Bất kỳ bệnh lý nào trong thời kỳ mang thai cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bà bầu bị viêm amidan hốc mủ cũng không ngoại lệ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này cho bà bầu theo khuyến cáo từ chuyên gia.
Mục lục
Dấu hiệu và nguyên nhân của viêm amidan hốc mủ khi mang thai
Viêm amidan hốc mủ là tình trạng viêm amidan mạn tính, xảy ra sau viêm amidan cấp kéo dài nhiều tuần hoặc tái phát nhiều đợt liên tục. Căn bệnh này dễ gặp ở những người có rối loạn nội tiết và miễn dịch kém như phụ nữ có thai.
Triệu chứng của viêm amidan hốc mủ ở bà bầu
Bà bầu bị viêm amidan hốc mủ cũng có đầy đủ các triệu chứng điển hình của bệnh như sau:
- Đau rát họng, ngứa họng, đặc biệt ở vị trí của amidan
- Amidan đỏ, có thể sưng to (thể quá phát) hoặc teo nhỏ lại, gồ ghề, lỗ chỗ (thể xơ teo)
- Cảm giác có dị vật ở cổ, vướng cổ khi nuốt
- Các khe, hốc của amidan chứa đầy mủ trắng là các chất bã đậu từ ổ viêm kết hợp với bụi bẩn và thức ăn tích tụ lại.
- Ho khan hoặc ho có đờm, có thể khó thở
- Hơi thở rất hôi
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm amidan hốc mủ
Về cơ bản, viêm amidan hốc mủ được phát triển từ viêm amidan cấp tính do virus (cúm, sởi, ho gà) hoặc vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu,…). Trong quá trình mang thai, cơ thể rối loạn nội tiết tố khiến sức đề kháng của bà bầu suy giảm, do vậy khó chống chọi lại các tác nhân này. Việc sử dụng thuốc điều trị khó khăn trên bà bầu cũng góp phần khiến viêm amidan cấp kéo dài và trở thành mạn tính.
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ thúc đẩy phát triển bệnh viêm amidan hốc mủ ở bà bầu như sau:
- Tiếp xúc gần với người mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp
- Thời tiết thay đổi thất thường (nhiệt độ, độ ẩm)
- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, ẩm thấp
- Tiền sử viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách, bị viêm nướu, loét miệng thường xuyên
Nguy cơ của bà bầu bị viêm amidan hốc mủ
Tương tự như những người bình thường khác, bà bầu bị viêm amidan hốc mủ cũng có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như áp xe amidan, viêm phế quản – phổi, viêm cơ tim, viêm khớp và nhiễm khuẩn huyết. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn có thể gây ra nhiều tác động bất lợi đối với thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Các nguy cơ của bệnh đối với thai nhi bao gồm:
- Thai nhi thiếu chất, suy thai: Bệnh viêm amidan hốc mủ là bệnh mạn tính, gây đau họng, khó nuốt, chán ăn trong thời gian dài, khiến cơ thể mẹ không đủ dinh dưỡng nuôi thai.
- Thai nhi dị tật bẩm sinh: Với bà bầu bị viêm amidan hốc mủ nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể qua tuần hoàn tiếp cận và gây hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, phản ứng miễn dịch chống lại vi khuẩn của cơ thể mẹ cũng có thể tác động lên thai nhi, gây ra các dị tật bẩm sinh về thể chất và thần kinh.
- Sảy thai, sinh non, thai lưu: Một số tình trạng nhiễm khuẩn, virus ở bà bầu mắc bệnh có thể kích thích các cơ co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai, sinh non. Ngoài ra, vi khuẩn qua máu mẹ vào thai cũng gây nguy cơ làm lưu thai.
Như vậy có thể thấy, viêm amidan ở bà bầu khá nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh, các mẹ bầu nên chủ động thăm khám và điều trị đúng cách để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Cách điều trị cho bà bầu bị viêm amidan hốc mủ
Trong điều trị viêm amidan hốc mủ, các bác sĩ thường ưu tiên chỉ định thủ thuật cắt amidan để dứt điểm bệnh nhanh và hạn chế tái phát. Do vậy, không ít người thắc mắc bà bầu có cắt amidan được không. Tuy nhiên, biện pháp này không được sử dụng trên phụ nữ có thai.
Điều trị cho bà bầu bị viêm amidan hốc mủ thường tập trung vào điều trị triệu chứng, làm sạch ổ mủ và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Cách biện pháp cụ thể bao gồm:
Dùng thuốc trị viêm amidan hốc mủ khi mang thai
Nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ trên bà bầu và thai nhi. Vì vậy việc sử dụng thuốc điều trị cho bà bầu bị viêm amidan hốc mủ thường rất hạn chế. Các bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc được chứng nhận an toàn trên lâm sàng cho bà bầu để điều trị viêm amidan hốc mủ.
Thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ sử dụng cho bà bầu:
- Kháng sinh: Ưu tiên sử dụng những thuốc không qua được nhau thai như Erythromycin, Azithromycin, Cephalexin, Amoxicillin/Clavulanic, Penicilin G tác dụng kéo dài.
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen (chỉ dùng trong
- Thuốc chống viêm: Corticoid dùng tại chỗ, Corticoid đường uống (Betamethason, Dexamethason, Methylprednisolon).
- Thuốc dùng tại chỗ: Thuốc sát trùng (Betadine), xịt họng PlasmaKare HSpray chứa nano bạc chuẩn hóa kháng khuẩn, giảm viêm.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cho bà bầu bị viêm amidan hốc mủ:
- Tuân thủ sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ
- Không tự ý dùng thuốc, ngưng thuốc hoặc tăng thời gian sử dụng thuốc, đặc biệt là với kháng sinh và corticoid.
- Thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ là tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị.
Súc họng với nước muối sinh lý và dung dịch sát khuẩn
Sát trùng tại chỗ và vệ sinh khoang miệng kịp thời có vai trò rất quan trọng trong điều trị viêm amidan hốc mủ khi mang thai. Làm sạch miệng họng với nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn sẽ giúp loại bỏ mủ viêm, giảm thiểu vi khuẩn trong amidan, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh và phòng tránh biến chứng nhiễm khuẩn hiệu quả.
Các dung dịch sát khuẩn bà bầu bị viêm amidan hốc mủ có thể sử dụng:
- Dung dịch Betadine: chứa Povidone Iod – chất sát trùng mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch cổ họng hiệu quả, tuy nhiên có mùi vị rất khó chịu.
- Dung dịch chứa Chlorhexidine: tương tự Povidone Iod, Chlorhexidine là chất sát trùng mạnh, đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên có mùi vị rất khó chịu.
- Dung dịch chứa Nano bạc: Nano bạc là chất sát trùng toàn diện với hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu cổ họng và khử hôi miệng rất tốt. Đồng thời, nano bạc không mùi, không vị nên không gây khó chịu cho bà bầu. Súc họng miệng PlasmaKare là sản phẩm duy nhất chứa nano bạc chuẩn hóa TSN – dòng nano bạc thế hệ mới có tác dụng và độ an toàn tốt hơn cho bà bầu.
Các mẹo cải thiện triệu chứng của viêm amidan hốc mủ cho bà bầu
Ngoài ra một số cách chữa viêm amidan hốc mủ cho bà bầu từ thiên nhiên cũng giúp hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn và cải thiện triệu chứng bệnh một cách hiệu quả, an toàn. Bà bầu có thể tham khảo những mẹo chữa viêm amidan hốc mủ sau đây:
- Ngậm tỏi: Allicin trong tỏi được coi là kháng sinh tự nhiên với hiệu quả diệt khuẩn tốt, hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây bệnh cho bà bầu. Bà bầu có thể ngậm tỏi tươi hoặc tỏi ngâm với rượu.
- Uống nước pha bột nghệ: Curcumin trong nghệ có khả năng kháng khuẩn, virus, giảm viêm amidan tốt. Bà bầu có thể pha bột nghệ với nước ấm và uống hàng ngày.
- Ngậm gừng tươi và uống trà gừng: Gingerol trong gừng có tác dụng chống viêm, giảm ho và ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh rất tốt. Bà bầu có thể ngậm gừng tươi thái lát hoặc đun gừng với trà uống hàng ngày. Lưu ý chỉ dùng gừng 1 – 2 lần một ngày do gừng có tính nóng.
- Kết hợp bạc hà với mật ong: Bạc hà và mật ong có tác dụng giảm ho, giảm triệu chứng viêm và sát trùng nhẹ. Bà bầu có thể ngậm lá bạc hà tẩm mật ong hoặc uống trà bạc hà mật ong.
Các biện pháp ngăn ngừa viêm amidan hốc mủ khi mang thai
Viêm amidan hốc mủ gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, phòng tránh căn bệnh này là vô cùng quan trọng.
Để phòng tránh viêm amidan hốc mủ, các bà bầu cần chú ý thực hiện lối sống lành mạnh và tập trung tăng cường miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh. Cụ thể:
- Uống nhiều nước để thúc đẩy trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, tăng cường các nhóm chất quan trọng như Sắt, Acid Folic, Vitamin A, C, D, Kẽm, Selen,…
- Tránh các loại đồ ăn cay nóng, nhiều acid hoặc nước uống có ga.
- Vệ sinh miệng họng sạch sẽ, cạo lưỡi và sử dụng nước súc miệng sát khuẩn thường xuyên.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng hầu họng.
- Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng, gel sát khuẩn.
- Tránh tiếp xúc với người đang bị cảm và các bệnh viêm đường hô hấp khác.
Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho bà bầu bị viêm amidan hốc mủ. Một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh kết hợp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm đúng cách sẽ đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bà bầu và thai nhi, giúp quá trình sinh nở diễn ra an toàn.