Viêm họng khiến cho người bệnh mệt mỏi, đau rát họng, chán ăn. Vậy viêm họng uống thuốc gì? Cách phòng ngừa thế nào? Trong bài viết này, PlasmaKare sẽ cung cấp đầy đủ thông tin tới bạn và đưa ra các giải pháp phù hợp khi bị viêm họng.
Mục lục
- 1. Viêm họng là gì
- 2. Nguyên nhân gây viêm họng
- 3. Các biểu hiện của bệnh viêm họng cấp tính
- 4. Nguyên tắc điều trị của bệnh viêm họng
- 5. Viêm họng cấp uống thuốc gì, đau rát họng uống thuốc gì
- 6. Cách điều trị viêm họng không dùng thuốc
- 7. Cách phòng bệnh viêm họng
- 8. Một số câu hỏi về sử dụng thuốc trong điều trị viêm họng
Viêm họng là gì
Viêm họng là tình trạng niêm mạc và các tổ chức dưới niêm mạc tại họng bị viêm. Đây là bệnh lý gặp ở cả trẻ em và người lớn, thường xảy ra nhất là vào mùa đông khi thời tiết có sự thay đổi. Viêm họng có thể xảy ra đơn độc hoặc đồng thời trong một số bệnh lý như viêm VA, viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang, cúm, sởi,…
Nguyên nhân gây viêm họng
Các tác nhân chính gây ra viêm họng cấp bao gồm:
- Virus: Chiếm tới 60-80%, gồm virus cúm, Adenovirus, virus Para- influenzae, virus Herpes, virus Zona,…
- Do vi khuẩn: khoảng 20-40% , thường là liên cầu, tụ cầu vàng, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, và các vi khuẩn kỵ khí gây ra.
Một số yếu tố nguy cơ thúc đẩy tình trạng viêm họng:
- Tuổi: Trẻ em thường là đối tượng dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài do sức đề kháng kém.
- Thời điểm trong năm: Mùa đông có không khí khô và lạnh, khi hít vào dễ gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi họng và gây ra tình trạng đau rát họng.
- Môi trường ô nhiễm: khói thuốc, bụi bẩn trong không khí cũng làm tăng nguy cơ gây viêm họng.
Các biểu hiện của bệnh viêm họng cấp tính
Bệnh lý viêm họng cấp thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện:
- Sốt vừa 38-39 độ C hoặc sốt cao, gây ớn lạnh, mệt mỏi, mình mẩy ê ẩm và chán ăn. Có sờ thấy hạch ở góc hàm và đau khi ấn vào.
- Đau rát họng, đặc biệt là khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn. Tình trạng đau có thể nhói lên tai khi nuốt, ho và nói.
- Có thể xuất hiện những cơn ho gió, ho khan hoặc ho có đờm.
- Khi quan sát vùng niêm mạc họng thì thấy đỏ, xuất tiết, hai Amidan cũng bị sưng đỏ có thể xuất hiện mủ trắng trên bề mặt.
Nguyên tắc điều trị của bệnh viêm họng
Khi không có các xét nghiệm để xác định chính xác virus, vi khuẩn gây bệnh thì viêm họng cấp sẽ được điều trị như sau (với bệnh nhân từ 3 tuổi trở lên):
- Điều trị bằng kháng sinh beta lactam hoặc nhóm kháng sinh khác phù hợp.
- Giảm triệu chứng bằng thuốc giảm viêm, hạ sốt.
- Điều trị tại chỗ: Súc họng, bôi họng, khí dung họng.
Viêm họng cấp uống thuốc gì, đau rát họng uống thuốc gì
Viêm họng uống thuốc gì là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Thông thường thuốc được chỉ định là các thuốc điều trị giảm triệu chứng. Hãy lưu ý rằng việc sử dụng kháng sinh cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Viêm họng uống thuốc kháng sinh gì
Nếu bị viêm họng do virus thì bệnh thường kéo dài 3-5 ngày thì tự khỏi và các triệu chứng sẽ giảm dần. Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn bội nhiễm, đặc biệt là liên cầu thì bệnh sẽ kéo dài hơn và cần điều trị bằng kháng sinh để phòng ngừa biến chứng.
Trong trường hợp có từ 2 dấu hiệu dưới đây thì việc sử dụng kháng sinh là cần thiết:
- Sốt (trong suốt 24 giờ trước đó).
- Có hiện tượng mưng mủ trên amidan.
- Bệnh diễn biến nhanh chóng (khoảng 3 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên).
- Viêm amidan nghiêm trọng, không ho hoặc sổ mũi.
Các thuốc kháng sinh được điều trị trong viêm họng bao gồm:
- Kháng sinh beta lactam: Penicillin, Amoxicillin, Ceftriaxone, Cephalexin,…
- Kháng sinh nhóm Macrolid như Azithromycin, Erythromycin,… được dùng khi người bệnh bị dị ứng với các thuốc nhóm beta lactam.
Chú ý khi sử dụng kháng sinh: Uống theo thời gian chỉ định của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc đột ngột khi thấy triệu chứng bắt đầu giảm.
Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm nhóm NSAID
Các thuốc này được sử dụng để giảm đau, hạ sốt và triệu chứng sưng tấy, viêm ở vòm họng. Thuốc được sử dụng thường là Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen,… Trong đó, Paracetamol là an toàn khi sử dụng cho cả trẻ nhỏ cùng phụ nữ có thai. Những thuốc còn lại thuộc nhóm NSAID thì cần chú ý độ tuổi và thời điểm thai kỳ nào là dùng được do có một số tác dụng phụ khi dùng trên các đối tượng này. Hãy hỏi bác sĩ điều này trước khi dùng thuốc.
Thuốc kháng viêm giảm phù nề nhóm Enzym
Các men này có nguồn gốc tự nhiên do người, động vật hoặc các vi sinh vật tiết ra, đem lại tác dụng chống viêm, giảm tình trạng phù nề tại niêm mạc họng và làm loãng đờm.
Thuốc thường được sử dụng nhất là Alphachymotrypsin có tác dụng giảm tình trạng viêm, xung huyết, phù nề do niêm mạc họng bị tổn thương.
Thuốc long đờm
Thuốc long đờm được chỉ định trong trường hợp viêm họng có đờm thường là N-Acetylcystein, Ambroxol, Bromhexin,… Sau khi uống, đờm trong cổ họng sẽ giảm tình trạng dính nhớt, vì vậy dễ dàng được tống ra ngoài đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Cách điều trị viêm họng không dùng thuốc
Bên cạnh việc dùng thuốc giảm triệu chứng thì các biện pháp điều trị tại chỗ dưới đây cũng được áp dụng để chữa viêm họng hiệu quả.
Nước súc họng
Vệ sinh họng khi bị viêm họng để làm sạch và hỗ trợ giảm viêm là điều cần thiết. Bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm chuyên dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm nước súc miệng an toàn và đem lại tác dụng tốt cho người dùng nhờ bổ sung các chất kháng viêm, diệt khuẩn như: Súc họng miệng Nano bạc chuẩn hoá PlasmaKare, nước súc họng Betadine, súc họng Medoral, SMC Ag+,…
Xịt họng PlasmaKare H-spray
Với các thành phần tự nhiên, tiên tiến, xịt họng PlasmaKare H-Spray giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng. Sản phẩm được cho ra mắt bởi Công ty dược phẩm Innocare với những nghiên cứu kỹ lưỡng về độ an toàn và hiệu quả của chất sát trùng thế hệ mới Sanicompound cùng các thảo dược tự nhiên.
- Sanicompound – Chất sát trùng thế hệ mới: Đây là phức hệ đặc biệt của Kẽm – Đồng với tỉ lệ vàng, được ứng dụng độc quyền trong sản phẩm xịt họng của PlasmaKare. Phức chelat này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, virus hiệu quả gấp 100 lần so với dùng riêng kẽm hoặc đồng. Đặc biệt, lượng Sanicompound được dùng trong H-Spray vừa đủ, an toàn cho người dùng và thân thiện với môi trường.
- Chiết xuất của lá thường xuân nhập khẩu từ Châu Âu: Được biết đến với tác dụng giảm ho, chống viêm và giảm đờm hiệu quả. Lá thường xuân có trong chế phẩm xịt họng giúp giảm nhanh tình trạng viêm họng.
- Ellagic Acid trong dịch chiết lựu đỏ: Nhờ khả năng chống oxy hoá và làm lành các vết thương, dịch chiết lựu đỏ hỗ trợ phục hồi nhanh các tổn thương trên niêm mạc ho viêm họng gây ra.
- Carrageenan từ chiết xuất Tảo đỏ: Tạo lớp màng bảo vệ trên niêm mạc, ngăn cản sự tấn công từ bên ngoài, ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập và tiến triển.
Đặc biệt, PlasmaKare H-Spray được thiết kế với đầu vòi xịt dài, dễ dàng xịt vào sâu bên trong vùng niêm mạc họng bị tổn thương, giúp thấm nhanh và đem lại hiệu quả tốt.
Uống trà gừng
Trà gừng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và làm lành các vết tổn thương khi viêm họng. Chỉ với vài lát gừng cùng một ly nước ấm, uống đều đặn mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi viêm họng hiệu quả. Bạn có thể thêm một chút mật ong để tăng hiệu quả sử dụng và dễ uống hơn.
Uống trà hoa cúc
Hoa cúc được biết đến với công dụng giảm đau, kháng viêm, chống nhiễm trùng, vì vậy được dùng để chữa đau họng. Dùng hoa cúc khô pha trà uống mỗi ngày giúp bạn nhanh chóng khỏi viêm họng và có được giấc ngủ ngon hơn.
Nước chanh mật ong
Nước chanh mật ong có tác dụng giúp làm dịu cơn đau, sát khuẩn và giảm đờm hiệu quả. Pha một thìa cà phê mật ong với nước ấm, rồi cho thêm một chút nước cốt chanh. Uống 2 lần hàng ngày sẽ giúp giảm tình trạng viêm họng.
Trên đây là những biện pháp hỗ trợ trong điều trị các triệu chứng đau rát họng mà người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà.
Cách phòng bệnh viêm họng
Dưới đây là một số biện pháp để phòng ngừa bệnh viêm họng:
- Do nguyên nhân thường gặp là virus và vi khuẩn, nên viêm họng có thể làm lây lan qua nước bọt hoặc dịch nước mũi. Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm,..
- Bổ sung chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Trang bị đồ bảo hộ khi làm việc, tiếp xúc với môi trường khói bụi độc hại.
- Vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước súc họng miệng hàng ngày để ngăn ngừa viêm họng.
- Đối với trẻ nhỏ, cần thực hiện đầy đủ tiêm chủng theo khuyến cáo của bộ y tế.
- Giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt là vùng mũi họng.
Một số câu hỏi về sử dụng thuốc trong điều trị viêm họng
Với một số đối tượng đặc biệt, viêm họng uống thuốc gì là điều cần phải quan tâm. Dưới đây là một vài lưu ý khi dùng thuốc trị viêm họng.
Trẻ em viêm họng uống thuốc gì
Đối với trẻ nhỏ, việc dùng thuốc điều trị bệnh cần phải được thận trong. Khi trẻ bị viêm họng hãy cho bé đi khám tại các cơ sở y tế trước khi dùng kháng sinh tại nhà. Khi bé có các biểu hiện như sốt cao 38,5 độ C, đau đầu, có các nốt xuất huyết trên vòm họng, viêm amidan, sưng đau hạch ở cổ ,… thì khả năng cao là bị mắc viêm họng do vi khuẩn liên cầu. Lúc này việc điều trị kháng sinh là cần thiết, và cần theo chỉ định của bác sĩ.
Kháng sinh được dùng cho trẻ thường là nhóm beta lactam (Amoxicillin, cephalexin, cefuroxim,…) hoặc nhóm Macrolid (Erythromycin, Azithromycin,…). Điều lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho trẻ là phải uống theo đúng thời gian được chỉ định, không tự ý dừng khi có dấu hiệu giảm triệu chứng.
Trường hợp bé bị viêm họng kèm theo sốt trên 38,5 độ C, bố mẹ nên cho bé sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol theo liều 10-15mg/kg cân nặng/lần và dùng 4-6 giờ/lần.
Có bầu bị viêm họng uống thuốc gì
Với người đang mang thai, nên chú ý khi dùng thuốc để không ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và bé. Nếu cần điều trị bằng kháng sinh, có thể dùng nhóm beta lactam hoặc Macrolid theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp giảm đau, hạ sốt thì nên sử dụng Paracetamol. Thuốc có chứa Ibuprofen, Aspirin không dùng trong ba tháng cuối thai kỳ do có thể làm chậm đẻ, tăng nguy cơ chảy máu ở cả mẹ và thai nhi. Do đó, các mẹ cần lưu ý trong quá trình dùng thuốc chữa viêm họng.
Đây là thời kỳ quan trọng vì vậy, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để chữa viêm họng.
Mẹ cho con bú bị viêm họng uống thuốc gì
Nhiều thuốc có thể đi qua được sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé, vì vậy khi bị viêm họng mẹ cũng cần phải chú ý, không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Trong trường hợp sốt do viêm họng, mẹ có thể uống Paracetamol hoặc Ibuprofen vì đây là 2 loại an toàn với phụ nữ cho con bú.
Bài viết này đã giải đáp thông tin về viêm họng uống thuốc gì cũng như các biện pháp được áp dụng tại nhà để giảm triệu chứng.