Bạn có thấy những nốt mụn mủ lớn sưng to hoặc các nốt mụn nước vỡ tạo thành các vảy tiết vàng nâu lan rộng trên da, có thể xuất hiện cả ở trẻ nhỏ và người lớn không? Đó là dấu hiệu của một bệnh ngoài da phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở trẻ em, được gọi là Chốc. Vậy nguyên nhân của bệnh Chốc là gì? Triệu chứng điển hình như thế nào? Và làm thế nào để phòng và điều trị bệnh Chốc tốt nhất, theo hướng dẫn của bộ y tế? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về bệnh lý này, giúp bạn nhận biết và điều trị kịp thời.
Mục lục
Chốc (chốc lở) là một bệnh nhiễm khuẩn da rất phổ biến, đặc trưng bởi các thương tổn cơ bản là bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hoá mủ, dập vỡ đóng vảy tiết. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể bị. Bệnh ngoài da này có thể gây các biến chứng tại chỗ và toàn thân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh chốc
Như đã nói, Chốc là bệnh ngoài da do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn liên cầu, tụ cầu vàng hoặc đôi khi sự kết hợp cả hai là nguyên nhân gây ra bệnh chốc.
Tại điều kiện bình thường (sức khoẻ miễn dịch tốt, độ pH, độ ẩm, độ sạch trên da được đảm bảo) các vi khuẩn này sống hoá bình trên bề mặt da của con người. Tuy nhiên, khi gặp 1 số điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển số lượng lớn và gây nên bệnh Chốc.
Dựa trên nghiên cứu về bệnh lý này, bộ Y tế đưa ra 1 số yếu tố thuận lợi có thể làm gia tăng số ca bị Chốc lở như:
- Tuổi nhỏ: Trẻ em với làn da non nớt, miễn dịch kém dễ bị bệnh chốc hơn người lớn.
- Thời tiết nóng ẩm, mùa hè: Theo nghiên cứu về dịch tễ học bệnh chốc, thời tiết nóng ẩm và mùa hè là thời điểm gia tăng mạnh bệnh chốc. Điều kiện thời tiết thuận lợi (độ ẩm cao, nóng), da dễ bị mồ hôi và bẩn là những yếu tố lí tưởng cho các vi khuẩn phát sinh, phát triển và gây bệnh.
- Điều kiện vệ sinh kém: Ở các vùng thiếu nước sạch, đặc biệt vùng rừng, núi, dân tộc thiểu số hoặc những khu vực nguồn nước hoặc không khí bị ô nhiễm cũng làm gia tăng nguy cơ chốc lở.
- Có bệnh ngoài da khác: Nếu bệnh nhân đang mắc 1 số bệnh ngoài da khác như chấy, rận, ghẻ, côn trùng cắn, viêm da cơ địa…khả năng bị chốc lở càng cao.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh Chốc
Bệnh Chốc điển hình với những bọng nước dễ hoá mủ tại 1 số vị trí phổ biến như tay, mặt, cổ, và các chi dưới. Tuy nhiên, nếu không quan sát kỹ, các dấu hiệu của bệnh Chốc rất dễ nhầm lẫn với 1 số bệnh ngoài da do virus, vi nấm và vi khuẩn.
Triệu chứng điển hình của bệnh chốc
Bệnh chốc gây ra tổn thương thường ở vùng da hở như tay, mặt, cổ, chi dưới; đặc biệt chốc ở đầu thường kèm theo chấy. Tổn thương phối hợp khác như: viêm bờ mi, chốc mép hoặc viêm cầu thận nhất là ở trẻ em nhưng tiên lượng lành tính. Bệnh chốc phổ biến và đặc trưng bởi các dấu hiệu liên quan đến những nốt mụn do bệnh này gây ra:
- Khi khởi phát, bệnh chốc xuất hiện với những dát đỏ xung huyết hoặc căng da mất màu, Kích thước của vùng da bị biến đổi khoảng 0.5-1cm. Sau đó, trên vùng dát đỏ, các mụn nước li ti nhanh chóng hình thành.
- Xung quanh bọng nước nhăn nheo hình cầu, kích thước 0.5 – 1cm có các quầng dỏ viêm, hoá mủ. Chỉ sau vài giờ, bọng nước đã biến thành bọng mủ.
- Bọng nước nhanh chóng dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc nâu nhạt giống màu mật ong. Nếu cạy vảy sẽ thấy ở dưới là vết trợt nông màu đỏ, bề mặt ẩm ướt. Dịch tiết ở đầu vảy làm bết tóc.
- Sau 7-10 ngày, vảy bong để lại dát hồng, ẩm, nhẵn. Sau đó lành hẳn không để lại sẹo hoặc chỉ để lại vùng da sậm màu.
Phân biệt bệnh Chốc với nấm da và một số bệnh ngoài da do virus
Bệnh Chốc có thể bị nhầm lẫn với 1 số bệnh cũng gây các mụn nước hoặc vảy tiết như nấm da, thuỷ đậu, mụn nước do HSV (phổ biến là bệnh chốc mép do HSV – 1), zona thần kinh hoặc hội chứng bong vảy do tụ cầu vàng
- Nấm da: Nấm da dễ nhầm lẫn với trường hợp bệnh chốc không có bọng nước. Bệnh nấm da thường gây ngứa nhiêu hơn. Xét nghiệm tìm nấm cho kết quả dương tính.
- Thuỷ đậu: Bệnh thuỷ đậu do virus Varicella-Zoster gây nên dễ nhầm với các mụn nước của bệnh Chốc. Tuy nhiên, bệnh thuỷ đậu do virus thường có kèm 1 số triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đỏ mắt, sốt nhẹ, mệt, nhức đầu. Người bị bệnh Chốc thường không gặp các triệu chứng trên. Kích thước các mụn nước ở bệnh thuỷ đậu nhỏ từ 1 – 3mm, còn ở bệnh chốc là 0.5 -1cm và đều có thể hoá mủ.
- Mụn nước cho HSV ( Herpes simples virus): Hình thái mụn nước do virus HSV gây ra khá giống với bệnh chốc nhưng thường chỉ xuất hiện ở 1 trong 2 vị trí là môi (do HSV -1 gây ra) hoặc ở bộ phận sinh dục (do HSV – 2) gây ra. Đặc biệt, khác với mụn nước dễ hoá mủ ở bệnh chốc, thì mụn do HSV thường chỉ căng, vỡ tạo trợt nông, gây đau rát chứ không hoá mủ.
- Hội chứng bong vảy do tụ cầu (bệnh Ritter): Hội chứng này thường chỉ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với biểu hiện của làn da đỏ và bong vảy thành các mảng lớn. Vùng da thường bị bệnh ritter là các vị trí có nếp gấp như cổ, nách, bẹn… và ít khi gặp ở bàn tay, bàn chân hay niêm mạc.
- Zona thần kinh do virus Herpes Zoster: Zona thường gặp ở người lớn trong khi bệnh Chốc chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Đặc trưng trong bệnh zona có thể quan sát các bọng nước xếp thành từng đám, dọc theo dây thần kinh và rất dễ tái phát. Các mụn nước cũng không hoá mủ như trong bệnh Chốc.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Chốc nếu không điều trị kịp thời
Bệnh Chốc không phải chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có tính chất dai dẳng hoặc gây nên nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Thời gian từ lúc bị bệnh chốc đến khi xuất hiện biến chứng diễn ra chỉ trong 2-3 tuần. Một số biến chứng tại chỗ phổ biến thường xuất hiện như:
- Chàm hoá: các mụn nước tập trung thành từng đám, xung quanh mụn chốc hoặc rải rác khắp cơ thể gây ngứa nhiều.
- Chốc loét: Biến chứng chốc loét thường gặp ở người bị bệnh Chốc có bệnh lý nền như tiểu đường, giảm bạch cầu, suy sinh dưỡng…Các vết chốc lan rộng, khoét sâu xuống trung bì với dấu hiệu “đục lỗ” chứa đầy dịch mủ vàng xám, bờ rắn, màu tím. Tổn thương này thường gặp ở chi dưới, lâu lành và dễ để lại sẹo.
Ngoài các biến chứng tại chỗ, 1 số biến chứng như viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não hay viêm cầu thận cấp cũng có thể gặp phải ở người bị bệnh chốc. Tuy rất hiếm gặp, nhưng các biến chứng này đặc biệt nghiêm trọng, đe doạ tính mạng của người bệnh nên cần đặc biệt lưu ý.
Phương pháp điều trị bệnh Chốc hiệu quả
Bệnh Chốc là bệnh ngoài da do nhiễm khuẩn tại chỗ, do đó hầu hết các trường hợp vệ sinh sạch và điều trị tạo chỗ đều cho hiệu quả cao. Chỉ 1 số ít các trường hợp tiên lượng bệnh xấu, bệnh nhân cần uống thêm các thuốc như kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ.
Bước 1: Ngâm tắm ngày một lần bằng nước thuốc tím loãng 1/10.000 hoặc các dung dịch sát khuẩn khác. Đây là bước vệ sinh sơ bộ toàn cơ thể tránh vi khuẩn có thể lây lan từ vị trí tổn thương sang các vùng da lành.
Bước 2: Tuỳ thuộc vào diễn biến của bệnh để xem xét kết hợp thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân hay chỉ cần sử dụng thuốc điều trị tại chỗ.
1 số loại thuốc điều trị tại chỗ cần thiết như:
- Thuốc bôi chống ngứa để tránh người bệnh ngứa, vãi và làm lây lan bệnh.
- Thuốc bôi/dung dịch sát trùng tại chỗ như milian, castellani, dung dịch eosin 2%, PlasmaKare No5 (PlasmaKare số 5)
- Trường hợp nhiều vảy tiết: Đắp liên tục nước muối sinh lý, thuốc tím 1/10.000 hoặc dung dịch Jarish lên vùng tổn thương cho dến khi bong vảy, hoặc bôi thuốc mỡ kháng sinh như acid fucidic, erythromycin…hoặc bôi các loại gel kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu như gel bôi da PlasmaKare số 5 ngày 2 – 3 lần
Đối với thuốc điều trị toàn thân:
- Các thuốc kháng sinh đường uống toàn thân chỉ được chỉ định kết hợp khi xuất hiện tổn thương nhiều, có tính chất lan toả. Các trường hợp còn lại, điều trị tại chỗ là biện pháp ưu tiên, cho hiệu quả cao và ít tác dụng phụ.
- Thuốc kháng Histamin: Trong trường hợp ngứa nhiều, vùng da tổn thương rộng, có thể sử dụng thêm thuốc kháng Histamin tổng hợp để giảm ngứa.
- Điều trị biến chứng nếu có theo chỉ định của bác sỹ
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh Chốc
Bệnh Chốc thường phát sinh do vệ sinh kém, đặc biệt là trẻ nhỏ sau khi mắc 1 số bệnh do virus như Sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng. Do đó, để phòng ngừa bệnh chốc, phương pháp hiệu quả nhất là vệ sinh sạch sẽ cơ thể và khu vực xung quanh:
- Thường xuyên tắm rửa, cắt tóc (đối với nam), cắt móng và làm sạch các kẽ móng.
- Giữ gìn không gian chỗ ở sạch sẽ, ngăn nắp, khô thoáng và đầy đủ ánh sáng. Hạn chế đến những nơi ẩm thấp.
- Sử dụng các biện pháp phòng chống côn trùng cắn như bôi các loại kem hoặc xịt chống muỗi và côn trùng. Dầu Neem là hoạt chất chống côn trùng từ thiên nhiên cho hiệu quả và độ an toàn cao.
- Điều trị sớm, tích cực để tránh biến chứng. – Điều trị sớm và tích cực, tránh chà xát, gãi nhiều gây biến chứng.
Bệnh Chốc không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé mà còn gây nhiều biến chứng và để lại hậu quả trên da nếu không được chăm sóc và xử lý kịp thời. Nếu phát hiện bé hoặc trong gia đình có người bị bệnh Chốc, cần vệ sinh thật tốt và lựa chọn các loại kem bôi da trị bệnh Chốc càng sớm càng tốt mẹ nhé.