sung những thực phẩm trơn mát như canh rau đay, mồng tơi, bầu, mướp, đậu hũ,…tránh tổn thương cho cổ họng.
- Chế biến các món ăn theo phương pháp hầm, nấu nhừ, ninh,..để các món ăn mềm hơn, giảm tình trạng đau rát cổ họng khi ăn.
Một số món ăn, đồ uống nổi bật khi bị viêm họng nên ăn
Dưới đây là 1 số món ăn, đồ uống có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và dễ làm bạn không nên bỏ qua khi chăm sóc bệnh nhân bị viêm họng:
Viêm họng nên ăn trứng luộc
Chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, 1 quả trứng luộc có thể cung cấp cho cơ thể:
- Từ 7-15% mức nhu cầu vitamin nhóm B,
- Khoảng 22% mức nhu cầu nguyên tố vi lượng Selen- 1 nguyên tố có đặc tính chống oxy hóa làm giảm viêm tăng cường hệ miễn dịch…. cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Ngoài việc chứa nhiều chất dinh dưỡng thì trứng luộc cũng rất dễ ăn, dễ chế biến không làm vướng họng gây tổn thương vùng họng. Có thể tham khảo thêm một số món khác như cháo trứng tía tô, trứng hấp thịt,…
Viêm họng nên ăn súp gà
Món súp gà là lựa chọn hoàn hảo để giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng:
- Giảm viêm, phù nề ở họng: Các thành phần trong món súp gà: hành tây, cần tây, củ cải, khoai lang, tỏi,… có các chất quercetin, Kali, vitamin B6… đều có tác dụng chống viêm nhẹ, giảm sưng nề rất tốt.
- Không gây kích ứng niêm mạc họng: Nấu các nguyên liệu dưới dạng súp, mềm, dễ nuốt không làm trầy xước cổ họng. Dạng súp nóng còn bổ sung nước ấm hạn chế thời gian virus tiếp xúc màng nhầy niêm mạc họng.
Viêm họng nên ăn súp gà mặc dù sẽ khá tốn công khi chế biến và mua nguyên liệu nhưng nó sẽ giúp bạn nhanh khỏe hơn trông thấy.
Viêm họng nên ăn bột yến mạch
Trong bột yến mạch chứa nhiều khoáng chất như kẽm , Magie,…cùng với nhiều vitamin B, chất xơ beta glucan….Khi bị viêm họng, các chất dinh dưỡng này có thể giảm thiểu các tình trạng khó chịu và bổ sung đầy đủ năng lượng cho bạn:
- Thúc đẩy quá trình phục hồi các niêm mạc bị tổn thương do viêm họng: Các chất khoáng Kẽm, Magie trong yến mạch sẽ kích thích tăng sinh các tế bào và các yếu tố miễn dịch giúp cơ thể nhanh hồi phục.
- Giảm tổn thương do đồ ăn quá cứng rắn, thô mang lại: Bột yến mạch có kết cấu mịn sẽ giúp bạn giải quyết điều này. Nấu yến mạch ở dạng cháo hoặc ngâm với sữa để kết cấu món ăn mềm và dễ nuốt hơn.
Việc sử dụng bột yến mạch rất tiện lợi và nhanh chóng khi nấu những người không có thời gian, bận rộn có thể áp dụng ngay.
Viêm họng nên ăn sữa chua
Sự tấn công của vi khuẩn, virus khi bị viêm họng sẽ thuyên giảm nếu được tăng sức đề kháng nhờ sữa chua. Trong sữa chua có Lactobacillus Acidophilus – một lợi khuẩn có tác dụng tạo ra các chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Người bệnh có thể ăn cùng bữa ăn nhẹ hàng ngày. Tránh lúc quá đói hoặc quá no, gần giờ uống thuốc để không làm mất tác dụng của thuốc.
Viêm họng nên uống trà hoa cúc
Hoa cúc là một loại thảo mộc dân gian thường dùng chữa đau họng. Theo đông y, hoa cúc có vị ngọt, tính cay quy vào can, phế, thận. Khi sử dụng trà hoa cúc có thể dịu họng và giảm ho, viêm họng nhờ tác dụng chống co thắt.
- Pha trà hoa cúc với nước ấm.
- Uống ngày 2 lần, sáng và tối để tăng tác dụng
- Có thể thêm mật ong để tăng tác dụng sát khuẩn cổ họng
Viêm họng nên uống trà gừng mật ong
Trong khi gừng chứa các hoạt chất chống lại virus và giảm đau như b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%),….
Còn mật ong lại có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa kích ứng, làm dịu cổ họng nhờ các khoáng chất như kẽm, sắt,… và các chất oxy hóa, vitamin A, B,..
Khi kết hợp cả 2 thành phần sẽ tăng tác dụng của trà để giảm các triệu chứng của viêm họng. Tuy nhiên nếu bạn bị viêm họng có sốt không nên sử dụng nước này tránh tình trạng sốt trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực đơn cho tham khảo cho bữa ăn người bị viêm họng
Có rất nhiều thực phẩm, món ăn giúp làm giảm cơn đau họng. Dưới đây là một số thực đơn bạn có thể áp dụng:
Ngày 1:
- Bữa sáng: Cháo gà cùng 1 cốc nước chanh mật ong
- Bữa trưa: Trứng chiên thịt, Canh giá đỗ, Rau củ hấp thịt
- Bữa chiều: Thịt gà xào cần tây, canh đậu hũ cùng rau hẹ
- Bữa sáng: Cháo yến mạch cùng sữa chua
- Bữa nhẹ: Súp rau củ, chuối
Ngày 2:
- Bữa trưa: thịt bò hầm khoai, Củ cải luộc
- Bữa chiều: Cải bắp cuộn thịt hấp, trứng bác, rau
- Bữa nhẹ: Súp gà, dâu tây
Ngày 3:
- Bữa sáng: Súp bí đỏ cùng nước ép lựu
- Bữa trưa: Khoai tây nghiền, Ức gà xào gừng sả, Bông cải xanh luộc
- Bữa chiều: Cá thu sốt cà chua, rau chân vịt luộc, trứng luộc
- Bữa nhẹ: Lê hấp đường phèn
Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp rút ngắn thời gian điều trị viêm họng mà còn có thể làm giảm các nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Một số điều khi bị viêm họng nên làm.
Để mau chóng khỏi bệnh, ngoài việc quan tâm viêm họng nên ăn gì thì cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Hạn chế các tác nhân bất lợi có thể xâm nhập nếu như không vệ sinh tay chân sạch sẽ.
- Sử dụng thuốc đúng liệu trình, liều lượng tránh hiện tượng kháng kháng thuốc nếu không sử dụng hết liệu trình.
- Đeo khẩu trang phòng tránh lây lan cho cộng đồng và giảm các tác nhân gây hại như bụi, khói,…
- Vệ sinh họng miệng mỗi ngày:Việc vệ sinh họng miệng không chỉ giảm hôi miệng mà còn kháng khuẩn , giảm thiểu ngăn ngừa tình trạng viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp,…
Sử dụng súc họng miệng PlasmaKare- giảm nhanh các triệu chứng, hỗ trợ điều trị viêm họng
Hàng trăm người đã giảm nhanh các triệu chứng viêm họng nhờ súc họng miệng PlasmaKare. Súc họng miêng PlasmaKare với các thành phần:
Phức hệ TSN( Acid Tannic- Nano bạc Plasma)
- Tác dụng hiệp đồng giữa Acid Tannic và Nano bạc Plasma giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus hiệu quả.
- Nano bạc Plasma :Tạo lớp màng bảo vệ niêm họng miệng, kéo dài thời gian tác dụng.
- Săn se niêm mạc họng, kích thích tái tạo niêm mạc họng bị tổn thương.
Keo ong là thành phần tự nhiên, lành tính có tác dụng chống viêm và làm dịu niêm họng tốt. Do vậy, sản phẩm súc họng miệng PlasmaKare có tác dụng:
- Giảm nhanh các triệu chứng đau rát họng, sưng tấy cổ họng.
- Kiểm soát nhiễm trùng hầu họng nhờ tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus.
- Tăng khả năng chống viêm, làm lành vết loét trên niêm mạc.
Xem thêm: Súc họng miệng PlasmaKare – Giải pháp cho bệnh viêm đường hô hấp
Như vậy, qua bài viết này, bạn đọc đã có câu trả lời về viêm họng nên ăn gì nhanh khỏi và các cách chế biến chúng. Nhưng để đem lại kết quả điều trị tốt hơn bạn hãy kết hợp sử dụng súc họng miệng PlasmaKare mỗi ngày!