Tìm ra loại thuốc trị ho hiệu quả và an toàn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Ho kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng. Hãy cùng plasmakare.vn khám phá 4 loại thuốc trị ho phổ biến và hiện đang được sử dụng rộng rãi.
Mục lục
Thuốc trị ho dạng siro ho
Dạng thuốc trị ho phổ biến và thường có trong mỗi gia đình, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ đó là thuốc trị ho dạng siro.
Đặc điểm của thuốc trị ho dạng siro
Siro – bắt nguồn từ một loại thực phẩm có nguồn gốc từ Ả rập và được ứng dụng trong bào chế thuốc nói chung cũng như các thuốc trị ho nói riêng. Bản chất của thuốc trị ho dạng siro là dung dịch đường có nồng độ cao được phối hợp với các dược chất có tác dụng trị ho. Các dược chất có thể có nguồn gốc đông y hoặc tây y tuỳ vào từng loại thuốc trị ho cụ thể. Ngoài ra, thuốc trị ho dạng siro có thể được phối hợp thêm một số chất tạo màu hoặc mùi vị đặc biệt để che dấu vị khó uống. Do đặc điểm bào chế đặc biệt nên siro thường có độ đặc sánh cao, có vị ngọt, mùi thơm và khá dễ uống.
Ưu nhược điểm của thuốc trị ho dạng siro
Thuốc trị ho dạng siro thường được ưu ái lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên thuốc cũng có một số ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau.
Ưu điểm của siro trị ho:
- Dễ nuốt: thuốc có dạng lỏng, phù hợp với trẻ nhỏ, người già, người khó nuốt.
- Dễ uống (đặc biệt với trẻ nhỏ): thuốc thường có vị ngọt, mùi thơm, che dấu được mùi vị khó chịu của dược chất. Nhờ vậy, trẻ nhỏ sẽ dễ tuân thủ điều trị với thuốc dạng siro hơn so với dạng khác.
- Hấp thu nhanh: dược chất được hoà tan sẵn trong thuốc trị ho dạng siro nên khi uống sẽ không mất thời gian rã như viên nén, viên nang mà sẽ được hấp thu vào máu và cho tác dụng.
- Ít gây kích ứng đường uống.
- Tác dụng cả tại chỗ và toàn thân: Khi uống, thuốc trị ho siro sẽ bám dính một phần tại họng, rồi mới theo thực quản xuống ruột để hấp thu và cho tác dụng toàn thân. Phần thuốc bám dính tại họng cho tác dụng tại chỗ và tức thời làm dịu họng, giảm kích ứng và giảm bớt cơn ho.
Nhược điểm của siro trị ho:
- Không sử dụng được cho người có bệnh sử hoặc nguy cơ đái tháo đường: do thuốc trị ho siro có hàm lượng đường rất cao (56 -64%)
- Không thuận tiện khi sử dụng: đa số các thuốc đóng chai và cần đong, rót phức tạp khi dùng
- Chia liều kém chính xác: người dùng thường phải tự chia liều bằng các dụng cụ như cốc đong đi kèm hoặc thìa nên liều dùng thường kém chính xác.
Các thuốc trị ho siro phổ biến trên thị trường
Thuốc trị ho dạng siro được chia làm 2 loại chính: thuốc trị ho siro đông dược và thuốc trị ho siro chứa tân dược.
Các thuốc trị ho dạng siro đông dược là sự phối hợp của rất nhiều dược liệu có tác dụng trị ho, long đờm, bổ phế… và được bào chế dưới dạng siro. Các thuốc phổ biến trong nhóm này có thể kể đến như
- Thuốc trị ho Prospan:
Công dụng: tiêu nhầy, chống co thắt, giảm các cơn ho
Thành phần chính: cao khô lá thường xuân và các tá dược vừa đủ
Cách sử dụng hiệu quả:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi): 2,5ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
Trẻ ở độ tuổi đi học (6-9 tuổi) và thiếu niên (>10 tuổi): 5ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
Người lớn: 5 – 7,5ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
Nên dùng thuốc trong trường hợp viêm hô hấp nhẹ, dùng tối thiểu 1 tuần và duy trì 2 -3 ngày sau khi các triệu chứng đã chấm dứt. Nếu sử dụng mà thấy các triệu chứng tiến triển nặng thêm thì cần tới ngay cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
- Thuốc trị ho Bảo Thanh:
Công dụng: trị ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày, bổ phế, tiêu đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản ở cả người lớn và trẻ em.
Thành phần chính: Ô mai, Mật ong, Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm, Phục linh, Trần bì, Cát cánh, Bán hạ, Qua lâu nhân, Viễn chí, Gừng …
Cách sử dụng hiệu quả:
Đối với trẻ em từ 30 – 36 tháng tuổi: 5ml/ lần, mỗi ngày 3 lần
Đối với trẻ em trên 3 tuổi: 10ml/lần, mỗi ngày 3 lần
Đối với người lớn: 15ml/ lần, mỗi ngày 3 lần
Nên hoà loãng thuốc trị ho Bảo thanh với nước ấm để sử dụng để cho tác dụng và hiệu quả nhanh hơn
- Thuốc trị ho Bổ phế Nam Hà:
Công dụng: tiêu đờm, bổ phổi, sát trùng họng, chuyên trị ho cảm, ho gió, ho khan, khản tiếng, ngứa rát cổ họng, viêm đau họng, viêm phế quản.
Thành phần chính: Bạch linh, mơ muối, bạc hà diệp, tỳ bà diệp, ma hoàng, tang bạch bì, bách bộ, thiên môn, cát cánh, phèn chua, bán hạ, tinh dầu bạc hà, cam thảo…
Cách sử dụng hiệu quả:
Trẻ em 1–6 tuổi: mỗi lần 1 thìa cà phê (5–10ml), ngày uống 3 lần.
Trẻ em 7–10 tuổi: uống mỗi lần 10–15ml, ngày uống 3 lần.
Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: uống mỗi lần một muỗng canh (15–20ml), ngày uống 3 lần.
Nên uống một đợt từ 7 -10 ngày để đạt được hiệu quả mong muốn.
Ngoài các thuốc trị ho có nguồn gốc đông dược, các dạng thuốc tân dược cũng được bào chế dưới dạng siro rất phổ biến. Việc bào chế dưới dạng siro giúp trẻ dễ nuốt, che dấu mùi vị khó chịu của thuốc. Có thể kể đến thuốc trị ho siro có nguồn gốc tân dược dưới đây.
- Thuốc trị ho siro Toplexil
Công dụng: trị ho, bao gồm ho do dị ứng và các chất kích thích. Thuốc còn có tác dụng giảm sốt.
Thành phần chính: oxomemazine, guaiphenesin, paracetamol, natri benzoate
Cách sử dụng hiệu quả: Nên sử dụng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Chú ý đong thuốc bằng dụng cụ đong, không đong bằng thìa để đảm bảo chia liều chính xác.
Công dụng: Trị ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng, ho do cảm cúm
Thành phần chính: Dextromethorphan hydrobromid, Chlorpheniramin maleat, Guaifenesin
Cách dử dụng hiệu quả: Đây là thuốc được sử dụng khi có sự kê đơn của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc.
Thuốc trị ho dạng viêm ngậm
Thuốc trị ho dạng viên ngậm cũng thường xuyên được lựa chọn bởi người lớn trưởng thành, người bận rộn và không có nhiều thời gian. Thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp mới chớm ho hoặc được chỉ định kèm theo các thuốc trị ho khác. Ít khi được chỉ định đơn độc trong điều trị ho.
Đặc điểm của thuốc trị ho viên ngậm
Thuốc trị ho dạng viên ngậm là dạng bào chế dùng đặt trong khoang miệng mà không nuốt. Mục đích là để các dược chất có thể được giải phóng và hấp thu thông qua niêm mạc miệng hoặc mao mạch dưới lưỡi.Thuốc trị ho dạng viêm ngậm có thể cho tác dụng tại chỗ hoặc được hấp thu vào máu rồi mới cho tác dụng.
Các thuốc trị ho dạng viên ngậm hiện nay rất đa dạng về thành phần (bài thuốc đông y, thuốc tây y), mùi vị (cam, dâu, mật ong, bạc hà). Viên ngậm trị ho được bào chế từ đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo (dùng cho cả người đái tháo đường).
Tác dụng chính của các viên ngậm trị ho bao gồm: giảm kích ứng, giảm ho, sát khuẩn, làm dịu họng, giảm rát họng…
Ưu, nhược điểm của thuốc trị ho viên ngậm
Tương tự như các loại thuốc khác, thuốc trị ho dạng viên ngậm cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà bạn cần nắm được.
Ưu điểm của viên ngậm trị ho:
- Mùi vị thơm ngon, hấp dẫn
- Tác dụng giảm các triệu chứng, dịu họng nhanh
- Thuận tiện sử dụng, dễ mang theo bên mình
- Giá thành thấp
Nhược điểm của viên ngậm trị ho:
- Thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây ho
- Thuốc dễ gây lệ thuộc do cần sử dụng thuốc liên tục để làm dịu các triệu chứng
- Thuốc dễ gây ứ đọng đờm, không khạc được đờm để loại bỏ tác nhân gây ho ra ngoài
- Trẻ nhỏ sử dụng viên ngậm trị ho có thể bị nghẹn, sặc
- Có thể ảnh hưởng tới tình trạng hen suyễn, phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh tim mạch.
Các thuốc trị ho viên ngậm phổ biến trên thị trường
Các thuốc trị ho dạng viên ngậm trên thị trường vô cùng đa dạng về thành phần, mùi vị, giá thành. Các viên ngậm trị ho thường được sử dụng như:
- Viên ngậm trị ho Strepsil:
Công dụng: làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm họng, đau họng, đau khi nuốt
Thành phần chính: 2,4-Dichlorobenzyl Alcohol (1.2 mg) và Amylmetacresol (0.6 mg).
Cách sử dụng hiệu quả: Có thể sử dụng mà không cần chỉ định của bác sĩ. Ngậm 1 viên cách mỗi 2 -3 giờ, không quá 12 viên/ ngày. Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em có thể bị nghẹn.
- Viên ngậm trị ho Bảo Thanh
Công dụng: làm dịu họng, giảm rát họng, giảm khản tiếng, hỗ trợ sát khuẩn họng, bổ phế.
Thành phần chính: có nguồn gốc từ bài thuốc Xuyên bối tỳ bà cao, kết hợp với ô mai, vỏ quýt, mật ong.
Cách sử dụng hiệu quả:
Trẻ em từ 3 tuổi đến 10 tuổi: Mỗi lần ngậm 1 viên, ngày 3 – 4 lần
Trẻ em trên 10 tuổi: Mỗi lần ngậm 1 viên, ngày 5 – 6 lần
Người lớn: Mỗi lần ngậm 1 viên, ngày 6 -8 lần.
Sử dụng được cho phụ nữ có thai, không sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi.
- Viên ngậm trị ho Eugica
Công dụng: làm ấm và thông cổ, làm dịu các cơn ho, giúp giảm rát cổ, khàn tiếng. Giúp phòng ngừa triệu chứng của các cơn ho khan, ho có đờm.
Thành phần chính: tinh dầu húng chanh, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng, tinh dầu quế.
Cách sử dụng hiệu quả: Mỗi lần ngậm 1 viên, ngày ngậm không quá 20 viên. Nên ngậm từ từ để viên ngậm có tác dụng tại chỗ sẽ tốt hơn là nhai và nuốt ngay.
- Viên ngậm trị ho Dorithricin
Công dụng: kháng khuẩn, trị viêm họng, viêm thanh quản, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng, đau rát họng…
Thành phần chính: Tyrothricin, Benzalkonium chlorid và Benzocain.
Cách sử dụng hiệu quả: ngậm trong khoang miệng và ngậm gần họng để cho tác dụng tại chỗ tốt hơn. Một lần ngậm từ 1 -2 viên. Có thể ngậm nhiều lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 2 -3 tiếng.
Thuốc trị ho dạng xịt tại họng
Một dạng bào chế phổ biến khác của các thuốc trị ho đó là dạng xịt tại họng. Đúng như tên gọi, các thuốc xịt họng trị ho cũng được dùng ở dạng dùng ngoài bằng cách xịt trực tiếp vào khu vực có viêm, tổn thương tại họng.
Đặc điểm của thuốc trị ho dạng xịt tại họng.
Thuốc trị ho dạng xịt tại họng có tác dụng hỗ trợ sát khuẩn, làm dịu họng, chống viêm tại họng. Khi xịt, thuốc bám tại niêm mạc họng và có thể bị nuốt xuống theo đường tiêu hoá.
Thuốc xịt họng trị ho có thể chứa các hoạt chất từ tự nhiên, phổ biến là keo ong hoặc các loại tinh dầu thảo dược. Ngoài ra, thuốc xịt họng có thể chứa kháng sinh, thuốc sát khuẩn để trị ho. Một số thuốc xịt họng đặc trị còn chứa thuốc như corticoid, thuốc giãn phế quản…
Ưu, nhược điểm của thuốc xịt họng trị ho
Mỗi chúng ta nên nắm vững ưu, nhược điểm của thuốc trị ho dạng xịt tại họng để có cho mình lựa chọn cho phù hợp.
Ưu điểm của thuốc xịt họng trị ho:
- Nhanh dịu các triệu chứng tại chỗ
- Ít tác dụng phụ hơn các thuốc đường uống
- Tiện dụng, dễ mang theo người
Nhược điểm cuả thuốc xịt họng trị ho:
- Có nguy cơ kích ứng, gây có thắt khí quản đột ngột
- Phân liều không chính xác
- Thời gian bám dính trên niêm mạc ngắn, có thể chưa kịp phát huy tác dụng điều trị
Các loại thuốc xịt họng trị ho phổ biến
Trong điều trị ho, các thuốc xịt họng cũng thường được sử dụng vì tính tiện lợi và hiệu quả. Một số thuốc xịt họng phổ biến có thể tham khảo dưới đây.
- Thuốc xịt họng trị ho keo ong Probee
Công dụng: dịu ho, giảm đau rát họng, ngăn ngừa sử phát triển của vi khuẩn.
Thành phần: keo ong
Cách sử dụng: xịt vào khoang miệng hoặc xịt trực tiếp vào khoang họng, vết loét. Mỗi lần 3 – 4 nhát x 2 -4 lần/ ngày.
- Thuốc xịt họng trị ho Betadine Throat Spray
Công dụng: sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn, virus, làm dịu họng, giảm ho
Thành phần: Povidon Iod
Cách sử dụng: Lắc đều trước khi sử dụng, xịt vào khoang miệng, họng 2 -3 nhát/ lần, mỗi lần cách nhau 3 -4 tiếng.
Thuốc trị ho dạng súc họng – miệng
Thuốc trị ho dạng súc họng – miệng thường là dạng dung dịch hoặc dạng bột pha. Thuốc được sử dụng theo đường dùng ngoài, tức là chỉ sử dụng để vệ sinh khu vực họng, miệng chứ không nuốt trực tiếp xuống đường tiêu hoá.
Đặc điểm của thuốc trị ho dạng súc họng – miệng
Các thuốc súc họng, miệng có tác dụng trị ho theo cơ chế sát khuẩn tại chỗ, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, virus, hạn chế mùi khói chịu trong khoang miệng. Thuốc súc họng, miệng cũng giúp ngăn ngừa hình thành viêm, nhiễm khu vực hầu họng do đó hỗ trợ trị ho hiệu quả.
Thuốc súc họng miệng được chia thành 3 nhóm chính: thuốc kháng sinh súc họng; thuốc súc họng cân bằng pH và thuốc súc họng sát khuẩn
Dung dịch kháng sinh súc họng: thuốc trị ho theo cơ chế tiêu diệt các vi khuẩn có tại khu vực hầu họng. Thuốc có tác dụng trong các trường hợp viêm họng, viêm amidan do nhiễm khuẩn. Kháng sinh được sử dụng phổ biến trong pha chế các thuốc súc họng miệng là tyrothricin.
Thuốc súc họng cân bằng pH: Theo các nghiên cứu chỉ ra, khả năng đề kháng của các biểu mô đường hô hấp không chỉ phụ thuộc vào Ig trong lớp màng nhầy trên bề mặt niêm mạc. Chúng còn cần duy trì một pH hằng định từ 6,8 – 7,2. Nếu pH mất cân bằng sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus phát triển gây ho. Các thuốc súc họng giúp cân bằng pH, làm dịu và làm sạch vùng họng do đó giúp trị ho hiệu quả. Dung dịch súc họng phổ biến trong nhóm này là nước muối sinh lý, natri bicarrbonat.
Thuốc súc họng sát khuẩn: thuốc có tác dụng trị ho theo cơ chế tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn, virus, vi nấm xâm nhập và gây viêm ở vùng hầu, họng. Các dung dịch chứa povidon iod, nano bạc… là các dung dịch nổi tiếng với khả năng sát khuẩn trị ho trong nhóm này.
Ưu, nhược điểm của thuốc súc họng miệng trị ho
Mặc dù các thuốc trị ho dạng súc họng miệng rất hiệu qủa nhưng cũng không thể tránh khỏi các hạn chế nhất định. Cùng tìm hiểu những ưu, nhược điểm của dạng thuốc trị ho này dưới đây.
Ưu điểm của thuốc súc họng miệng trị ho
- Tác dụng tại chỗ nhanh, hiệu quả
- Hạn chế tác dụng phụ do không cần sử dụng đường uống
- Hạn chế việc sử dụng kháng sinh cũng như nguy cơ kháng kháng sinh
- Chi phí sử dụng phù hợp, kinh tế.
Nhược điểm của thuốc súc họng miệng trị ho:
- Một số thuốc có mùi, vị khó chịu, khó tuân thủ điều trị.
- Không thuận tiện cho việc sử dụng
Các thuốc súc họng miệng trị ho phổ biến
- Thuốc súc họng trị ho chứa kháng sinh tyrothricin
Công dụng: tiêu diệt vi khuẩn, điều trị viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng do nhiễm khuẩn.
Thành phần chính: kháng sinh tyrothricin
Cách sử dụng hiệu quả:
Súc miệng, họng bằng cách ngậm trong vòng khoảng vài giây.
Trẻ em 6 -12 tuổi: 2 -3 lần/ ngày
Người lớn: 3 -4 lần/ ngày
Súc miệng, họng không quá 10 ngày liên tục.
- Thuốc súc họng trị ho – nước muối sinh lý
Công dụng: cân bằng pH, làm dịu, sạch họng, ngăn ngừa viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm lợi…
Thành phần chính: NaCl 0,9%
Cách sử dụng hiệu quả: Súc miệng và đưa xuống khoang họng khoảng 3 lần, mỗi lần 15s và không cần súc lại bằng nước. Nên súc miệng đều đặn sau khi đánh rănh, sau khi ăn hoặc sau khi đi ra ngoài.
- Thuốc súc họng trị ho Plasmakare
Công dụng: Sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus, vi nấm, giúp dịu họng, trị ho, làm sạch đờm.
Thành phần chính: SN (Phức hệ Tannic – Nano bạc Plasma chuẩn hoá), Keo ong nhập khẩu Italia, Menthol, Propylene glycol, Cremophor RH40, Sorbitol, Kali sorbate, Glycerin, Natri edetat, Poloxamer, Nước tinh khiết.
Cách sử dụng hiệu quả:
Dùng 10 ml cho mỗi lần súc
Súc họng kỹ trong 30s, sau đó súc miệng thêm 30s nữa trước khi nhổ ra.
Súc họng, miệng từ 3 -5 lần/ngày. Liên tục trong 5 -7 ngày.
Không cần súc lại với nước.
Trên đây là thông tin về các loại thuốc trị ho phổ biến nhất trên thị trường. Mẹ cần bỏ túi ngay các kiến thức để có thể hiểu cách sử dụng thuốc cho trẻ phù hợp.