Viêm amidan là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở trẻ em, gây ra các triệu chứng khó chịu như đau họng, sưng tấy, và sốt. Việc điều trị viêm amidan bằng thuốc là phương pháp phổ biến, nhưng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Vậy, khi viêm amidan uống thuốc không khỏi, chúng ta nên làm gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng này.
Mục lục
Viêm amidan là gì?
Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng các mô bạch huyết ở phía sau họng gây ra các tình trạng đau họng, khó nuốt, sưng hạch bạch huyết. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm amidan là do virus, vi khuẩn gây nên.
Đối tượng dễ mắc viêm amidan
Viêm amidan xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến là ở trẻ em. Bởi ở độ tuổi từ 4-10 tuổi, hoạt động miễn dịch của amidan đang hoạt động mạnh nhất. Sau độ tuổi 10, hoạt động của amidan sẽ giảm dần và tình trạng viêm amidan sẽ giảm theo độ tuổi tăng dần.
Phân loại viêm amidan
Viêm amidan được chia làm 2 nhóm là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.
- Viêm amidan cấp tính: Là tình trạng amidan khẩu cái bị xung huyết gây ra các triệu chứng đau họng, sốt, nổi hạch bạch huyết.
- Viêm amidan mạn tính: Là tình trạng viêm nhiễm amidan tái đi tái lại nhiều lần. Triệu chứng của tình trạng này không rầm rộ như của viêm amidan cấp tính, đặc trưng của viêm amidan mạn tính là hơi thở hôi.
Điều trị viêm amidan
Điều trị viêm amidan phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp viêm amidan do virus, điều trị chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng, bao gồm nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt. Đối với viêm amidan do vi khuẩn, kháng sinh thường được kê đơn để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp đã sử dụng thuốc nhưng không cải thiện, vậy nguyên nhân là gì?
Nguyên nhân viêm amidan uống thuốc không khỏi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc điều trị amidan thất bại, cụ thể như:
Chẩn đoán sai bệnh lý
Một số trường hợp viêm amidan có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm họng hoặc viêm xoang. Việc chẩn đoán sai dẫn đến việc sử dụng thuốc không đúng loại, không mang lại hiệu quả điều trị. Phân biệt viêm họng, viêm amidan và viêm xoang theo bảng sau:
Tình trạng | Triệu chứng | Nguyên nhân | Điều trị |
Viêm họng (Đau họng) | Đau họng, ngứa họng, đau khi nuốt | Virus (phổ biến nhất), vi khuẩn | Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, thuốc giảm đau không kê đơn (như viên ngậm hoặc thuốc xịt họng), súc họng miệng |
Viêm amidan | Đau họng, sưng amidan, sốt, khó nuốt | Virus (phổ biến nhất), vi khuẩn | Thuốc kháng sinh (nếu là vi khuẩn), thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, |
Viêm xoang | Đau và áp lực ở mặt, nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, chảy dịch mũi, ho (nặng hơn vào ban đêm), mệt mỏi, hôi miệng | Virus, vi khuẩn, dị ứng | Xịt mũi, rửa mũi, corticosteroid, kháng sinh (nếu do vi khuẩn) |
Sử dụng thuốc không đúng cách
Nhiều người không tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định, dẫn đến tình trạng viêm amidan không khỏi. Việc tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng giảm cũng là một nguyên nhân phổ biến. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.
Kháng kháng sinh
Sự kháng thuốc của vi khuẩn là một vấn đề nghiêm trọng. Khi vi khuẩn viêm amidan kháng thuốc, điều trị bằng thuốc thường không hiệu quả. Kháng kháng sinh là vấn đề đáng báo động toàn cầu. WHO cho biết lạm dụng và sử dụng kháng sinh sai cách gây kháng thuốc. Nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện do lạm dụng kháng sinh. Điều này làm nhiễm trùng thông thường khó điều trị và tăng nguy cơ tử vong. Biến chứng từ nhiễm trùng trở nên nguy hiểm hơn do kháng thuốc. Vì thế, các biện pháp khác như sử dụng nước súc họng miệng PlasmaKare với nano bạc TSN rất quan trọng.
Sức đề kháng cơ thể yếu
Hệ miễn dịch yếu khiến cơ thể không đủ sức chống lại vi khuẩn gây bệnh, dù đã sử dụng thuốc. Các yếu tố như căng thẳng, thiếu dinh dưỡng, và bệnh lý nền có thể làm suy giảm sức đề kháng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có tiền sử bệnh mãn tính hoặc người cao tuổi.
Các yếu tố bên ngoài tác động
Ô nhiễm môi trường, thói quen ăn uống không lành mạnh, và lối sống thiếu khoa học cũng góp phần làm cho viêm amidan không thể khỏi dù đã dùng thuốc. Việc tiếp xúc thường xuyên với các chất kích thích như khói thuốc, bụi bẩn cũng làm tăng nguy cơ viêm amidan.
Phải làm sao khi viêm amidan uống thuốc không khỏi?
Tái khám bác sĩ chuyên khoa
Khi viêm amidan không khỏi sau khi uống thuốc, việc đầu tiên người bệnh nên làm là tái khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại và có thể yêu cầu các xét nghiệm để xác định nguyên nhân chính xác. Điều này sẽ chắc chắn việc bệnh nhân được chẩn đoán đúng và phương pháp điều trị phù hợp.
Điều chỉnh phác đồ điều trị
Nếu việc sử dụng thuốc kháng sinh không hiệu quả, bác sĩ sẽ cho dừng việc sử dụng kháng sinh. Sau đó sẽ bổ sung hoặc thay thế bằng các loại thuốc khác như kháng viêm, giảm đau, hoặc thuốc hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Việc thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng có thể giúp cải thiện hiệu quả điều trị.
Tăng cường hệ miễn dịch
Việc tăng cường sức đề kháng là rất quan trọng. Nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục đều đặn, và ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh hơn. Các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, kẽm, và sắt có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Các phương pháp như súc miệng bằng nước muối,nước súc họng có tính sát khuẩn hoặc các phương pháp dân gian có thể giúp giảm triệu chứng viêm amidan mà không cần dùng thuốc. Đặc biệt, súc họng miệng PlasmaKare là nước súc họng chứa nano bạc chuẩn hóa TSN, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn virus kể cả vi khuẩn đa kháng thuốc. Súc họng miệng PlasmaKare là một giải pháp hiệu quả cho những trường hợp viêm amidan mãn tính. Nano bạc TSN trong súc họng miệng PlasmaKare giúp tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả, giảm viêm và đau họng.
Phẫu thuật cắt amidan
Trong những trường hợp viêm amidan mãn tính, tái phát nhiều lần và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt amidan. Đây là biện pháp cuối cùng, nhưng có thể mang lại hiệu quả lâu dài. Phẫu thuật cắt amidan thường được thực hiện khi các biện pháp khác không mang lại kết quả như mong đợi và viêm amidan gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Lời khuyên và biện pháp phòng ngừa viêm amidan
Duy trì vệ sinh cá nhân
Thói quen rửa tay thường xuyên và vệ sinh răng miệng đúng cách là những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng ngừa viêm amidan. Sử dụng nước súc họng miệng diệt khuẩn, như súc họng miệng PlasmaKare, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh tại họng miệng, ngăn ngừa viêm amidan tái phát.
Tránh các yếu tố kích thích
Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, và tránh xa các chất kích thích có thể giúp giảm nguy cơ viêm amidan.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Ăn nhiều rau củ quả, uống đủ nước, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.
Sử dụng súc họng miệng PlasmaKare trong điều trị viêm amidan
PlasmaKare là một sản phẩm súc họng miệng chứa nano bạc TSN, được biết đến với khả năng tiêu diệt vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc. Đây là một giải pháp hữu hiệu trong việc hỗ trợ điều trị viêm amidan, đặc biệt khi thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả.
Điểm đặc biệt của nano bạc trong súc họng miệng PlasmaKare
Nano bạc trong súc họng miệng PlasmaKare là nano bạc đã được chuẩn hóa về kích thước. Với kích thước đã được chuẩn hóa từ 10 -30nm, đã chứng minh tối ưu về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng cho con người.
Sự kết hợp của nano bạc chuẩn hóa với acid tannic tạo thành phức hệ nano bạc TSN. Phức hệ này có khả năng diệt tới 100% virus, vi khuẩn trong 30s kể cả vi khuẩn đã kháng thuốc. Nhờ khả năng này, khi sử dụng nước súc họng miệng PlasmaKare trong viêm amidan sẽ tiêu diệt vi khuẩn, virus một cách hiệu quả. Ngoài ra, Nano bạc TSN còn có khả năng giảm viêm và làm lành vết thương.
Cách sử dụng nước súc họng miệng PlasmaKare
Sử dụng PlasmaKare đều đặn mỗi ngày, đặc biệt sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ, có thể giúp giảm triệu chứng viêm amidan và ngăn ngừa tái phát. Khi sử dụng, bạn nên súc họng 30s sau đó súc miệng 30s và nhổ ra.
Viêm amidan uống thuốc không khỏi là một vấn đề cần được quan tâm và xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nhận biết và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình. Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi gì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc gọi hotline 0976 648 102 để được chuyên gia giải đáp.
Xem thêm: Vai trò và tác dụng tuyệt vời của TSN (Acid Tannic và Nano bạc Plasma) – Chất sát trùng thế hệ mới