Viêm da dị ứng là hiện tượng cơ thể phản ứng bằng việc xuất hiện tổn thương trên da sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng (dị nguyên). Việc điều trị viêm da dị ứng thường thất bại khi không loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng và khó xác định chính xác loại viêm da dị ứng mắc phải.
Mục lục
Trong bài viết dưới đây, sẽ giải thích cách phân biệt 4 loại viêm da dị ứng thường gặp và cách xử lý tổn thương da do bệnh gây ra.
Tổng quan về viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là bệnh lý mãn tính gây ra tổn thương trên da do dị ứng với 1 số tác nhân bên ngoài. Tuỳ thuộc vào yếu tố dị ứng phổ biến, người ta chia viêm da dị ứng thành 4 loại bệnh gồm viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng mỹ phẩm và viêm da dị ứng thời tiết
Viêm da dị ứng là bệnh gì?
Viêm da dị ứng là bệnh lý phổ biến có xu hướng tái đi tái lại khi cơ thể tiếp xúc lại với tác nhân gây dị ứng (dị nguyên). Do tính chất tái phát nhiều lần nên còn được gọi là viêm da dị ứng kinh niên. Trong viêm da dị ứng, da trở nên nóng, đỏ, ngứa, đôi khi dạng sẩn ngứa, mề đay, đôi khi khô và tróc vảy tuỳ thuộc vào loại dị nguyên mà bạn tiếp xúc.
Vị trí tiếp xúc với dị nguyên là nơi đầu tiên xuất hiện các triệu chứng của viêm da dị ứng. Phản ứng viêm có thể chỉ xảy ra ở 1 vị trí nhưng cũng có thể lan sang các vùng da khác trên cơ thể, tuỳ thuộc vào mức độ tiếp xúc, mật độ dị nguyên và khả năng đề kháng của cơ thể.
4 loại bệnh Viêm da dị ứng
Dựa trên các tác nhân gây kích ứng, nhiều loại bệnh viêm da dị ứng được định nghĩa. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả là 4 bệnh gồm Viêm da dị ứng cơ địa, viêm da dị ứng tiếp xúc, Viêm da dị ứng mỹ phẩm và viêm da dị ứng thời tiết.
- Viêm da dị ứng cơ địa: bệnh viêm da cơ địa không rõ tác nhân làm khởi phát bệnh. Bệnh này thường xảy ra từ khi còn nhỏ với các tổn thương dạng chàm, rất ngứa và làm tăng nhạy cảm của da. Bệnh viêm da dị ứng cơ địa thường xảy ra ở người có tiền sử bản thân hoặc gia đình có yếu tố dị ứng như dị ứng thuốc, sẩn ngứa, mày đay, hen phế quản, viêm xoang dị ứng.
- Viêm da dị ứng tiếp xúc: Bệnh phát tác khi cơ thể có tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ môi trường như kim loại, thuốc, xà phòng, thực vật, côn trùng, các loại vật liệu dẻo, cao su…Các phản ứng có tính cấp tính gây nên các dát đỏ, bọng nước, ngứa nhiều đôi khi có phù nề hoặc hiện tượng lichen hoá.
- Viêm da dị ứng mỹ phẩm, thuốc bôi: Viêm da dị ứng mỹ phẩm, thuốc bôi cũng là 1 dạng viêm da tiếp xúc nhưng được xếp riêng do mức độ phổ biến của loại viêm này. Các loại mỹ phẩm kém chất lượng hoặc do không phù hợp với các thành phần của sản phẩm gây nên các phản ứng viêm tại vùng da tiếp xúc.
- Viêm da dị ứng Thời tiết: Khi có sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm không khí, có thể xảy ra phản ứng viêm trên da gây tình dạng da khô, ngứa, sẩn đỏ.
Triệu chứng thường gặp của viêm da dị ứng
Tuỳ loại bệnh viêm da dị ứng khác nhau, nhưng ng triệu chứng của phản ứng viêm trên da lại khá tương đồng nên khó phân biệt nếu không xác định được dị nguyên gây bệnh. Triệu chứng của viêm da dị ứng thường gặp tại các vị trí có khả năng tiếp xúc nhiều với dị nguyên như: mặt, mí mắt, dái tai, tay, chân, cổ, ngực, mắt cá, cổ tay, nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối
Các triệu chứng điển hình của viêm da dị ứng gồm:
- Da sưng đỏ, rất ngứa và có thể có các vết xuất huyết nhỏ do cào gãi: Sự giải phóng của các Histamin khi có phản ứng dị ứng làm giãn các mao mạc trên da, gây ra phù nề, đỏ da, nóng da, đôi khi là các vết xuất huyết chạy dọc do cào gãi vì ngứa ngáy. Triệu chứng ngứa thường tăng lên vào buổi tối.
- Xuất hiện các nốt mụn dạng sẩn ngứa hoặc mề đay: Các nốt sẩn có màu đỏ hoặc màu nhợt hơn vùng da bình thường, gồ, cứng và ngứa.
- Mụn nước và chảy dịch trên da: Xuất hiện các mụn nước nhỏ, mọng có thể vỡ ra và gây chảy dịch trên da trong quá trình gãi hoặc chà xát.
- Da khô, tróc vảy: Khi các mụn nước vỡ tạo thành các vảy tiêt trên da. Da khô ráp, có mảng đỏ, lâu ngày tróc vảy.
Nguyên nhân và các tác nhân có thể gây viêm da dị ứng
Hiện nay, chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây dị ứng trên da. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, kháng thể igE trong cơ thể sẽ kích thích các tế bào mast giải phóng Histamin. Khi nồng độ Histamin nội sinh tăng quá mức chúng sẽ gây một loạt các triệu chứng dị ứng trên da và niêm mạc. Đặc biệt trên da – cơ quan có chứa nhiều tế bào mast nhất.
Tuy không xác định được nguyên nhân, nhưng các nhà khoa học đã tìm được hàng ngàn các tác nhân có thể gây dị ứng gồm:
Viêm da dị ứng cơ địa
Yếu tố di truyền là tác nhân chính gây bệnh. Người có tiền sử hoặc người trong gia đình bị viêm da cơ địa dễ xuất hiện các triệu chứng của viêm da dị ứng hơn. Người có tiền sử hen phế quản, viêm xoang dị ứng, sẩn ngứa, mày đay có nguy cơ sinh con mắc viêm da dị ứng cơ địa cao.
Viêm da dị ứng tiếp xúc
Các dị nguyên từ môi trường như lông động vật, phấn hoa, chất tẩy rửa, bụi, các chất liệu cao su, kim loại, ánh sáng là những tác nhân chính gây viêm da dị ứng tiếp xúc. Dị ứng do đồ ăn, thực phẩm cũng là tác nhân gây dị ứng nhưng có thể gây biểu hiện ở cả trên da và niêm mạc hệ tiêu hoá và gây các triệu chứng cấp tính nguy hiểm như tắc nghẽn đường thở. Nghề nghiệp với thời gian và tần suất tiếp xúc dị nguyên lớn có thể làm trầm trọng tình trạng viêm da dị ứng.
Viêm da dị ứng do mỹ phẩm và thuốc bôi
Dị ứng với một hoặc một số thành phần trong thuốc và mỹ phẩm là nguyên nhân gây các phản ứng viêm trên da. Ngoài ra, các sản phẩm mỹ phẩm kém chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng có thể gây viêm da dị ứng mà không tìm được căn nguyên gây bệnh.
Viêm da dị ứng thời tiết
Thời tiết thay đổi thời điểm giao mùa, nóng lạnh thay đổi đột ngột, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây viêm da dị ứng thời tiết. Giao mùa xuân hè với đầy đủ các yếu tố nhiệt độ và độ ẩm cao là thời điểm cả người lớn và trẻ em có nguy cơ viêm da dị ứng cao nhất.
Cách chữa viêm da dị ứng
Điều trị các triệu chứng của viêm da dị ứng có thể sử dụng các phương pháp dân gian kết hợp với thuốc bôi trị viêm da dị ứng.
Mục tiêu điều trị
Điều trị viêm da dị ứng chủ yếu là giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng cấp tính của bệnh gồm:
- Loại bỏ tác nhân gây bệnh để ngăn bệnh tiến triển xấu hoặc tái phát
- Giảm ngứa, êm dịu làn da tránh các tổn thương cơ học do cào gãi gây khó chịu
- Ngăn nguy cơ nhiễm trùng
- Phục hồi vùng da bị tổn thương do phản ứng viêm da gây ra
Phương pháp dân gian cho viêm da dị ứng
Do viêm da dị ứng là bệnh cấp tính, phương pháp dân gian nước lá thảo dược hầu như không có nhiều tác dụng với triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn được khuyến khích sử dụng nhằm mục tiêu giúp làm sạch, dịu nhẹ làn da, hạn chế tối đa các tác nhân có thể gây kích ứng từ xà phòng. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, làn da non nớt và nhạy cảm nên có rất ít loại thuốc bôi phù hợp, thì tắm nước lá là biện pháp giúp cải thiện tốt các triệu chứng sớm của viêm da dị ứng.
Các loại lá tắm được lựa chọn phải có tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, an toàn và lành tính. Đun sôi một hoặc nhiều loại lá với nước lọc và sử dụng để tắm hoặc rửa các vùng da bị viêm da dị ứng. Một số loại lá bạn có thể tham khảo như lá khế, lá trà xanh, lá trầu không hoặc 1 số bài thuốc tắm của người Dao.
Thuốc chữa viêm da dị ứng
Trừ viêm da dị ứng nặng, phản ứng viêm lan toả nhiều khu vực và có dấu hiệu viêm nhiễm nặng, hầu hết các trường hợp đều chỉ cần sử dụng các loại thuốc bôi để chống viêm, giảm ngứa và hồi phục các vùng da đã bị tổn thương.
Các thuốc bôi chữa viêm da dị ứng gồm 2 loại: Chứa Corticoid hoặc không chứa corticoid
Thuốc bôi chứa Corticoid gồm các loại có chứa thành phần như Hydrocotisteroid, betamethasone valerate…nồng độ 0,01%, 0,1% . Các thuốc Corticoid cho hiệu quả chống viêm nhanh, mạnh, giảm ngứa nhanh. Tuy nhiên, thuốc loại corticoid chỉ được sử dụng ngắn ngày tránh các nguy cơ gây tác dụng phụ như rậm lông, phù thậm chí hỏng da. Thuốc bôi corticoid hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ do da bé mỏng, dễ hấp thu corticoid vào cơ thể và gây tác dụng phụ. Đại diện tiêu biểu nhóm này có Emuvate
Thuốc bôi không chứa Corticoid: Các loại thuốc bôi này được đánh giá an toàn hơn và có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Thuốc bôi viêm da dị ứng không chứa Corticoid có thể gồm dịch chiết các loại thảo dược (chất chống viêm tự nhiên) hoặc chất sát trùng thế hệ mới như phức hệ TSN (gồm acid tannic và Nano bạc Plasma). Cùng có thể kết hợp 2 loại hoạt chất này để tạo ra hiệu quả chống viêm, giảm ngứa mạnh mẽ như corticoid nhưng lại tuyệt đối an toàn. Đặc biệt, gel bôi chứa phức hệ TSN còn giúp dưỡng ẩm da, làm săn se mau lành tổn thương nên giúp phục hồi da nhanh hơn. Một trong những loại thuốc bôi viêm da dị ứng tốt nhất hiện nay phải kể đến gel bôi PlasmaKare No5.
Những lưu ý bị viêm da dị ứng và phòng ngừa tái phát bệnh.
Viêm da dị ứng là bệnh lý cấp tính, dễ tái phát và đa dạng các tác nhân gây bệnh. Da sẽ ngày càng nhạy cảm và dễ tái phát bệnh cùng mức độ tổn thương ngày một nghiêm trọng. Do đó, để tăng hiệu quả điều trị, phòng ngừa và xử lý sớm viêm da dị ứng tái phát, bạn cần chú ý:
- Tránh tiếp xúc với các dị nguyên: Liệt kê những tác nhân đã từng khiến bạn bị viêm da dị ứng để tránh, đặc biệt là thức ăn, xà phòng, chất tẩy rửa, phấn hoa, lông côn trùng và thời tiết.
- Giữ ẩm cho da: làn da được cân bằng ẩm giúp giảm khô ngứa và giảm kích ứng cho da. Sử dụng những loại kem dưỡng ẩm an toàn từ các đơn vị uy tín để tránh dị ứng do mỹ phẩm kém chất lượng.
- Tránh cào gãi, trầy xước: Khi bị viêm da dị ứng, ngứa hãy sử dụng các loại thuốc bôi giảm ngứa để tránh cào gãi gây trầy xước. Trầy xước có thế khiến da lâu lành và tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Tắm bằng nước ấm và các loại nước lá tắm thảo dược giúp làm sạch, giữ ẩm da và giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, tắm bằng nước tắm và các loại nước nước lá giúp êm dịu và giảm nhạy cảm cho da.
- Lựa chọn các loại thuốc bôi viêm da dị ứng an toàn hiệu quả. Luôn dự trữ sẵn loại thuốc bôi này trong nhà để xử lý sớm tổn thương trong viêm da, giúp rút ngắn thời gian điều trị
Tóm lại, viêm da dị ứng là bệnh dễ mắc do nhiều tác nhân gây bệnh, gây mất thẩm mỹ, khó chịu và đau đớn cho người bệnh.. Đặc biệt bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh mà không có triệu chứng báo trước. Do đó, luôn dự phòng các loại thuốc bôi trị viêm da dị ứng để đảm bảo sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống bạn nhé.