Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, mẹo chữa viêm amidan hốc mủ là biện pháp giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương tại vùng hầu họng. Tham khảo bài viết dưới đây của PlasmaKare để biết thêm cách chăm sóc người bệnh viêm amidan hốc mủ hiệu quả tại nhà.
Mục lục
- 1. Viêm amidan hốc mủ là gì
- 2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan hốc mủ
- 3. Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ
- 3.1. Uống nhiều nước ấm mỗi ngày
- 3.2. Súc họng bằng nước muối
- 3.3. Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ bằng mật ong
- 3.4. Chữa viêm amidan hốc mủ tại nhà bằng húng chanh
- 3.5. Mẹo chữa viêm amidan tại nhà bằng bạc hà
- 3.6. Diếp cá chữa viêm amidan hốc mủ
- 3.7. Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ bằng tía tô
- 3.8. Chữa viêm amidan hốc mủ bằng lá hẹ
- 3.9. Xịt họng PlasmaKare H-spray chữa viêm amidan hốc mủ
- 3.10. Súc họng miệng PlasmaKare – Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ
- 3.11. Tăng cường độ ẩm trong không khí
- 4. Cách phòng bệnh viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ là gì
Viêm amidan hốc mủ, hay còn được gọi là viêm amidan mủ, là một bệnh lý mà amidan (hay amidan hạch) bị nhiễm trùng và gây viêm. Trạng thái viêm amidan hốc mủ xảy ra khi amidan bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, ví dụ như vi khuẩn Streptococcus pyogenes.
Khi amidan bị nhiễm trùng, cơ thể phản ứng bằng cách tạo ra mủ để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Mủ là một chất nhầy, chứa tế bào bạch cầu, vi khuẩn đã chết và tạp chất khác. Khi tích tụ trong các ngóc ngách của amidan, nó tạo thành các cụm mủ trong amidan, gây ra triệu chứng viêm amidan hốc mủ.
Triệu chứng của viêm amidan hốc mủ có thể bao gồm:
- Đau họng nghiêm trọng và khó nuốt.
- Sưng và đỏ họng.
- Mủ hoặc cục mủ màu trắng hoặc vàng trong hốc của amidan.
- Hơi thở hôi.
- Sốt cao.
- Mệt mỏi và khó chịu.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan hốc mủ
Amidan sưng viêm là kết quả của sự tấn công mạnh mẽ và nhiễm trùng do các vi khuẩn và virus có hại. Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh lý này:
- Khói bụi và ô nhiễm môi trường: Tiếp xúc với khói bụi và môi trường ô nhiễm có thể gây kích thích và làm tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập và gây viêm amidan.
- Sức đề kháng yếu kém: Hệ thống miễn dịch yếu kém không thể đối phó với vi khuẩn và virus gây bệnh, từ đó dẫn đến sự phát triển của viêm amidan. Các yếu tố có thể làm giảm sức đề kháng bao gồm căng thẳng, thiếu ngủ, dinh dưỡng không cân đối và bệnh lý khác đang diễn ra trong cơ thể.
- Mắc các bệnh lý về đường hô hấp: Những bệnh lý khác như viêm họng, cúm cũng có thể là nguyên nhân khởi phát cho viêm amidan. Vi khuẩn và virus từ những bệnh lý này có thể lan sang amidan và gây nhiễm trùng.
Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ
Dưới đây là một số mẹo hỗ trợ giảm triệu chứng và tăng tốc quá trình phục hồi
Uống nhiều nước ấm mỗi ngày
Viêm amidan hốc mủ có thể giảm nhẹ được triệu chứng đau họng bằng cách sử dụng nước ấm. Bổ sung nước ấm hàng ngày có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng các chất lỏng khác như súp, nước dùng và trà.
Súc họng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối loãng là một trong những cách trị viêm amidan tại nhà vô cùng hiệu quả. Duy trì thói quen này 2 lần/ngày, vào sáng và tối sẽ làm làm dịu cơn đau ở phía sau cổ họng. Đồng thời làm sạch vùng khoang miệng và cổ họng, không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh.
Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ bằng mật ong
Mật ong được biết đến với tác dụng giảm sưng viêm và sát trùng do chứa nhiều chất chống oxy hóa. Vì vậy, nhiều người sử dụng pha hỗn hợp mật ong và chanh với nước ấm để điều trị viêm amidan. Việc sử dụng hỗn hợp này hàng ngày giúp làm dịu niêm mạc họng và giới hạn tổn thương do viêm amidan gây ra.
Mật ong và gừng cũng có khả năng diệt khuẩn và chống viêm hiệu quả. Có thể cho một vài lát gừng mỏng và mật ong đem đi cách thuỷ. Sau đó, uống hỗn hợp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày để giảm tình trạng viêm nhiễm và sưng tấy ở các hốc amidan.
Mật ong kết hợp với quất cũng có tác dụng trong việc điều trị viêm amidan. Người bệnh có thể hấp 5-6 quả quất xanh cắt làm đôi và đem hấp cách thủy với 3 muỗng mật ong cho đến khi quýt ngấm đều mật ong và tiết ra nhiều nước. Sau đó, mỗi lần uống 2 thìa cà phê và nhai từ từ cả quất.
Chữa viêm amidan hốc mủ tại nhà bằng húng chanh
Lá húng chanh có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng lá húng chanh bằng cách:
- Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh, ngâm nước muối loãng.
- Đem đi chưng cách thủy với một chút đường phèn.
- Sau khoảng 2o phút thì tắt bếp, để nguội sau đó uống.
- Uống liên tục khoảng 5-7 ngày sẽ thấy được tình trạng viêm amidan được cải thiện.
Mẹo chữa viêm amidan tại nhà bằng bạc hà
Bạc hà được biết đến với hàm lượng menthol cao giúp kháng khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng viêm và đau họng. Vì vậy trong dân gian thường dùng để chữa viêm họng, viêm amidan. Cách làm như sau:
- Lấy 10 lá bạc hà tươi hoặc 5 lá khô và cho vào ấm pha trà chuyên dụng.
- Đổ nước sôi vào ấm, đậy nắp và ủ từ 15-20 phút.
- Rót và uống khi trà còn nóng, uống vài lần cho đến khi hết. Menthol trong bạc hà sẽ mang lại cảm giác the mát dễ chịu ngay lập tức khi tiếp xúc với vùng tổn thương.
Diếp cá chữa viêm amidan hốc mủ
Rau diếp cá có nhiều công dụng hữu ích như một kháng sinh thảo dược do chứa chất decanoyl-acetaldehyd, có khả năng kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn như liên cầu, phế cầu, cầu vàng, E. coli,…
Dưới đây là cách thực hiện các phương pháp sử dụng rau diếp cá để điều trị viêm amidan hốc mủ:
Cách 1:
- Dùng một nắm rau diếp cá, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 10-15 phút. Sau đó, để ráo nước.
- Giã hoặc xay nhuyễn rau diếp cá và vắt lấy phần nước cốt.
- Thêm 2-3 thìa cà phê mật ong vào nước cốt và khuấy đều.
- Chia thành 2 lần uống trong ngày và uống liên tục trong 5-7 ngày để giảm tình trạng đau rát họng và làm sạch ổ viêm.
Cách 2:
- Giã nát 1 nắm rau diếp cá với một chút muối ăn.
- Thêm vào 100ml nước đun sôi để nguội, quậy cho muối tan hoàn toàn.
- Dùng rây lọc để lấy nước cốt.
- Chia thành 2 phần bằng nhau và uống vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn khoảng 30 phút.
Cách 3:
- Chuẩn bị 500ml nước vo gạo và 200g rau diếp cá (cả thân và lá).
- Xay nhuyễn lá diếp cá và cho vào nồi đun sôi cùng với nước vo gạo.
- Lọc bỏ bã và lấy nước cốt.
- Chia thành 3-4 phần để uống trong ngày.
Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ bằng tía tô
Tía tô là dược liệu vị cay, tính ấm, có chứa thành phần có tác dụng chống oxy hoá, kháng khuẩn hiệu quả, đem lại hiệu quả nhanh chóng trong điều trị viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Cách làm:
- Rửa sạch 1 nắm lá tía tô và ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 15 phút.
- Vò nát phần lá đã rửa sạch và cho vào ấm trà với khoảng 350ml nước sôi.
- Hãm hỗn hợp lá tía tô và trà trong khoảng 10 phút.
- Sau khi hãm, nước hỗn hợp đã sẵn sàng để uống.
- Nếu muốn, bạn có thể thêm một chút mật ong vào nước hỗn hợp để làm dịu và làm ngọt hơn.
Chữa viêm amidan hốc mủ bằng lá hẹ
Lá hẹ chứa một hoạt chất kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus gây bệnh viêm amidan hốc mủ, đồng thời cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Trong y học cổ truyền, lá hẹ đã được sử dụng với nhiều tác dụng quý, bao gồm chữa xuất tinh sớm, yếu sinh lý, giảm ho và đờm, cũng như điều trị các bệnh như viêm khí phế quản, viêm thanh quản và viêm amidan.
Dưới đây là hai phương pháp sử dụng lá hẹ để hỗ trợ trong việc điều trị viêm amidan hốc mủ:
Cách 1:
- Nguyên liệu bao gồm 100g lá hẹ, 3 lát gừng tươi và 10ml mật ong.
- Cắt lá hẹ nhỏ và đặt vào một tô sành cùng với gừng tươi và mật ong.
- Hấp hỗn hợp này bằng phương pháp hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Nếu không có thiết bị hấp cách thủy, có thể đặt hỗn hợp vào nồi cơm và hấp như bình thường.
- Lọc nước từ hỗn hợp sau khi hấp và uống 3 lần mỗi ngày. Đồng thời, ăn cả phần lá hẹ còn lại.
Cách 2:
- Cắt lá hẹ thành nhỏ và đặt vào một chén.
- Thêm 3 thìa đường phèn vào chén chứa lá hẹ.
- Hấp hỗn hợp này bằng phương pháp hấp cách thủy cho đến khi đường tan hoàn toàn. Sau đó, để hỗn hợp nguội đến mức ấm ấm.
- Uống cả nước và lá hẹ đã hấp, 2-3 lần mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh.
Xịt họng PlasmaKare H-spray chữa viêm amidan hốc mủ
PlasmaKare H-spray với thành phần ưu việt giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát họng, ho, mùi hôi trong khoang miệng do viêm amidan hốc mủ gây ra.
Sanicompound là một phức chelat Kẽm – Đồng với tỷ lệ vàng, an toàn cho người sử dụng. Phức hệ này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và thúc đẩy tổn thương tại niêm mạc nhanh lành.
Bên cạnh đó, xịt họng còn chứa chiết xuất từ lá thường xuân, Acid Ellagic trong lựu đỏ, Carrageenan từ tảo đỏ và Acid Hyaluronic giúp đem lại hiệu quả trong chữa ho, giảm đau rát họng, phục hồi niêm mạc hầu họng do bị viêm amidan.
Xịt họng đều đặn hàng ngày sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm amidan hốc mủ. Lưu ý không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, tránh lực xịt của đầu vòi làm ảnh hưởng đến niêm mạc hầu họng của trẻ.
Súc họng miệng PlasmaKare – Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ
Súc họng miệng PlasmaKare ứng dụng thành công Nano bạc chuẩn hoá TSN kết hợp với keo ong nhập khẩu từ Italia đem lại hiệu quả tuyệt vời trong chăm sóc răng miệng.
Nano bạc được chuẩn hoá từ kích thước, hình dạng và tạo vỏ bọc Tannic acid giúp tăng cường khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus, kháng viêm. Đồng thời có tác dụng trong việc thúc đẩy các tổn thương tại niêm mạc họng nhanh lành.
Với cơ chế hấp phụ các chất gây mùi của các hạt nano bạc, nước súc họng miệng PlasmaKare giúp khử sạch mùi hôi tại khoang miệng do các cục mủ của viêm amidan gây ra.
Bên cạnh đó, thành phần keo ong trong nước súc miệng cũng giúp làm dịu niêm mạc, giảm tình trạng đau rát họng hiệu quả.
Như vậy, vệ sinh họng mỗi ngày bằng nước súc miệng PlasmaKare sẽ giúp làm sạch ổ viêm, loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong khoang miệng, cải thiện nhanh tình trạng viêm amidan hốc mủ.
Tăng cường độ ẩm trong không khí
Không khí khô có thể làm kích ứng amidan, gây sưng đau và kích thích hình thành mủ. Vì vậy, khi mắc viêm amidan hốc mủ, quan tâm đến yếu tố độ ẩm là rất quan trọng, đặc biệt là vào những ngày tiết trời khô hanh.
Một giải pháp hữu ích là lắp đặt máy phun sương trong nhà. Máy phun sương sẽ hoạt động bằng cách sử dụng nước sạch để tạo ra những hạt sương cực nhỏ và phân tán vào không khí, giúp cân bằng độ ẩm. Hít thở không khí như vậy sẽ giúp giảm cảm giác đau rát và khó chịu trong vùng amidan bị viêm.
Cách phòng bệnh viêm amidan hốc mủ
Dưới đây là cách phòng tránh bệnh viêm amidan hốc mủ:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải đánh răng mềm, đánh răng đúng cách và dùng kem đánh răng chứa fluoride. Đặc biệt, hãy chú ý đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ vào buổi tối.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý ấm để súc miệng và rửa họng. Hỗn hợp này giúp làm sạch vùng họng, loại bỏ các tạp chất và chất nhầy còn lưu lại trên amidan.
- Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua việc ăn rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Một hệ miễn dịch mạnh mẽ có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình phục hồi.
- Uống nước ấm và hạn chế đồ lạnh: Uống đủ lượng nước trong ngày, đặc biệt là nước ấm, giúp duy trì độ ẩm và làm dịu họng. Hạn chế ăn uống đồ lạnh, đá, đồ uống có nhiệt độ quá lạnh để tránh kích thích và làm tổn thương họng.
- Bảo vệ mũi họng: Khi ra ngoài đường hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đeo khẩu trang để bảo vệ mũi họng khỏi các tác nhân gây kích ứng và nhiễm trùng.
- Giữ ấm vùng Tai – Họng: Đặc biệt vào mùa đông hoặc khi thời tiết lạnh, hãy đảm bảo giữ ấm cho vùng tai – họng bằng cách đội mũ, khăn quàng cổ hoặc áo khoác dày.
- Luyện tập thể dục và thể thao: Thực hiện luyện tập thể dục và thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch.
Hãy ăn uống, sinh hoạt khoa học và điều độ để ngăn ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ. Trên đây là các mẹo chữa viêm amidan hốc mủ từ các chuyên gia PlasmaKare.