Viêm da cơ địa ở chân là bệnh lý phổ biến nhiều người mắc phải. Chẩn đoán chính xác bệnh sẽ giúp bệnh nhân có phương hướng điều trị bệnh phù hợp.
Mục lục
Viêm da cơ địa ở chân là gì?
Trong tiếng anh, viêm da cơ địa được gọi là Atopic dermatitis. Theo đó ‘Atopic’ có nghĩa là nhạy cảm với các chất gây dị ứng.
Viêm da cơ địa ở vị trí chân là một dạng viêm da mãn tính ở toàn bộ chân, kể cả bàn chân, lòng bàn chân, ngón chân, cẳng chân,…. Chúng tái phát nhiều lần và có đầy đủ đặc trưng của viêm da cơ địa. Đó là da khô, ngứa ngáy, mụn nước, viêm đỏ, sưng, nứt nẻ.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Và có thể kiểm soát hoàn toàn nếu nhận biết sớm, cũng như điều trị đúng hướng.
Cách nhận biết người bị viêm da cơ địa tại chân
Bệnh thường xuất hiện ở mặt bàn chân, lòng bàn chân và các ngón chân. Các triệu chứng của bệnh chân bị viêm da cơ địa bao gồm:
Các tổn thương da khô, ửng đỏ, ngứa ngáy
Các tổn thương da thường xuất hiện ở các vùng da mỏng, dễ tiếp xúc với môi trường như đầu gối, lòng bàn chân. Các tổn thương da có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
- Mảng da khô, ửng đỏ
- Mụn nước nhỏ, và có thể mọc thành từng đám
- Vẩy da bong tróc
- Da dày, sần sùi
Ngứa dữ dội
Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của viêm da cơ địa, đặc biệt là ở chân. Ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ lúc nào, nhưng thường nặng hơn vào ban đêm, khiến người bệnh khó ngủ và sinh hoạt.
Dễ bị nhiễm trùng
Các tổn thương da do bệnh lý này dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi mắc bệnh bao gồm:
- Chảy mủ
- Vết thương sưng đỏ
- Đau
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Khô mắt, đỏ mắt
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Hen suyễn
Nguyên nhân chính khiến chân bị viêm da cơ địa
Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố sau:
- Di truyền: Viêm da cơ địa là bệnh có tính chất di truyền, nếu bố mẹ bị bệnh thì con có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Dị ứng: Viêm da cơ địa thường đi kèm với các bệnh dị ứng khác như hen suyễn, sốt cỏ khô,…
- Môi trường: Các yếu tố môi trường như thời tiết khô, nóng, lạnh, hoặc tiếp xúc với các chất kích ứng da. Có thể làm khởi phát hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh chân bị viêm da cơ địa.
- Stress: Stress cũng là một yếu tố có thể làm khởi phát hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa ở chân có chữa khỏi hoàn toàn
Viêm da cơ địa tại chân là bệnh lý phổ biến nhiều người mắc phải. Bởi vậy bệnh có chữa khỏi được hay không là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất.
Viêm da cơ địa là bệnh do sai hỏng của gen và hệ miễn dịch. Vì quá nhạy cảm nên cơ thể dễ phản ứng với yếu tố bên ngoài và gây ra các triệu chứng viêm da cơ địa.
Gen và hệ miễn dịch là hai nhân tố không thể thay đổi được. Do đó, viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở vị trí chân nói riêng là một bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, áp dụng đúng phương pháp điều trị thì bệnh chân bị viêm da cơ địa hoàn toàn kiểm soát được.
Hướng dẫn điều trị viêm da cơ địa tại chân
Viêm da cơ địa tại chân có thể gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng da, viêm nhiễm móng chân,…
Viêm da cơ địa ở chân bôi thuốc gì được nhiều ngươi thắc mắc? Điều trị viêm da cơ địa tại chân chủ yếu là điều trị triệu chứng. Các phương pháp điều trị bệnh này bao gồm:
- Thuốc bôi: Thuốc bôi corticosteroid là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc có tác dụng giảm viêm, ngứa và giúp da mau lành nhưng nhiều tác dụng phụ.
Thay vào đó, có thể sử dụng kem nano bạc Plasmakare no5 – ngoài tác dụng chống viêm vượt trội còn giúp kháng khuẩn và tăng tốc độ hồi phục hàng rào bảo vệ da. Kem nano bạc PlasmaKare No5 được nhiều khách hàng viêm da cơ địa ở chân phản hồi tích cực. (Xem thêm tại Bệnh tổ đỉa)
- Thuốc uống: trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống corticosteroid hoặc thuốc kháng histamine.
- Xoa bóp: xoa bóp nhẹ nhàng bằng dầu dừa hoặc dầu oliu có thể giúp giảm ngứa và làm dịu da.
- Chế độ ăn uống: ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế các thực phẩm gây dị ứng như hải sản, sữa, trứng,…
- Cách chăm sóc da: giữ da sạch sẽ và tránh tiếp xúc với các chất kích ứng da.
Lời khuyên y tế cho người bị viêm da cơ địa chân
Để phòng ngừa viêm da cơ địa ở bàn chân, lòng bàn chân hay các vị trí khác tại chân, người bệnh cần lưu ý:
- Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng da.
- Giữ da sạch sẽ và khô thoáng.
- Dưỡng ẩm da thường xuyên.
- Kiểm soát các yếu tố gây căng thẳng.
Nếu có các triệu chứng của viêm da cơ địa ở chân, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.