Cách chữa chốc lở ở trẻ em hiện nay đang được nhiều người áp dụng với phương pháp dân gian kết hợp tây ý. Tuy nhiên, cha mẹ nên nên biết thêm về một số thông tin cách dùng hợp lý, tránh gặp phải tác dụng không mong muốn giữa hai phương pháp này. Bài viết sau đây sẽ cung cấp chỉ rõ cho các bậc phụ huynh cách chữa chốc lở ở trẻ em chi tiết và hiệu quả hơn.
Mục lục
Bệnh chốc lở ở trẻ em là gì?
Chốc là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn, thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da bệnh, chẳng hạn như khi ngứa và gãi vào mụn nước hoặc bọng nước. Bệnh cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với đồ vật hoặc bề mặt bị nhiễm vi khuẩn.
Chốc là bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Bệnh chốc thường bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi và không để lại sẹo. Ngược lại, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
Cách chữa chốc lở ở trẻ em như thế nào hiệu quả
Để chữa bệnh chốc lở cho trẻ, cha mẹ cần phải xác định được mức độ và các triệu chứng mới bắt đầu của trẻ. Từ đó áp dụng các phương pháp và cách chữa chốc lở ở trẻ phù hợp với mức độ bệnh điều trị.
Cách chữa chốc lở ở trẻ em bằng phương pháp dân gian
Một số phương pháp dân gian cha mẹ có thể sử dụng tắm cho trẻ để giảm triệu chứng ngứa ngáy.
Cách chữa chốc lở ở trẻ em từ cây sài đất
Lá sài đất có nhiều tác dụng tốt đối với chứng chốc lở ở trẻ nhỏ. Theo Đông y, sài đất có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và kháng khuẩn. Vì vậy, lá sài đất có thể giúp làm dịu các cơn ngứa, đau rát do chốc lở gây ra..
Để tắm lá sài đất cho trẻ bị chốc lở, bạn cần chuẩn bị 200 – 300g lá sài đất tươi, rửa sạch với nước muối loãng. Sau đó, cho lá sài đất vào nồi nấu với 2 lít nước trong 10 phút. Vớt lá ra, để nguội rồi tắm cho trẻ.
Cách chữa chốc lở ở trẻ em từ cây nha đam
Nha đam có chứa glycoprotein, một chất có tác dụng chống viêm, giảm dị ứng và làm se lành tổn thương. Do đó, nha đam có thể được sử dụng để điều trị chốc lở ở đầu hoặc bất kỳ vùng da nào trên cơ thể…
Để sử dụng nha đam để điều trị chốc lở, bạn cần chuẩn bị 1 lá nha đam. Sau đó, gọt bỏ lá nha đam và lấy phần gel bên trong, nghiền nát. Bôi gel nha đam lên vùng da bị bệnh, đảm bảo bao phủ toàn bộ bề mặt da. Để gel nha đam khô tự nhiên trong 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Sau đó, cha mẹ nên duy trì bôi mỗi ngày 1 lần cho trẻ để đẩy nhanh tốc độ tái tạo da.
Cách chữa chốc lở ở trẻ em từ lá tía tô
Lá tía tô có khả năng kháng khuẩn và chống viêm tốt, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của chốc lở. Do đó, lá tía tô có thể được sử dụng để điều trị chốc lở ở trẻ em và người lớn.
Bạn lấy lượng vừa lá tía tô, đem đi vò nát lá rồi nấu nước với một chút muối. Dùng nước lá tía tô để rửa vùng da bị chốc lở hoặc kết hợp giã nát lá tía tô rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị chốc lở trong khoảng 30 phút. Rửa sạch lại với nước ấm.
Cách chữa chốc lở ở trẻ em bằng lá trà xanh
Trà xanh là một trong những nguyên liệu tự nhiên được sử dụng phổ biến để điều trị chốc lở ở trẻ em. Trà xanh chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu da, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và phục hồi vùng da bị tổn thương.
Để sử dụng hợp lý bạn nên rửa sạch lá trà xanh, nấu sôi với 2l nước, để nguội và pha tắm cho trẻ hằng ngày.
Cách chữa chốc lở ở trẻ em từ tỏi
Tỏi có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng tỏi để điều trị chốc lở bằng cách đập dập 2 – 3 tép tỏi, rang cùng 2 thìa dầu vừng (hoặc dầu lạc). Lọc lấy dầu tỏi rồi bôi lên vùng da bị chốc khoảng 2 lần/ngày. Dầu tỏi sẽ giúp vết loét mau khô hơn.
Lá bồ công anh chữa bệnh chốc lở ở trẻ
Bồ công anh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu độc, giúp làm giảm các triệu chứng của chốc lở. Dân gian thường kết hợp bồ công anh với một số thảo dược khác để tăng hiệu quả điều trị như: Kim ngân hoa 15g, hoa kinh giới 10g, hạ thảo khô 10g và rau má 25g.
Các mẹ nên rửa sạch lá, cho tất cả các nguyên liệu vào ấm, đổ thêm 1/2 lít nước vào sắc cạn còn 150ml, gạn lấy nước sắc và uống trong 5 – 7 ngày liên tục, mỗi ngày 1 thang.
Cách chữa chốc lở ở trẻ em bằng phương pháp tây y
Tùy theo mức độ nhiễm trùng và khả năng đáp ứng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc, đường dùng và hoạt chất điều trị thích hợp. Thuốc dùng ngoài trị chốc lở thường được sử dụng để giảm đau nhức, sưng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Dưới đây là một số dạng thuốc được dùng trong điều trị chốc lở..
Sử dụng thuốc vệ sinh sát trùng
Sát khuẩn tổn thương da là bước quan trọng giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa nhiễm trùng và lây lan.
Phụ huynh có thể sử dụng các sản phẩm sát khuẩn như Chlorhexidine, Povidone Iod, Oxy già để sát khuẩn da cho trẻ. Tuy nhiên, do làn da trẻ mỏng manh, nhạy cảm nên cần lưu ý những yếu tố sau khi chọn sản phẩm:
- Sản phẩm có độ an toàn cao, không gây hại cho da trẻ.
- Sản phẩm chỉ tác động đến vùng da bị tổn thương, không ảnh hưởng đến các vùng da lành xung quanh.
- Sản phẩm có thể sử dụng cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm và mỏng manh như da trẻ sơ sinh.
- Sản phẩm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng và hiệu quả. Điều này là cần thiết để điều trị bệnh chốc, một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra.
Thuốc kháng sinh bôi chữa chốc lở
Chốc lở ở trẻ em có thể được điều trị bằng thuốc bôi, là những loại thuốc được nghiên cứu đặc hiệu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh chốc. Một số loại thuốc bôi sử dụng nhiều nhất:
- Mupirocin: Là một loại thuốc bôi có tác dụng kiểm soát nhiễm trùng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn tụ cầu và liên cầu gây bệnh chốc lở..
- Retapamulin: Là một loại thuốc bôi được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da ở trẻ trên 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, không nên bôi thuốc này lên niêm mạc mũi vì có thể gây chảy máu cam.
Điều trị bằng nhóm kháng sinh toàn thân
Nếu bệnh chốc lở lan rộng, việc chỉ sử dụng thuốc bôi không thể kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng. Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đường uống cho trẻ, thường là cephalosporin thế hệ đầu tiên hoặc dicloxacillin.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh đường uống có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu trẻ gặp các triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ.
Trẻ có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc phải những biến chứng nghiêm trọng từ bệnh chốc lở. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định tiêm kháng sinh cho trẻ để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và ngăn ngừa biến chứng.
Cách chữa chốc lở ở trẻ em bằng Gel bôi da PlasmaKare No5
Gel Nano bạc PlasmaKare No5 là sản phẩm kết hợp giữa các thành phần tinh chất thảo dược đột phá và Nano bạc TSN độc quyền của PlasmaKare, giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề thường gặp trên da, từ viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc đến các nhiễm trùng da và tổn thương da.
Các thành phần chính có trong gel bôi bao gồm: Dịch chiết lựu, dịch chiết Núc nác, Chitosan, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tái tạo da niêm mạc.
Gel nano bạc PlasmaKare No5 đặc biệt an toàn cho mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và các vết thương hở trên da. Sản phẩm ra đời kết hợp với 3 tiêu chí đến tay người dùng:
- Hiệu quả cực nhanh
- An toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.
- Không chứa thành phần corticoid, không kháng sinh và không chứa cồn và các chất gây dị ứng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa chốc lở
Một số lưu ý khi cha mẹ sử dụng thuốc điều trị chốc lở cho trẻ:
- Sau 5 – 7 ngày sử dụng thuốc, nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, hãy báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế thuốc khác.
- Trẻ em có cơ thể nhạy cảm hơn người lớn, do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Đặc biệt, các thuốc kháng sinh đường uống và thuốc bôi corticoid có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách. Trước khi dùng thuốc cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn liều lượng và cách sử dụng an toàn.
- Nếu trong quá trình dùng thuốc, bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, hãy ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Để thuốc bôi chốc lở phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên làm sạch và mềm da bằng cách ngâm vùng da bị tổn thương trong nước ấm hoặc đắp một miếng vải ướt trong vài phút. Sau đó, lau khô và nhẹ nhàng vết thương để loại bỏ vảy bong tróc.
- Da bạn đang nhạy cảm hơn bình thường khi sử dụng thuốc bôi, đặc biệt là thuốc bôi chứa corticoid. Do đó, bạn nên hạn chế để vùng da này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Những phương pháp và cách chữa chốc lở ở trẻ em trên bài viết được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả. Hy vọng, những thông tin đấy giúp cha mẹ biết thêm cách điều trị và chăm sóc trẻ phù hợp an toàn.