Bệnh chốc lở dùng thuốc gì? Chốc lở thường được điều trị bằng các loại thuốc như thuốc bôi kháng sinh, thuốc corticoid tại chỗ, dung dịch sát khuẩn, thuốc kháng sinh đường uống,… Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm vi khuẩn gây bệnh, giúp cải thiện các triệu chứng như ngứa, sưng, đỏ, mụn nước. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở
Một số dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh chốc lở thường gặp đó là:
- Bệnh chốc lở thường khởi phát với những đốm đỏ trên da, đặc biệt là ở vùng quanh mũi và môi. Các đốm đỏ này nhanh chóng phát triển thành mụn nước, chứa đầy dịch mủ. Mụn nước sẽ vỡ ra và tạo thành những lớp vỏ màu vàng. Các tổn thương này có xu hướng lan rộng sang các vùng da khác..
- Các vết loét chốc lở có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm mất thẩm mỹ, ngứa và đau. Tuy nhiên, hầu hết các vết loét sẽ mờ dần và không để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
- Ngoài các triệu chứng về da, bệnh nhân chốc lở cũng có thể gặp phải các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, và đau nhức cơ thể.
Bệnh chốc lở dùng thuốc gì
Thuốc trị chốc lở cần được sử dụng cẩn thận vì da bạn đang bị tổn thương. Tự ý dùng thuốc có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ da liễu kê đơn điều trị bệnh chốc lở:
Các loại thuốc dạng bôi
Việc xử lý bệnh chốc khi vữa xảy ra, các bạn nên lựa chọn các loại thuốc dạng bôi ngoài da để chữa bệnh an toàn. Điểm danh một số thên thuốc bôi ngoài da:
Thuốc sát suất, khử trùng
Các loại dung dịch sát khuẩn khử trùng giúp bạn giảm tình trạng viêm da, ngăn cản việc vi khuẩn xâm nhập ăn sâu vào da, làm sạch các vùng bị tổn thương. Loại sát khuẩn nên dùng là:
- Povidone Iodine: Povidone Iodine là dung dịch sát khuẩn có thể sử dụng trực tiếp trên da. Hoạt chất Povidone Iodine trong dung dịch sẽ được giải phóng khi thoa lên vùng da bị tổn thương, giúp sát trùng và kháng khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, dung dịch sát khuẩn này không dùng cho phụ nữ mang thai đang cho con bú, trẻ sơ sinh, bệnh nhân rối loạn tuyến giáp.
- Chlorhexidine: Chlorhexidine là một dung dịch sát khuẩn tương tự như Povidone Iodine, có thể sử dụng để bôi lên vùng da bị chốc lở. Tuy nhiên, không nên sử dụng Chlorhexidine cùng với xà phòng, vì có thể gây ra các tác dụng phụ.
- Castellani: Castellani là thuốc bôi ngoài da có tác dụng diệt khuẩn, thường được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu do vi khuẩn gây ra, bao gồm chốc lở, viêm da có mủ, và các bệnh da liễu khác do tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu gây ra.
Thuốc kháng sinh bôi
Các loại thuốc kháng sinh dạng bôi cụ thể như sau:
- Acid Fusidic: Acid fusidic là một hoạt chất kháng sinh chủ yếu được sử dụng để bôi ngoài da. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn, bao gồm tụ cầu khuẩn Staphylococcus và các chủng kháng penicillinase. Cần sử dụng Acid Fusidic một cách thận trọng, chỉ nên thoa trong vòng 7 ngày. Việc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.
- Gentamicin: Là một loại thuốc bôi có tác dụng kháng khuẩn, thuộc nhóm Aminoglycoside. Nhóm thuốc kháng sinh này có tác dụng tốt đối với tụ cầu khuẩn, chủng kháng methicillin. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein của các chủng vi khuẩn này, từ đó tiêu diệt chúng.
Thuốc bôi chứa Corticoid
Thuốc bôi corticoid chứa kháng sinh là loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Thuốc có thể giúp điều trị các bệnh da liễu nhiễm trùng, đồng thời cải thiện các triệu chứng sưng, đỏ, ngứa và đau do viêm da.
- Bactroban: Bactroban là một loại thuốc bôi da có tác dụng điều trị chốc lở và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bactroban nên được sử dụng 2-3 lần/ngày trong thời gian không quá 10 ngày. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm khô da, bong vảy, phát ban và ngứa.
- Fobancort: Fobancort Cream là một loại thuốc bôi da có chứa hai thành phần chính là kháng sinh Fusidic acid và corticosteroid Betamethasone. Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh viêm da nhiễm khuẩn, chẳng hạn như chốc lở và viêm da tiết bã.
Sử dụng Gel bôi PlasmaKare No5
Gel bôi da PlasmaKare No5 là một giải pháp toàn diện giúp điều trị các vấn đề về da. Gel bôi da này có khả năng: Xử lý đúng và đa dạng nguyên nhân gây bệnh ngoài da, bao gồm cả các nguyên nhân do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Cải thiện nhanh và an toàn các triệu chứng bệnh, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phục hồi làn da sau tổn thương, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho làn da.
Gel bôi da PlasmaKare No5 là sự kết hợp giữa công nghệ TSN độc quyền của Innocare Pharma chứa các thành phần dược liệu tự nhiên, không chứa kháng sinh và corticoid. Sản phẩm này giúp tăng cường khả năng tự phục hồi của da, bảo vệ da khỏi vi khuẩn, virus, nấm và viêm nhiễm, đồng thời giúp làm lành các tổn thương trên da.
Để sử dụng Gel bôi PlasmaKare No5 chữa bệnh chốc lở, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Rửa sạch vùng da bị chốc lở bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
- Sát khuẩn và lau khô vùng da bằng khăn sạch hoặc bông gạc.
- Thoa một lớp Gel bôi vừa đủ lên vùng da bị chốc lở.
- Thoa Gel bôi PlasmaKare No5 3-5 lần/ngày, tùy theo mức độ bệnh nhẹ hay nặng.
Các loại thuốc đường uống
Bệnh cạnh các loại thuốc bôi điều trị bệnh , thì việc sử dụng kháng sinh đường uống chủ yếu dùng khi bệnh nặng hơn.
Thuốc kháng sinh đường uống
Các loại kháng sinh uống được mọi người sử dụng phổ biến gồm có:
- Cephalexin: Cephalexin là một loại kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bằng cách phá hủy vỏ tế bào vi khuẩn. Vỏ tế bào là lớp bảo vệ quan trọng của vi khuẩn, giúp ngăn chặn các tác nhân gây hại xâm nhập vào bên trong. Khi vỏ tế bào bị phá hủy, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt.Liều dùng Cephalexin thông thường để điều trị chốc lở là 250mg/lần, uống cách nhau 6 giờ. Đối với trẻ em, liều dùng cụ thể cần được bác sĩ chỉ định.
- Amoxicillin: Amoxicillin là một loại kháng sinh có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Amoxicillin có hiệu quả đối với nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm cả vi khuẩn gram dương (được cấu tạo chủ yếu từ một lớp được gọi là peptidoglycan. Các loại vi khuẩn này sau khi được nhuộm gram sẽ có màu tím ). Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử dị ứng với các kháng sinh nhóm penicillin, bạn nên thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng Amoxicillin để tránh dị ứng chéo.
- Trimethoprim: Trimethoprim là một loại kháng sinh có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế một loại enzyme quan trọng của vi khuẩn. Trimethoprim thường được kết hợp với Sulfamethoxazole để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, Trimethoprim có thể gây ra một số tác dụng phụ trên da, bao gồm phát ban, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng và hội chứng Stevens-Johnson( một hội chứng đặc trưng bởi các thương tổn đa dạng ở da và niêm mạc).
- Flucloxacillin: Flucloxacillin là một loại kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu. Thuốc thường được sử dụng để điều trị chốc lở với liều 250mg/lần, uống 4 lần/ngày (đối với người lớn) và 6.25mg/kg/lần, uống 6 giờ/lần (cho trẻ em). Nếu gặp phải các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc (tiêu chảy kéo dài), cần ngưng thuốc và thay thế bằng một loại kháng sinh khác.
Thuốc uống giảm đau, hạ sốt
Thuốc giảm đau, hạ sốt là một nhóm thuốc có thể giúp giảm đau, hạ sốt và giảm sưng viêm. Thuốc thường được sử dụng kết hợp với kháng sinh để điều trị chốc lở. Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Paracetamol: Paracetamol là một loại thuốc giảm đau an toàn, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, nhưng chỉ hiệu quả với các cơn đau nhẹ và không kèm theo viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Là một nhóm thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm. NSAID thường được sử dụng khi cơn đau không đáp ứng với Paracetamol. NSAID hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp cyclooxygenase, một loại enzyme cần thiết cho quá trình viêm. Tuy nhiên, NSAID cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm xuất huyết dạ dày và chảy máu kéo dài..
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị chốc lở
Việc sử dụng thuốc để điều trị chốc lở cần được thực hiện cẩn thận, bởi các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Tùy theo từng đối tượng, liều lượng và cách dùng thuốc cũng cần được điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt, đối với những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi, việc dùng thuốc càng cần thận trọng.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh các bạn nên ghi nhớ:
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Bạn nên đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc .
- Sử dụng thuốc đúng cách giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa và giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ.
- Người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc không nên sử dụng thuốc đó..
- Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị chốc lở.
- Khi sử dụng thuốc bôi ngoài, đặc biệt là thuốc bôi chứa corticoid, cần bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Nếu da xuất hiện các mụn nước lớn, cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
- Nếu sau 5 – 7 ngày sử dụng thuốc mà bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc thay thế thuốc..
Việc lựa chọn thuốc và cách dùng thuốc để điều trị chốc lở là rất quan trọng. Chốc lở là bệnh da liễu lành tính, nhưng nếu điều trị không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ và khiến bệnh nặng hơn. Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị đúng cách, đạt hiệu quả cao và nhanh lành bệnh.