Viêm amidan là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người băn khoăn liệu bị viêm amidan có nên uống nước đá?, Nó có làm bệnh nặng trầm trọng hơn không? và Nên uống gì để cải thiện sức khỏe? Trong bài viết này, PlasmaKare sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về vấn đề này.
Mục lục
Viêm amidan có những triệu chứng gì?
Để giải đáp câu hỏi “Bị viêm amidan có nên uống nước đá không?”, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra cho người bệnh.
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở hai khối amidan nằm ở phía sau hầu họng. Khi bị viêm, người bệnh thường có những triệu chứng đặc trưng như đau, ngứa rát vùng họng gây khó nuốt và ăn uống khó khăn. Ngoài ra, khi quan sát tại vùng viêm sẽ thấy tình trạng amidan sưng to, miệng có mùi hôi do sự tích tụ của vi khuẩn gây bệnh, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp.
Đồng thời, người mắc viêm amidan còn thường đi kèm với tình trạng thân nhiệt tăng cao, họng miệng sưng nóng, khô rát kéo dài khiến cơ thể mất nước. Đây cũng là nguyên nhân chính mà người bệnh thường được khuyên nên bổ sung nhiều nước ở giai đoạn viêm. Theo khuyến cáo, để cân bằng điện giải, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và cải thiện vùng họng, người mắc viêm amidan nên duy trì thói quen uống nước từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Bị viêm amidan có nên uống nước đá không?
Nước đá là đồ uống mát lạnh, giúp giải khát nhanh chóng, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, đối với những người bị viêm amidan, việc uống nước đá có thể ảnh hưởng đến cổ họng và amidan, gây kích ứng niêm mạc họng đang bị viêm, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Điều này có thể lý giải do khi chúng ta uống nước đá, các mạch máu ở vùng họng sẽ co lại để bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt độ lạnh đột ngột. Tuy nhiên, việc mạch máu co lại như vậy, vô hình lại giảm lưu lượng máu đến vùng viêm, làm hạn chế khả năng cung cấp các tế bào miễn dịch và chất dinh dưỡng cần thiết để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, nhiệt độ lạnh cũng làm giảm hoạt động của các enzyme tiêu hóa trong nước bọt, khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và phát triển mạnh hơn. Vì vậy, trong thời gian bị viêm amidan, người bệnh nên tránh uống nước đá và các loại thức uống lạnh.
Bị viêm amidan nên uống gì?
Khi bị viêm amidan, việc lựa chọn đúng các loại thức uống không chỉ giúp làm dịu các triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là một số loại đồ uống nên dùng trong giai đoạn bị viêm amidan:
Uống nước ấm
Nước ấm là lựa chọn hàng đầu khi bị viêm amidan. Việc uống nước ấm thường xuyên trong quá trình mắc viêm amidan không chỉ giúp làm dịu cổ họng, giảm đau, loại bỏ các vi khuẩn mà còn kích thích tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch tại khu vực bị viêm.
Uống nước ép trái cây
Nước ép trái cây, đặc biệt là nước ép từ các loại quả giàu vitamin C như cam, lê, dứa, ổi không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn làm dịu viêm nhiễm. Đồng thời, vitamin C có trong trái cây cũng giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, nên tránh các loại nước ép quá chua hoặc quá lạnh, vì chúng có thể gây kích ứng thêm cho cổ họng.
Uống mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và làm dịu họng hiệu quả trong giảm các triệu chứng đau họng do viêm amidan. Khi xuất hiện tình trạng đau rát vùng họng người bệnh có thể uống mật ong trực tiếp hoặc pha với nước ấm để làm dịu, giảm triệu chứng khó chịu.
Uống trà gừng
Uống trà gừng là một phương pháp tự nhiên hỗ trợ giảm bệnh viêm amidan hiệu quả. Gừng có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp làm dịu cổ họng và giảm sưng viêm. Khi uống trà gừng ấm, nhiệt độ ấm cùng với các hoạt chất như gingerols và shogaols trong gừng có thể giúp làm giảm cảm giác đau rát, kích thích tuần hoàn máu và hỗ trợ quá trình hồi phục của amidan bị viêm. Để tăng cường tác dụng kháng viêm và cải thiện sức khỏe họng, người bệnh có thể kết hợp trà gừng cùng mật ong hoặc chanh, sả.
Uống nước chanh ấm
Chanh giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm. Dùng nước chanh ấm giúp người bệnh làm dịu cổ họng, giảm cảm giác đau rát và hỗ trợ làm tan đờm, từ đó cổ họng trở nên thông thoáng hơn. Đồng thời, tính axit nhẹ trong chanh cũng có khả năng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn tại vùng viêm.
Uống nước chanh ấm khi bị viêm amidan được coi là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ tình trạng viêm của bệnh. Để giảm độ chua sao cho dễ uống hơn và tăng cường hiệu quả kháng viêm, người bệnh có thể kết hợp hòa thêm mật ong cùng nước chanh ấm khi uống.
Các loại trà thảo dược
Các loại trà thảo dược có thể giúp giảm viêm amidan hiệu quả nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Các loại trà như trà hoa cúc, trà bạc hà, trà cam thảo… không chỉ làm dịu cổ họng mà chúng còn hỗ trợ giảm sưng, đau rát và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Duy trì thói quen uống trà khi bị viêm amidan giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, đồng thời còn mang lại cảm giác dễ chịu và thư giãn cho người uống.
Mẹo chữa viêm amidan tại nhà
Chữa viêm amidan bằng các bài thuốc dân gian là phương pháp an toàn, dễ thực hiện tại nhà và được nhiều người áp dụng. Dưới đây là một số mẹo chữa viêm amidan tại nhà bằng các bài thuốc dân gian phổ biến:
Chữa viêm amidan bằng lá húng chanh
Lá húng chanh có tính kháng viêm, giúp làm dịu cổ họng và long đờm hiệu quả. Để sử dụng lá húng chanh để chữa viêm amidan, người bệnh có thể giã nát lá húng chanh rồi hấp cách thủy với mật ong hoặc đường phèn, sau đó uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày để đem lại hiệu quả tốt.
Chữa viêm amidan bằng giấm táo
Trị viêm amidan bằng giấm táo là một phương pháp dân gian được nhiều người tin dùng nhờ vào tính kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên của nó. Bằng cách đơn giản pha loãng 1-2 muỗng canh giấm táo với 1 cốc nước ấm, uống hoặc súc miệng 2-3 lần mỗi ngày để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm và giảm sưng đau ở vùng amidan.
Chữa viêm amidan bằng lá bạc hà
Lá bạc hà với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm amidan một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sử dụng lá bạc hà trong điều trị còn giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm đau và loại bỏ mùi hôi do vi khuẩn gây ra, từ đó góp phần cải thiện tổng thể tình trạng viêm amidan.
Để sử dụng loại lá này để chữa viêm amidan, người bệnh có thể đun sôi lá bạc hà với nước. Sau đó, thêm trà và mật ong và uống ngay khi còn ấm. Duy trì đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng viêm amidan giảm hẳn.
Xem thêm: Bật mí 10 cách chữa viêm amidan không dùng kháng sinh
Những điều cần tránh khi bị viêm amidan
Để ngăn ngừa tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng. Trong quá trình điều trị viêm amidan, người bệnh cần lưu ý tránh những điều sau:
- Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc quá chua.
- Tránh các loại thực phẩm lạnh như kem, nước uống lạnh…
- Không uống các loại đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như rượu, bia… Vì có thể làm tăng tiết dịch và gây khó chịu cho cổ họng.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm chứa nhiều khói bụi và hóa chất.
- Nói nhiều hay la hét to có thể tạo áp lực lên amidan, làm tình trạng viêm đau hơn và kéo dài thời gian điều trị. Do đó, khi bị viêm amidan, người bệnh nên hạn chế giao tiếp quá mức. Thay vào đó, hãy ưu tiên nghỉ ngơi để giúp amidan phục hồi, đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay bỏ dở quá trình điều trị bệnh khi chưa khỏi hoàn toàn.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm amidan hiệu quả tại nhà
Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc hay các bài thuốc dân gian, để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể kết hợp cùng các phương pháp dưới đây:
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm amidan tại nhà. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và làm giảm viêm. Khi súc miệng, nước muối giúp làm sạch vùng họng bằng cách loại bỏ bụi bẩn và mảng bám, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, nó cũng giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm cảm giác đau rát và sưng tấy, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Xông hơi bằng tinh dầu
Tinh dầu chứa các hợp chất kháng khuẩn và chống viêm mạnh, giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm tại amidan. Khi hít vào, các tinh chất này có tác dụng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Đồng thời, hơi nước ấm từ xông hơi cũng giúp làm dịu niêm mạc họng, loãng đờm và dịch nhầy, từ đó cải thiện tình trạng tắc nghẽn, đường thở trở nên thông thoáng hơn.
Dùng nước ấm để chườm cổ
Nước ấm giúp thư giãn cơ và mạch máu tại vùng cổ, từ đó giảm cảm giác đau và sưng tấy. Việc chườm nước ấm giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ quá trình hồi phục bệnh trở nên nhanh chóng hơn. Ngoài ra, nó còn giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm cảm giác khó chịu và làm mềm các vết loét nhỏ, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình điều trị.
Tóm lại, viêm amidan có thể gây nhiều khó chịu, nhưng với chế độ ăn uống và chăm sóc hợp lý bệnh có phục hồi nhanh chóng. Trong quá trình bị viêm amidan lưu ý tránh các uống nước đá và các đồ ăn lạnh, thay vào đó hãy uống nhiều nước ấm hay các loại trà thảo dược có lợi cho vùng họng. Đồng thời, đừng quên khám bác sĩ nếu xuất hiện bất cứ triệu bất thường có hại nào nhé!
Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề “Bị viêm amidan có nên uống nước đá? Uống gì tốt nhất?”. Hy vọng rằng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của bạn. Nếu cần tư vấn về các sản phẩm Tai Mũi Họng, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay tới HOTLINE 0976 648 102 của PlasmaKare để được hỗ trợ nhanh chóng nhé