Tại sao trẻ sơ sinh lại bị ho? Cách trị ho cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả như thế nào? là những câu hỏi được các bậc phụ huynh quan tâm.Chúng ta cùng tìm hiểu cách trị ho cho trẻ sơ sinh một cách hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO, trẻ sơ sinh được định nghĩa là trẻ từ 0 – 28 ngày tuổi. Đây là giai đoạn đầu tiên trẻ rời khỏi sự bảo vệ của cơ thể mẹ và tự mình thực hiện các hoạt động hô hấp, trao đổi chất, miễn dịch thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, cùng với môi trường sống ô nhiễm hoặc thay đổi bất thường dễ khiến cho trẻ bị sơ sinh bị ho.
Ho thực chất là một phản xạ của cơ thể trẻ sơ sinh để đẩy các dị vật ra ngoài. Khi trẻ sơ sinh bị ho, điều này có thể là do một số nguyên nhân chính sau đây.
Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên:
- Đường hô hấp trên được định nghĩa bao gồm xoang, mũi, hầu họng, thanh quản. Đây là các cửa ngõ đầu tiên tiếp xúc với không khí ngoài môi trường nên thường bị viêm nhiễm đầu tiên.
- Đặc biệt với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch và hệ hô hấp chưa hoàn thiện, chỉ một sự bất thường nhỏ như khói, bụi cũng có thể gây ra nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Các tác nhân hàng đầu gây viêm đương hô hấp trên ở trẻ sơ sinh bao gồm: vi khuẩn, virus, khói, bụi, môi trường ô nhiễm, lạnh, môi trường kém vệ sinh.
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh biểu hiện ở các bênh: viêm họng, viêm amidan, viêm mũi…
- Biểu hiện của bệnh thường gồm ho (ho khan hoặc ho có đờm), có thể hoặc không kèm theo sốt. Trẻ ho, sốt kéo dài.
- Trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nhanh bị chuyển thành viêm đường hô hấp dưới.
Trẻ sơ sinh bị ho do viêm đường hô hấp dưới:
- Đường hô hấp trên bao gồm khí quản, phế quản, phổi – phế nang. Đường hô hấp dưới chịu trách nhiệm cho việc lọc khí và trao đổi khí. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân thứ phát sau khi bị viêm đường hô hấp trên.
- Nguyên nhân hàng đầu gây viêm đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn và virus.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh biểu hiện ở các bệnh như viêm khí phế quản, viêm phổi…
- Biểu hiện của bệnh gồm ho khan hoặc ho có đờm, thường kèm theo sốt. Ho kéo dài. Trẻ có biểu hiện của suy hô hấp như khó thở, thở nhanh, ngắn, thở có tiếng rít, cánh mũi phập phồng hoặc thoi thóp trán. Khi thở có kèm co kéo mạnh lồng ngực và các cơ liên sườn. Trẻ có biểu hiện tím tái nếu suy hô hấp nặng.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh rất nghiêm trọng, khó điều trị và có nguy cơ dẫn tới suy hô hấp và tử vong. Cần phải có biện pháp điều trị cho trẻ phù hợp và kịp thời tại cơ sở y tế.
Trẻ sơ sinh bị ho do dị vật:
– Ngoài nguyên nhân viêm nhiễm đường hô hấp, một nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh có thể là do vướng phải dị vật. Phổ biến nhất là do trẻ bị sặc sữa, sặc nước bọt hoặc thậm chí do hít phải quá nhiều không khí theo đường miệng.
– Những cơn ho do dị vật thường không nguy hiểm. Sau khi ho và đẩy hết các dị vật ra ngoài cơn ho sẽ tự động hết mà không cần điều trị.
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho
Các cơn ho là biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp nhưng đôi khi chỉ do trẻ bị sặc. Vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng mà cần hết sức bình tĩnh đánh giá tình trạng bệnh của trẻ để có phương pháp chăm sóc và đưa bé tới các cơ sở y tế nếu cần.
Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng cách vệ sinh mũi hằng ngày
Mũi và họng là 2 cửa ngõ hô hấp chính và có sự liên quan mật thiết đến nhau. Cụ thể, mũi và họng thông trực tiếp với nhau. Nếu vệ sinh mũi không sạch sẽ có thể là con đường khiến cho vi khuẩn, virus hay khói bụi xâm nhập vào khu vực hầu họng gây viêm và gây ho. Ngoài ra, nếu không vệ sinh khiến mũi bị ảnh hưởng bởi dịch sẽ khiến trẻ sơ sinh hô hấp bằng miệng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến viêm nhiễm hầu họng gây ho.
Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách cho trẻ sơ sinh sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp. Giúp hạn chế dịch mũi làm viêm họng và giúp trẻ không cần thở bằng miệng. Nhờ vậy, giúp hạn chế viêm họng, viêm amidan và góp phần trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
Cách vệ sinh mũi để trị ho cho trẻ sơ sinh:
Chuẩn bị:
Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%
Tấm lót chống nước hoặc khăn bông mềm thấm nước
Khăn xô quấn cổ
Bơm tiêm
Các bước vệ sinh mũi trị ho cho trẻ sơ sinh:
Bước 1: Trải tấm lót chống nước hoặc khăn bông mềm thấm nước trên bề mặt phẳng.
Bước 2: Đặt trẻ sơ sinh nằm nghiêng, sao cho phần đầu nằm trên tấm lót. Cố định phần đầu, cổ bé bằng tay.
Bước 3: Quấn khăn xô quanh cổ để tránh làm ướt bé
Bước 4: Hút dung dịch nước muối sinh lý, bơm vào lỗ mũi bên trên của bé để dung dịch chảy ra từ lỗ mũi còn lại. Lặp lại đến khi thấy dung dịch chảy ra trong, không còn lẫn đờm, nhày.
Bước 5: Nghiêng mình bé về phía đối diện và lặp lại với bên mũi còn lại.
Bước 6: Dùng khăn xô mềm thấm khô nước ở mũi, miệng và cổ bé nếu có.
Lưu ý khi vệ sinh mũi trị ho cho trẻ sơ sinh:
- Chỉ thực hiện khi bé có biểu hiện ngừng bú, thở bằng miệng.
- Thao tác dứt khoát, tránh để bé hoảng sợ, dãy dụa gây sặc.
- Lưu ý thận trọng, tránh làm bé bị sặc nước vào đường khí quản.
Vệ sinh khoang miệng hàng ngày – hỗ trợ trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Thức ăn của trẻ sơ sinh đa số là sữa mẹ, số ít cần sử dụng sữa công thức. Tuy nhiên, nếu không thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho trẻ sẽ dẫn đến cặn lưỡi, mảng bám ở lưỡi hoặc tưa lưỡi. Tình trạng này trước hết có thể khiến bé không cảm nhận được mùi vị của thức ăn dẫn tới biếng ăn, chán ăn. Nặng hơn là dẫn tới nhiễm khuẩn họng, gây ho và gây viêm phế quản, viêm phổi. Chính vị vậy, trong điều trị ho cho trẻ sơ sinh, vệ sinh khoang miệng hằng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Việc vệ sinh khoang miệng giúp loại bỏ cặn sữa, tưa sữa, loại bỏ vi khuẩn, virus hoặc nấm có trong lưỡi bé. Nhờ vậy giúp tình trạng ho ở trẻ sơ sinh được kiểm soát nhanh chóng hơn.
Cách vệ sinh khoang miệng trong thời gian trị ho cho trẻ sơ sinh:
Trong thời gian bé bị ho, một số bé chỉ có cặn sữa – là các chấm trắng, tròn nhỏ và dễ dàng bị rửa trôi bằng nước ấm. Lúc này, chỉ cần vệ sinh thường xuyên cho bé bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn hình thành tưa miệng.
Cách làm:
Vệ sinh sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn
Quấn gạc mềm vào đầu ngón tay
Thấm ướt gạc mềm vào dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước đun sôi đề nguội đã được chuẩn bị sẵn
Dùng tay khẽ tác động vào môi dưới để bé mở miệng.
Luồn đầu ngón tay quấn gạc vào khoang miệng, nhẹ nhàng vệ sinh từ trong cuống lưỡi ra ngoài để làm sạch cặn sữa cho bé.
Nên vệ sinh khoang miệng cho trẻ ngày 2 lần.
Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh bị ho thường kèm theo bị tưa miệng. Đây là tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi của trẻ xuất hiện màng giả màu trắng. Lớp màng này có thể phát triển nhanh, ăn sâu và lưỡi, họng, khó bong, gây đau rát hoặc thậm chí chảy máu. Nguyên nhân chính gây tưa miệng có thể do sự phát triển của nấm. Khi bị ho có kèm theo tưa miệng, cần vệ sinh cho bé bằng dung dịch chuyên dụng để hạn chế sự tiến triển gây nhiễm khuẩn nặng ở hầu họng, phế quản hoặc viêm phổi.
Cách vệ sinh cho trẻ tưa miệng trong trị ho ở trẻ sơ sinh:
- Sử dụng dung dịch: Mycostatin/ Nilstat/ Nystatin/ Miconazol hoặc Daktar…
- Sử dụng gạc mềm hoặc gạc vô trùng lấy tưa miệng, quấn vào đầu ngón tay đã được vệ sinh sạch.
- Nhúng gạc và dung dụng Nystatin
- Chạm nhẹ vào môi dưới để trẻ mở miệng, cho ngón tay vào vuốt nhẹ từ gốc lưỡi ra ngoài để loại bỏ tưa. Thay gạc và lặp lại 1 – 2 lần cho đến khi sạch mảng bám ở lưỡi.
- Tiếp tục thực hiện với 2 bên má và nướu, mỗi lần lặp lại đều thay gạc mới.
- Nên vệ sinh khoang miệng cho trẻ khoảng 4 lần/ ngày. Dừng lại sau 2 ngày kể từ khi thấy trẻ hết tưa miệng hoàn toàn.
Lưu ý khi vệ sinh khoang miệng trị ho cho trẻ sơ sinh:
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện
- Không thực hiện lâu, không vệ sinh sâu vào cuống họng gây kích thích phản xạ nôn trớ.
- Không làm rơi tưa lưỡi vào khoang miệng, tránh bé nuốt phải xuống đường tiêu hoá.
- Không thực hiện sau khi bé ăn no, dễ gây nôn trớ.
Kiểm soát gió, nhiệt độ và độ sạch của phòng trong trị ho cho trẻ sơ sinh
Rất nhiều cơ quan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ hô hấp và hệ miễn dịch. Nếu nhiệt độ, độ thoáng và độ sạch không phù hợp cũng sẽ khiến cho việc trị ho ở trẻ sơ sinh khó khăn hơn, làm cho bệnh tiến triển nặng hơn. Vậy cần kiểm soát các yếu tố này như thế nào?
Tiêu chuẩn về gió hay độ thoáng khí trong khi trị ho cho trẻ sơ sinh:
Nhiều phụ huynh có quan điểm “sợ gió” do sợ nhiệt độ hạ thấp sẽ ảnh hưởng đến thân nhiệt của trẻ và khiến trẻ ho nhiều hơn. Do vậy mà phụ huynh thường đóng kín các cửa, tránh lưu thông gió hết mức có thể. Tuy nhiên, đây là một quan niệm chưa chính xác. Việc đóng kín cửa hoàn toàn sẽ khiến trẻ bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ. Đặc biệt nếu trẻ đang ho, việc này có thể dẫn tới thiếu oxy, gây ngạt và gây “đột tử” ở trẻ sơ sinh. Những việc cần làm để đảm bảo độ thoáng khí nhưng không gây ảnh hưởng đến trẻ:
– Không khép kín các cửa, luôn đảm bảo sự lưu thông không khí trong phòng của trẻ.
– Tránh trẻ tiếp xúc trực tiếp với luồng gió lạnh và mạnh.
– Nếu thời tiết quá lạnh hoặc có gió lớn, nên đóng bớt cửa nhưng vẫn đảm bảo có không khí lưu thông trong phòng của trẻ sơ sinh.
– Nếu bật quạt gió, nên để ở chế độ xoay, đặt xa, tránh gió trực tiếp vào cơ thể bé.
– Nếu sử dụng điều hoà, nên để nhiệt độ phù hợp, để chế độ quạt gió, tránh gió điều hoà thổi trực tiếp vào cơ thể bé. Nên để thêm máy phu sương hoặc chậu nước trong phòng điều hoà. Tránh gây khô mũi, họng gây ho.
Tiêu chuẩn về nhiệt độ trong trị ho cho trẻ sơ sinh:
Tiêu chuẩn về nhiệt độ bao gồm nhiệt độ cơ thể trẻ và nhiệt độ của không gian xung quanh trẻ. Đây cũng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc trị ho cho trẻ sơ sinh.
Thân nhiệt ổn định của trẻ sơ sinh là 36,5 – 37 độ. Do là những ngày đầu đời nên trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường xung quanh dẫn tới bị hạ thân nhiệt và sẽ làm dẫn tới ho hoặc trầm trọng hơn tình trạng ho đang gặp phải. Vì vậy, cần chú ý cho trẻ mặc đủ quần áo, đeo tất tay, tất chân, đội mũi che thóp. Tuy nhiên cũng cần chú theo dõi thân nhiệt của trẻ, tránh cho trẻ mặc quá nhiều, quá kín gây tăng thân nhiệt, đổ mồ hôi sẽ dẫn tới cảm lạnh.
Nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ nên được duy trì ở khoảng 26 -28 độ, độ ẩm từ 40 -60%. Nên tránh không cho trẻ sơ sinh hướng trực tiếp với gió trời, gió điều hoà hoặc gió quạt máy. Nếu nhiệt độ phòng thấp, bố mẹ có thể bật máy sưởi, nếu nhiệt độ phòng cao thì có thể bật điều hoà, quạt gió nhưng không nên để nhiệt độ dưới 26 độ.
Tiêu chuẩn về độ sạch trong điều trị ho cho trẻ sơ sinh:
Vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện nên việc giữ cho môi trường xung quanh trẻ đảm bảo sạch, không có ô nhiễm, khói, bụi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị ho cho trẻ sơ sinh. Những điều nên làm đối với phòng của trẻ sơ sinh:
– Hạn chế ít đồ đạc trong phòng, giúp giảm nguy cơ phát sinh vi khuẩn, nấm
– Giữ phòng thông thoáng, cách xa các nơi khói bụi, ô nhiễm, bếp nấu ăn.
– Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào xung quanh hoặc trong phòng của trẻ sơ sinh.
– Thường xuyên vệ sinh phòng ốc, hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong không khí.
– Hạn chế di chuyển trẻ sơ sinh, kể cả tới các phòng khác nhau trong nhà vì có thể gây thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến trẻ ho nhiều hơn.
Mẹo dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh
Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm gió là tinh dầu, được chiết xuất từ lá cây tràm, tràm trà, tràm năm gân. Tinh dầu tràm có tính ấm, vị hơi cay nhẹ và có mùi thơm tự nhiên rất dễ chịu. Đối với trẻ sơ sinh, tinh dầu tràm có thể giúp trị ho rất hiệu quả.
Một số mẹo dân gian sử dụng tinh dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh có thể kể đến như:
- Bôi tinh dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh: Bôi tinh dầu tràm vào các vùng cổ, ngực, lưng, gan bàn tay, gan bàn chân giúp giữ ấm cơ thể cho trẻ sơ sinh, đặc biệt vào những ngày trời lạnh hoặc sau khi tắm. Tinh dầu tràm cũng giúp hỗ trợ long đờm, trị ho cho trẻ sơ sinh. Mẹ bôi tinh dầu tràm vào vùng ngực, lưng và mát xa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
- Tắm tinh dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh: Khi tắm, mẹ thêm một vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm vừa. Tinh dầu tràm sẽ giúp giữ ấm cơ thể cho trẻ sơ sinh. Nhưng đồng thời, tinh dầu tràm theo hơi nước bay lên và được bé hít vào theo đường hô hấp sẽ giúp làm thông thoáng, hỗ trợ sát khuẩn và trị ho cho trẻ sơ sinh.
- Xông tinh dầu tràm tiệt khuẩn phòng cho trẻ: Như đã trình bày ở trên, độ sạch của môi trường xung quanh đóng vai trò rất quan trọng để trị ho cho trẻ sơ sinh. Thêm một vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm để xông phòng, hoặc thêm vào máy xông tinh dầu (nếu có). Làm như vậy giúp hạn chế vi khuẩn trong không khí, tránh ảnh hưởng đến hệ hô hấp cho trẻ.
Sơ sinh là giai đoạn cơ thể trẻ chưa hoàn thiện, rất nhạy cảm với những yếu tố tác động của môi trường xung quanh. Để trị ho cho trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng ho, mức độ ho. Nếu sau 2 -3 ngày trẻ ho không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời. Tránh tự ý áp dụng các mẹo dân gian, tự ý sử dụng thuốc vì tình trạng ho của trẻ sơ sinh thường chuyển biến rất nhanh thành viêm đường hô hấp dưới.