Nhiều người cho rằng bệnh lang ben không cần điều trị vì không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Nếu không điều trị, bệnh có thể lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể, thậm chí sang người khác. Ngoài ra, bệnh lang ben cũng có thể khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nên, khi mắc bệnh lang ben, người bệnh cần được điều trị sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Mục lục
Lang ben là bệnh gì?
Lang ben là bệnh lý ngoài da do nấm, rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Lang ben và bạch biến là 2 bệnh dễ nhầm lẫn với nhau, dẫn đến thất bại trong điều trị bệnh.
Định nghĩa về lang ben theo Bộ Y tế
Lang ben (tên tiếng anh là pityriasis vesicolor) còn được gọi là nấm lang ben. Đây là bệnh ngoài da thường gặp do nấm lưỡng hình gây ra các mảng da có màu sáng hoặc tối sậm so với vùng da khỏe mạnh trên cơ thể.
Khí hậu nóng, ẩm ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh trên da.
Ngoài ra, độ tuổi thiếu niên và người trẻ cũng hay bị lang ben hơn người già hay trẻ nhỏ. Những người da dầu, nhiều mô hôi hoặc đang mang thai, người bị suy giảm miễn dịch, hoặc lạm dụng Corticoid dài ngày đều có nguy cơ mắc lang ben nhiều hơn.
Phân biệt bệnh lang ben và bạch biến
Bạch biến và lang ben là 2 bệnh lý có triệu chứng tương tự nên thường bị nhầm lẫn. 3 dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt 2 loại bệnh này:
- Trên bề mặt tổn thương da do lang ben thường có vảy mịn. Trong bệnh bạch biến không xuất hiện các vảy này.
- Người bị lang ben thường kèm theo ngứa, đặc biệt khi cơ thể đang ra nhiều mô hôi. Người bị bạch biến không có triệu chứng ngứa.
- Các triệu chứng của lang ben thường bắt đầu từ một vài đốm nhỏ, sau đó lan rộng ra theo sự phát triển của nấm. Trong bệnh bạch biến, da bị mất sắc tố rất nhanh mà không có dấu hiệu lan rộng.
Nguyên nhân gây bệnh Lang ben
Lang ben là bệnh ngoài da chủ yếu do nấm nhóm malassezia gây ra. Trong 12 chủng đã được phát hiện, có đến 8 chủng gây bệnh cho người. Trong đó Malsasezia globosa là chủng gây lang ben phổ biến nhất, sau đó là Malassezia. furfur
Nấm Malassezia là loại nấm lưỡng hình, phụ thuộc vào lipid – thành phần trong vi hệ trên da của người và thường vô hại. Sự chuyển đổi từ dạng nấm men sang dạng nấm sợi của nấm Malassezia có liên quan trực tiếp đến xự xuất hiện của bệnh lang ben.
Bệnh lang ben do Nấm Malassezia không lây lan từ người sang người vì đây là loại nấm thường trú mà hầu hết da người nào cũng có.
Ngoài nấm Malassezia, 1 chủng nấm khác cũng gây bệnh lang ben phổ biến đó là Pityrosporum orbiculare.
Triệu chứng điển hình của Lang ben
Lang ben điển hình bởi sự xuất hiện của tổn thương da với hình dạng đa dạng, ngày càng lan rộng và biến đổi màu sắc tại 1 số vị trí đặc biệt trên cơ thể,
- Sự lan rộng: Tổn thương ban đầu trong bệnh lang ben chỉ là các đốm nhỏ ở lỗ chân lông. Những dát tổn thương này nhanh chóng lan rộng và liên kết với nhau thành các mảng lớn hình đa cung.
- Hình dạng: Tổn thương thường là các vùng hình tròn, bầu dục hoặc đa cung mà ở trẻ có lớp vảy da rất mỏng. Lớp vảy này có thể dễ dàng nhận biết hoặc phải cào nhẹ để phát hiện (dấu hiệu vỏ bào).
- Vị trí: Các tổn thương do bệnh lang ben hay gặp ở vùng da tiết bã nhiều như ngực, vùng liên bả vai nhưng lại ít gặp ở mặt (lang ben trẻ em có thể gặp ở vùng này). Ngoài ra, da đầu, dưới vú và bẹn cũng là các vị trí có thể gặp triệu chứng của lang ben.
- Màu sắc: Vùng da tổn thương do nấm lang ben hay gặp nhất là màu nâu (do tăng sắc tố) hoặc nhạt màu (do giảm sắc tố), đôi khi có màu hồng do viêm nhẹ. Trong đó, dấu hiệu giảm sắc tố thường gặp vào mùa hè do tại các vùng da bị lang ben, nấm tiết ra chất azelic có tác dụng giảm vận chuyển melanin đến tế bào xừng và phá huỷ các tế bào melanocyte.
- Dưới ánh đèn wood, các đường rìa của mảng da tổn thương bắt màu vàng sáng hoặc vàng nâu điển hình.
- Ngứa: Vùng da lang ben có thể bị ngứa, đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm ra nhiều mồ hôi.
Ngoài các dấu hiệu lâm sàng, bệnh lang ben có thể được chẩn đoán bằng cách soi trực tiếp hoặc nuôi cấy.
- Soi trực tiếp: Hình ảnh điển hình trong bệnh lang ben là sự xem kẽ của bào tử và nấm sợi khi soi trên kính hiển vi (hình ảnh mỳ Spagetti và thịt viên)
- Nuôi cấy: Nuôi cấy nấm Malassezia trong môi trương dinh dưỡng có dầu.
Có cần điều trị lang ben không?
Lang ben là bệnh lý ngoài da không nguy hiểm nhưng có thể gây ngứa ngáy khó chịu và gây mất thẩm mỹ, đặc biệt đối với phụ nữ.
Triệu chứng ngứa ngáy khó chịu có thể dẫn tới động tác gãi, cào…gây các tổn thương trên da. Đây là yếu tố thuận lợi làm gia tăng các bệnh lý ngoài da do nhiễm trùng như viêm nang lông, nhọt…
Các mảng da thay đổi màu sắc trong bệnh lang ben nếu không được điều trị sẽ ngày càng lan rộng, khó điều trị. Từ đó khiến người bệnh tự ti về ngoại hình.
Chính vì những điều này, bệnh lang ben cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Cách điều trị lang ben hiệu quả tại nhà
Mục tiêu của điều trị lang ben là loại bỏ nấm Malassezia và khôi phục dần vùng da bị thay đổi sắc tố. Việc loại bỏ nấm có thể chỉ mất 5-7 ngày, nhưng để khôi phục vùng da bị biến màu có thể phải mất vài tháng đến cả năm. Điều này, khiến nhiều người từ bỏ điều trị vì nghĩ rằng không thể khỏi bệnh.
Các thuốc kháng nấm tại chỗ chữa lang ben
Thuốc chống nấm nhóm Azol hoặc selenium sulfide hay gần đây nhất là phức hệ của nano bạc TSN và Chitosan là các hoạt chất kháng nấm tốt nhất hiện nay.
- Nhóm azol (gồm có ketoconazol, clotrimazol, itraconazol, Fluconazol…)
- Cơ chế tác dụng: Các thuốc chống nấm nhóm Azol ức chế alpha demethylase – enzym tổng hợp ergosterol. Từ đó các thuốc này ức chế tổng hợp ergosterol và lilipd của tế bào nấm và thay đổi tính thấm màng tế bào và gây chết nấm.
- Cách sử dụng: Để điều trị bệnh lang ben, nên bôi thuốc Azol lên vùng da bị nấm ngày 1 lần, liên tục trong 2-4 tuần.
- Thuốc Selenium sulfid
- Cơ chế tác dụng: Chưa có cơ chế rõ ràng, tuy nhiên người ta nhận thấy rằng Selenium sulfid có tác dụng chống nấm nhẹ đối với các chủng gây nấm lang ben. Đồng thời hoạt chất này cũng có tác dụng làm chậm quá trình tăng sinh của các tế bào biểu mô trong bệnh gàu và viêm tuyến bã.
- Cách sử dụng: Selenium sulfid 2.5% dạng lotion được dùng trong điều trị lang ben. Thoa thuốc lên vùng da lang ben với 1 chút nước để tạo màng mỏng trên do. Để khoảng 10 phút sau đó rửa sạch. Làm liên tục trong vòng 7 ngày.
- Phức hệ Nano bạc TSN và Chitosan
- Cơ chế tác dụng: Phức hệ Nano bạc TSN kết hợp với Chitosan không chỉ kháng nấm mà còn kháng virus, vi khuẩn phổ rộng. Hoạt chất xâm nhập, bám dính lên bề mặt tế bào, làm thay đổi tính thấm, ức chế quá trình trao đổi chất sinh năng lượng và gây thoát dịch nội bào, từ đó gây chết các tế bào nấm. Đây là hoạt chất kháng nấm cho hiệu quả cao, an toàn, lại có khả năng tái tạo da làm mờ thâm, sẹo do đó nên sử dụng dài ngày.
- Cách sử dụng: Thoa thuốc chứa phức hệ TSN và Chitosan lên vùng da bị lang ben, ngày 2-5 lần, không cần rửa lại với nước trong 7 ngày. Khoàng 1-3 tháng sau đó, kết hợp thoa thuốc ngày 1 lần và sử dụng thêm các loại kem làm mờ thâm sạm như kem nghệ để thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Điều trị toàn thân trong bệnh lang ben
Trong các trường hợp lan ben lan rộng, có thể cần kết hợp thêm các phương pháp điều trị toàn thân. Tham khảo 1 số liều dùng thuốc kháng nấm theo hướng dẫn của bộ Y tế
+ Ketoconazol 200 mg/ngày x 5-7 ngày
+ Itraconazol 100-200 mg/ngày x 5 ngày
+ Fluconazol 300 mg/tuần x 2 tuần
Lưu ý, các thuốc điều trị lang ben đường toàn thân gây nhiều tác dụng phụ cho gan, thận. Do đó, cần thực hiện các xét nghiệm bắt buộc và có chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý điều trị.
Phòng tái phát nấm lang ben
Nấm Malassezia thường trú trên da, do đó bệnh rất dễ tái phát khi gặp các điều kiện thuận lợi như thời tiết, miễn dịch suy giảm…Áp dụng ngay 1 số biện pháp sau đây để phòng ngừa tái phát lang ben:
- Loại bỏ và hạn chế các yếu tố thuận lợi như tăng cường miễn dịch, hạn chế ở lâu trong môi trường nóng ẩm, Hạn chế mồ hôi bằng cách dùng quạt hoặc máy lạnh…
- Sử dụng dầu gội chứa Keticonazol tuần 1 lần kết hợp với uống Ketoconazol 400mg/lần/tháng
- Các thuốc khác dự phòng tái phát lang ben như Fluconazol 300mg/lần/tháng, Itraconazol 400mg/lần/tháng.
Các phương pháp tự nhiên phục hồi vùng da tổn thương sau điều trị
Cần kiên trì trong ít nhất 3-6 tháng để phục hồi màu sắc cho vùng da bị tổn thương do lang ben. Bên cạnh việc sử dụng gel chứa Nano bạc TSN và Chitosan, bôi kem chống nắng hàng ngày, bạn cũng nên áp dụng 1 số phương pháp dân gian để tăng hiệu quả phục hồi da. Một số phương pháp tự nhiên sau đây không chỉ giúp bạn phục hồi vùng da hư tổn mà còn giúp da đều màu, trắng sáng.
Sử dụng Giấm táo
Giấm táo chứa acid acetic có tác dụng như một liệu pháp tẩy da chết tự nhiên. Giấm táo giúp loại bỏ tế bào sừng và làm sạch lớp bụi bẩn, bã nhờn tận sâu lỗ chân lông.
Cách thực hiện:
- Hoà giấm táo với nước ấm tỷ lệ 1 giấm, 1 nước.
- Dùng bông tẩy trang thấm dung dịch giấm táo thoa đều lên các vùng da bị lang ben. Để 5-10 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch
- Thoa 1 lớp kem dưỡng ấm, làm trắng
Sử dụng tinh chất nghệ
Nghệ nổi tiếng với công dụng làm lành và làm sáng da nhờ tinh chất Curcumin. Curcumin trong củ nghệ giúp kích thích tái tạo tế bào da sản sinh nhanh hơn. Nhờ đó, các sản phẩm từ curcumin củ nghệ giúp chữa lành các tổn thương da do lang ben, giúp da dần sáng và đều màu.
Cách thực hiện:
- Sử dụng kem nghệ thoa trực tiếp lên vùng da lang ben hoặc pha bột nghệ với 1 chút nước, sữa chua để tạo hỗn hợp sền sệt.
- Tạo 1 lớp mặt nạ nghệ – sữa chua lên trên vùng da đang cần phục hồi. Để yên trong 20 – 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm
- Thực hiện đều đặn tuần 2 – 3 lần cho đến khi vùng da được phục hồi hoàn toàn
Dùng rau răm
Rau răm vốn là loại thuốc quý cho nhiều bệnh về da, trong đó có lang ben. Rau răm được nghiên cứu chứng minh có tác dụng kháng nấm và vi khuẩn. Đồng thời loại cây này cũng giúp cải thiện sắc tố da và làm đều màu làn da đang bị thương tổn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm rau răm đã rửa sạch đem giã nhuyễn với 1 chút rượu.
- Đắp phần thuốc lên vùng da cần phục hồi và để trong 10 phút.
- Làm sạch và dưỡng ẩm lại cho da do cồn có thể gây khô và kích ứng.
- Thực hiện ít nhất 1 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm tốt, đồng thời kích thích quá trình làm lành vết thương. Nhờ sử dụng dầu dừa hàng ngày, làn da trở nên đều màu, mịn màng và giúp các hoạt chất chống nấm thấm sâu hơn.
Cách thực hiện:
- Thoa dầu dừa nguyên chất lên vùng da đang bị lang ben
- Massage nhẹ nhàng vùng da thương tổn trong vòng 3 phút.
- Để dầu dừa thấm tự nhiên, có thể rửa sạch sau 30 phút hoặc để qua đêm đều được.
- Áp dụng ngày khoảng 2 – 3 lần cho hiệu quả tốt nhất.
Lang ben là bệnh lý dễ chữa nhưng khó phục hồi hoàn toàn, do đó cần kiên trì điều trị. Đặc biệt, chị em phụ nữ nếu không muốn mất tự tin vì bệnh lang ben, cần điều trị kiên trì 3-6 tháng kết hợp thuốc và các phương pháp dân gian để dứt điểm cả nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này!