Viêm mũi họng là một bệnh lý phổ biến ở đường hô hấp trên, bao gồm triệu chứng viêm mũi và viêm họng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn, virus, dị ứng và môi trường ô nhiễm. Vậy triệu chứng của viêm mũi họng là gì và cách điều trị tại nhà như thế nào? PlasmaKare sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Triệu chứng viêm mũi họng thường gặp
Viêm mũi họng là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gặp ở bất kỳ ai. Tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm mũi họng nhất.
Viêm mũi họng có thể do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân khác gây ra. Các triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng 1-3 ngày sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng của viêm mũi họng có thể kéo dài lên đến 10 ngày hoặc hơn tuỳ thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm mũi họng:
- Ho, đau rát cổ họng.
- Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức toàn thân.
- Sốt nhẹ, ngứa mắt, chảy nước mắt,…
Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời.
Cách chữa viêm mũi họng tại nhà
Với các triệu chứng nhẹ của những ngày đầu bị bệnh thì cách chữa viêm mũi họng tại nhà là phương pháp nhiều người lựa chọn.
Chữa đau họng hiệu quả dứt điểm
Khi có những biểu hiện ban đầu của đau họng, có thể áp dụng những cách dưới đây để giảm triệu chứng.
- Nước muối sinh lý
Súc họng miệng bằng nước muối sinh lý ấm khi bị viêm họng giúp làm dịu niêm mạc họng, sát khuẩn và tiêu viêm.
Trong trường hợp có đờm ở họng thì việc súc miệng bằng nước muối cũng giúp làm loãng và loại bỏ dịch đờm hiệu quả.
- Gừng tươi
Theo y học cổ truyền, gừng tươi có tác dụng chữa cảm mạo hiệu quả. Tinh dầu có trong gừng giúp giảm các triệu chứng của viêm họng như ho, rát họng, khàn tiếng,…
2 cách sử dụng gừng tươi chữa viêm họng tại nhà:
Cách 1: Gừng tươi sau khi rửa sạch đem thái lát. Ngậm vài lát ở trong miệng giúp giảm ho, long đờm và giảm tình trạng đau rát họng.
Cách 2: Gừng tươi + Mật ong: Hãm 1 củ gừng tươi thái lát trong một cốc nước sôi (khoảng 10-15 phút). Sau đó thêm một chút mật ong rồi uống khi còn ấm.
- Mật ong
Trong mật ong có chứa các thành phần chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả. Vì vậy mật ong thường được dùng trong điều trị bệnh lý viêm họng, giúp làm dịu cổ họng.
Cách dùng mật ong để điều trị đau họng do viêm họng:
Pha 1 cốc nước ấm với mật ong (tỉ lệ 3:1). Mỗi sáng khi thức dậy uống một cốc nước mật ong như vậy sẽ giúp cổ họng được thoải mái, giảm bớt tình trạng đau do viêm.
Ngoài ra, có thể thêm một chút nước cốt chanh để tăng hương vị và hiệu quả.
- Tía tô
Tía tô được biết đến là loại thảo dược dùng trong điều trị cảm mạo, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và tăng đề kháng cho cơ thể.
Có thể sử dụng lá tía tô nấu nước uống hoặc thêm vào cháo nóng giúp giải cảm hiệu quả, cải thiện tình trạng viêm họng.
- Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Đồng thời còn có khả năng chống viêm và làm dịu niêm mạc họng tuyệt vời.
Cách làm trà hoa cúc: Ngâm 10 bông hoa cúc khô với 200ml nước sôi khoảng 5 phút. Thêm một chút mật ong và thưởng thức.
- Bạc hà
Tinh dầu trong lá bạc hà có tác dụng chữa đau họng nhờ khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm. Chúng giúp làm dịu cơn đau tại niêm mạc họng và giảm triệu chứng ho hiệu quả.
Cách pha trà bạc hà: Vò xát nhẹ khoảng 1 nắm lá bạc hà sau đó hãm với 250 – 300ml nước. Để khoảng 10-15 phút rồi uống khi còn ấm (có thể thêm một chút đường phèn để hương vị thơm ngon hơn).
- Chanh đào ngâm mật ong
Chanh có tác dụng trong việc làm loãng dịch đờm và giảm đau rát họng cho người bệnh. Kết hợp với mật ong giúp gia tăng hiệu quả điều trị viêm họng.
Cách làm:
Chuẩn bị 1 lít mật ong, 1 kg chanh đào và 0,8kg đường phèn. Ngâm rửa chanh với nước muối khoảng 30 phút. Sau đó, thái chanh thành từng lát và xếp vào bình (các lớp chanh và đường xen kẽ nhau). Đổ mật ong lên rồi ngâm trong khoảng 3 tháng. Mỗi lần dùng 1 thìa và uống trước khi ăn sẽ giúp triệu chứng viêm họng cải thiện rõ rệt.
Trên đây là những cách chữa viêm họng tại nhà hiệu quả có thể áp dụng cho người bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc phối hợp khi điều trị bằng thuốc.
Chữa nghẹt mũi, sổ mũi tại nhà
Dưới đây là cách để giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi do viêm mũi họng gây ra:
- Uống trà gừng mật ong
Trà gừng mật ong giúp tăng cường lưu thông khí huyết, làm ấm cơ thể và tăng cường đề kháng. Vì vậy giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi hiệu quả.
- Uống nước tía tô
Bệnh cạnh giảm triệu chứng của viêm họng thì tía tô cũng giúp chữa nghẹt mũi, sổ mũi hiệu quả bằng cách uống nước tía tô.
- Xông hơi
Đây là mẹo dân gian thường dùng khi có triệu chứng nghẹt mũi. Cách làm như sau:
Dùng chậu nước nhỏ đựng nước nóng, nhỏ vào vài giọt tinh dầu oải hương hoặc tinh dầu sả.
Chùm kín đầu bằng chăn để hơi nước bốc lên, chú ý tránh để mặt quá gần với nước.
Nên thực hiện 2-3 lần/tuần để giúp nhanh giảm triệu chứng của bệnh viêm mũi họng.
- Rửa mũi bằng các dụng cụ xịt rửa mũi
Các bình xịt rửa mũi chứa dung dịch nước muối thông qua áp lực dòng nước giúp đẩy được bụi bẩn, nhầy mũi. Từ đó đường thở được thông thoáng và giảm nghẹt mũi.
- Chữa nghẹt mũi bằng phương pháp massage
Có thể massage điểm giữa hai cung lông mày, hai bên cánh mũi, và điểm giữa mũi – môi trong khoảng 1-2 phút giúp giảm sưng mao mạch trong mũi, khai thông đường thở.
Ngoài ra, cũng có thể thông mũi bằng tinh dầu bạc hà hoặc ăn tỏi để giảm triệu chứng trên mũi.
Bộ sản phẩm chăm sóc mũi họng PlasmaKare
Bộ sản phẩm chăm sóc mũi họng PlasmaKare sẽ là giải pháp an toàn và hiệu quả khi điều trị bệnh viêm mũi họng, có chứa thành phần kháng khuẩn, chống viêm và làm lành niêm mạc.
- Súc họng miệng PlasmaKare
Súc họng miệng PlasmaKare bao gồm phức hợp Nano bạc chuẩn hóa TSN và keo ong nhập khẩu từ Italia. Sự kết hợp tuyệt vời này giúp tăng cường khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và làm liền vết loét hiệu quả. Đồng thời giảm được các triệu chứng phù nề trên niêm mạc. Đặc biệt, sản phẩm an toàn cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Cách sử dụng súc miệng PlasmaKare:
Súc họng bằng 10ml dung dịch không pha loãng trong khoảng 30 giây. Sau đó ngâm thêm ít nhất 30 giây nữa trước khi nhổ ra để loại bỏ và tiêu diệt được vi khuẩn, virus tại họng.
Nên súc miệng 3-5 lần mỗi ngày trong khoảng 5-7 ngày liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị viêm họng. Sau đó duy trì việc vệ sinh họng mỗi ngày bằng cách dùng nước súc họng miệng PlasmaKare 1-3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Không súc miệng lại với nước sau mỗi lần dùng.
- Bộ rửa mũi xoang PlasmaKare Nasal Clean
Muối rửa mũi xoang PlasmaKare Nasal Clean là sản phẩm duy nhất có chứa phức hệ Sanicompound kết hợp với Xylitol giúp làm sạch, kháng khuẩn trên đường hô hấp và giảm phù nề niêm mạc mũi.
Điểm đặc biệt của bộ sản phẩm này đó là thiết kế bình xịt được tối ưu nhất cho người dùng. Bình xịt có 2 lỗ với van 1 chiều giúp dòng nước được bóp ra liên tục, tránh gây ra hiện tượng nước bẩn chảy ngược về bình.
Kết hợp bộ sản phẩm PlasmaKare là giải pháp đột phá trong chăm sóc mũi họng.
Các lưu ý khi điều trị viêm mũi họng tại nhà
Trong thời gian mắc viêm mũi họng, người bệnh cần chú ý trong chế độ ăn cùng cách sinh hoạt để giảm triệu chứng và nhanh chóng khỏi bệnh.
- Uống nhiều nước ấm, ăn thức ăn mềm hoặc lỏng khi gặp triệu chứng đau rát họng để tránh làm tổn thương vùng bị viêm.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày.
- Nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, bàn chân.
- Ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể.
Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi họng
Dưới đây là cách phòng ngừa hiệu quả cho bệnh viêm mũi họng:
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối ấm để loại bỏ bụi bẩn, kháng khuẩn, kháng viêm..
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là cổ họng, vùng gan bàn chân, bàn tay.
- Vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ giúp hạn chế sự tồn tại của vi khuẩn, virus, nấm.
- Hạn chế việc tiếp xúc với những người có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm mũi họng.
- Tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Một số câu hỏi thường gặp về viêm mũi họng
Các chuyên gia PlasmaKare sẽ giải đáp các câu hỏi mà mọi người thường thắc mắc về bệnh viêm mũi họng.
Viêm mũi họng có lây không
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm mũi họng là do sự tấn công của vi khuẩn, virus lên đường hô hấp. Vì vậy bệnh lý này có thể lây sang cho người khác khi ho, hắt hơi.
Trẻ bị viêm mũi họng bao lâu thì khỏi
Thông thường các triệu chứng của bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ sẽ thuyên giảm sau 3-5 ngày và khỏi bệnh sau khoảng 7 ngày.
Khi nào bệnh viêm mũi họng nặng lên
Trong trường hợp bệnh không được điều trị đúng cách hoặc sức đề kháng bị suy yếu sẽ thúc đẩy tình trạng bệnh nặng lên. Vì vậy cần chú ý điều trị hiệu quả, dứt điểm và tăng cường bổ sung dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày.
Nếu các triệu chứng của viêm mũi họng nặng lên thì cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng sinh để hạn chế tình trạng kháng thuốc.
Bài viết đã cung cấp các thông tin về cách chữa viêm mũi họng tại nhà và cách phòng ngừa hiệu quả. Hãy đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn.