Nhiệt miệng là một vấn đề phổ biến về sức khỏe răng miệng, xuất hiện ở cả người trưởng thành và trẻ nhỏ. Hầu như mỗi người chúng ta ít nhất đã trải qua tình trạng nhiệt miệng một lần trong cuộc đời. Nhiệt miệng thường xuất hiện ở các vị trí khác nhau như môi, mô trong má, dưới lưỡi và trên nướu. Liệu có sự khác biệt về đặc điểm và nguyên nhân gây ra các vết nhiệt miệng ở mỗi vị trí này? Hãy cùng Plasmakare khám phá thêm thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Vị trí nhiệt miệng ở môi
Vị trí nhiệt miệng ở môi là tình trạng các nốt nhiệt miệng xuất hiện ở vùng niêm mạc môi nằm phía trong khoang miệng. Cân phân biệt với các vết rộp mụn nước hay vết loét nằm phía ngoài môi. Trường hợp này có thể là do mụn trứng cá, bệnh rona thần kinh chứ không phải là nhiệt miệng. Nhiệt miệng ở trong môi có thể do một số nguyên nhân phổ biến như do nóng trong người, do dị ứng với một số hoá chất trong kém đánh răng hoặc do vô tình cắn phải khi ăn uống, nói chuyện. Đặc điểm của vết nhiệt miệng nằm ở môi là có thể có kích thước lớn, nhỏ khác nhau, thường có hình bầu dục, ban đầu vết nhiệt có màu hồng hoặc đỏ. Có thể thấy chảy máu tại vết nhiệt miệng nhưng sau đó vết nhiệt miệng thường có màu vàng đục hoặc trắng ngà, viền màu hồng. Đây là lúc mà vết nhiệt miệng đã bắt đầu lành lại dần. Vì vị trí nhiệt miệng nằm ở môi, là nơi đầu tiên tiếp xúc với thực phẩm nên vị trí này thường khó tránh khỏi đau đớn.
Vị trí nhiệt miệng nằm ở trong má
Vị trí nhiệt miệng nằm ở trong má thường ít gặp hơn ở các vị trí khác. Cũng giống như các vị trí nhiệt miệng khác, nhiệt miệng trong má cũng xảy ra do một số nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc do thiếu hụt một số vitamin trong cơ thể. Ngoài ra, vị trí nhiệt miệng ở trong má còn thường gặp ở những người có răng mọc lệch, những người đang chỉnh nha. Ở những người này, răng hoặc niềng kim loại có thể cọ sát vào niêm mạc má gây tổn thương, lâu ngày hình thành nên những vết loét nhiệt miệng trên niêm mạc trong má.
Vị trí nhiệt miệng dưới lưỡi
Vị trí nhiệt miệng ở lưỡi cũng là một trong những nơi hay xuất hiện những nốt nhiệt miệng. Cụ thể, các nốt rộp, loét do nhiệt miệng thường xuất hiện ở cạnh bênh hoặc bề mặt phía dưới lưỡi, rất hiếm khi xuất hiện ở phiá trên lưỡi, nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Hiện cũng chưa có lý do khác biệt nào chỉ ra rằng tại sao vết nhiệt miệng lại xuất hiện ở dưới lưỡi mà không phải ở các vị trí khác. Tuy nhiên, với các vết nhiệt miệng ở dưỡi lưỡi, người bệnh nên chú ý theo dõi. Nếu như có bất cứ dấu hiện nào như vết nhiệt cứng, không còn cảm giác mềm mại, có dấu hiệu xơ hoá, có mủ trắng, chảy máu, có mùi khó chịu, hoặc thậm chí có màu đen. Lúc này bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám vì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm hơn.
Vị trí nhiệt miệng trên nướu
Vị trí nhiệt miệng nằm trên nướu hay lợi chính là những vết rộp như mụn nước, sau đó thường vỡ ra thành các vết loét. Các vết nhiệt tại nướu ngoài do các nguyên nhân thường gặp thì có thể liên quan đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Các vết nhiệt miệng nằm trên nướu thường đau đớn và lâu lành hơn ở các vị trí khác. Do vị trí nhiệt miệng tại nướu thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, nước uống và khó tránh khỏi bị va chạm, cọ sát khi nhai hoặc nói chuyện. Để các vết nhiệt miệng trên nướu đỡ đau và nhanh lành hơn, bạn có thể sử dụng các thuốc bôi giảm đau, hoặc thuốc bôi tạo màng để ngăn ngừa vết loét tiếp xúc với nước bọt và thức ăn. Ngoài ra, khi bị nhiệt miệng trên nướu, nhiều người vì ngại đau nên thường có xu hướng ngại đánh răng. Tuy nhiên điều này là vô cùng sai lầm. Việc không vệ sinh răng miệng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh hơn, khiến cho các vết loét lâu lành hơn.
Khi bị nhiệt miệng làm thế nào để khắc phục hiệu quả
Mặc dù nhiệt miệng không phải là một vấn đề nguy hiểm nhưng nó lại gây ra rất nhiều đau đớn và bất tiện. Không một ai muốn chịu đựng cảm giác đau, xót mỗi khi ăn uống, nói chuyện kéo dài lên tới 1 – 2 tuần và thậm chí là dài hơn nếu nhiệt miệng tái phát thành nhiều đợt. Để khắc phục tình trạng này hiệu quả, nguyên tắc là cần giảm đau, làm liền nhanh vết loét và hạn chế các đợt nhiệt miệng tái đi tái lại.
Súc miệng bằng dung dịch phù hợp
Khi bị nhiệt miệng, bạn không nên súc miệng bằng các dung dịch chứa cồn, thay vào đó, hãy lựa chọn các dung dịch súc miệng có tính kháng khuẩn, lành viêm. Bạn có thể lựa chọn dung dịch súc miệng chứa Nano bạc và keo ong như dung dịch Plasmakare. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chuẩn bị dung dịch súc miệng tại nhà bằng các nguyên liệu đơn giản như baking soda, nha đam và nước ấm.
Bôi các thuốc bôi giảm đau, bảo vệ vết loét
Các thuốc bôi này có công dụng giảm nhanh các cơn đau do nhiệt miệng, đặc biệt khi vị trí nhiệt miệng nằm ở nướu, lưỡi má gây ảnh hưởng nhiều đến ăn uống. Các thuốc bôi này cũng đặc biệt phù hợp với các đối tượng nhạy cảm như trẻ em. Cơ chế hoạt động của các thuốc bôi này là gây tê, giảm đau trực tiếp tại vết loét. Ngoài ra, thuốc bôi còn có thể hoạt động theo cơ chế hoà lẫn với nước bọt và dịch tiết tại ổ loét để tạo thành một màng bao chứa thuốc. Màng bao vừa có tác dụng bảo vệ vết loét tránh phải tiếp xúc với nước bọt và giúp giải phóng thuốc (kháng sinh, kháng viêm) để kháng khuẩn và làm liền vết loét.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để ngăn ngừa nhiệt miệng tái đi tái lại
Nhiệt miệng có thể lành sau 1 – 2 tuần nhưng lại thường tái lại thành các đợt. Mặc dù chưa xác định được rõ nguyên nhân nhưng việc nhiệt miệng tái đi tái lại có liên quan đến yếu tố cơ địa và thể trạng. Do vậy, để hạn chế tái phát nhiệt miệng, việc cần làm là nên nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung acid folic, kẽm, vitamin nhóm B có thể mang lại hiệu quả. Bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn của mình các nhóm thực phẩm như thịt đỏ, trứng, sữa, các loại hạt, rau cải xanh.
Nhiệt miệng khi nào cần đi khám
Trong đa số các trường hợp, nhiệt miệng sẽ tự lành lại dù bạn không can thiệp bất cứ biện pháp chăm sóc nào. Việc thăm khám sẽ giúp chẩn đoán, xác định sớm được các bệnh bất thường nếu có, nhờ vậy việc điều trị (nếu cần) sẽ hiệu quả hơn. Nếu có một số dấu hiệu khác thường dưới đây, bạn hãy tới các cơ sở y tế để thăm khám sớm:
- Các vết nhiệt miệng có dấu hiệu xơ hoá, mất đi sự mềm mại của các mô xung quanh.
- Tại vị trí nhiệt miệng chảy máu kéo dài, kèm theo chảy mủ, có mùi hôi.
- Có các triệu chứng toàn thân như: sốt kéo dài, nổi hạch dưới cằm, dưới cổ, sụt cân đột ngột không rõ lý do
Trên đây là các thông tin tổng quan về các vị trí nhiệt miệng thường hay xuất hiện. Cùng với đó là một số hướng dẫn để chăm sóc khi bị nhiệt miệng. Hy vọng rằng việc áp dụng các thông tin trên sẽ mang lại hiệu quả cho bạn và người thân.
RobertDriek đã bình luận
Xin chào, tôi muốn biết giá của bạn.
DS Nghia đã bình luận
Chào bạn,
Bạn muốn hỏi giá của sản phẩm Gel PlasmaKare No5 phải không? Bạn vui lòng để lại số điện thoại để được nhân viên tư vấn hỗ trợ.
AluminAgott đã bình luận
Tenha um bom dia!
Dược sĩ PlasmaKare đã bình luận
Chào bạn,
Bạn muốn hỏi giá của sản phẩm Gel PlasmaKare No5 phải không? Bạn vui lòng để lại số điện thoại để được nhân viên tư vấn hỗ trợ.
RobertDriek đã bình luận
Ndewo, achọrọ m ịmara ọnụahịa gị.
Dược sĩ PlasmaKare đã bình luận
Chào bạn,
Bạn muốn hỏi giá của sản phẩm Gel PlasmaKare No5 phải không? Bạn vui lòng để lại số điện thoại để được nhân viên tư vấn hỗ trợ.