Điều trị chàm sữa ở trẻ tập trung vào dưỡng ẩm cho da trẻ và điều trị triệu chứng, bội nhiễm khi cần. Trong đó, các thuốc bôi chàm sữa thường được sử dụng khi bệnh ở trẻ không cải thiện với việc bôi kem dưỡng ẩm và trẻ bị bội nhiễm vi khuẩn, nấm.
Mục lục
Nguyên tắc điều trị chàm sữa cho trẻ em
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, là bệnh lý viêm da cơ địa khá phổ biến ở trẻ em từ 3 đến 24 tháng tuổi. Trẻ bị chàm sữa có các biểu hiện đặc trưng như xuất hiện những đám đỏ da với nhiều mụn nước nông, khi vỡ tạo thành các vảy tiết màu vàng nhạt.
Chàm sữa gây ngứa ngáy nên trẻ hay khó chịu và có xu hướng gãi cho đỡ ngứa, do vậy dễ gặp bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm trên da. Bên cạnh đó, trẻ bị chàm sữa giai đoạn cấp tính thường quấy khóc, biếng ăn và khó ngủ hơn.
Chàm sữa hầu hết có thể tự khỏi khi trẻ được 18 – 24 tháng. Tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan mà cần điều trị sớm cho trẻ để hạn chế bệnh tiến triển thành viêm da cơ địa mạn tính và gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
Nguyên nhân của chàm sữa chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên sự xuất hiện của căn bệnh này liên quan rất lớn đến các yếu tố như di truyền, cơ địa dị ứng, rối loạn miễn dịch hoặc tính nhạy cảm cao đối với các tác nhân từ môi trường của trẻ. Do vậy, không có biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm chàm sữa từ nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên tắc điều trị của bệnh chàm sữa tập trung vào cải thiện triệu chứng và hạn chế tái phát cho trẻ, cụ thể:
- Dưỡng ẩm đầy đủ để làm dịu da, giảm ngứa, giảm khô và nứt nẻ da, phòng ngừa bội nhiễm.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng từ môi trường, đặc biệt là trẻ có cơ địa dị ứng.
- Tắm cho trẻ sạch sẽ, vệ sinh da bằng các dung dịch có khả năng sát khuẩn để làm sạch tại chỗ, giúp hạn chế xảy ra bội nhiễm.
Top 6 thuốc bôi chàm sữa cho trẻ an toàn, hiệu quả
Chàm sữa bôi thuốc gì sẽ phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh của trẻ. Thuốc bôi chàm sữa thường bao gồm các thuốc chống viêm, kháng sinh và các chất diệt khuẩn.
Dưới đây là top 6 thuốc bôi chàm sữa cho trẻ hiệu quả được chỉ định phổ biến:
Gel bôi PlasmaKare No5
Gel bôi PlasmaKare No5 độc quyền của Innocare Pharma là sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa chất sát trùng thế hệ mới Nano bạc TSN. Sản phẩm này giúp điều trị, phòng ngừa bội nhiễm và tái phát chàm sữa toàn diện.
Với các thành phần lành tính và hiệu quả, gel bôi PlasmaKare No5 có thể sử dụng kéo dài mà không gây tác dụng phụ cho trẻ.
Thành phần chính: Nano bạc chuẩn hóa TSN (Nano bạc Plasma bọc Acid Tannic), dịch chiết quả Núc nác, dịch chiết Lựu, Chitosan.
Công dụng:
- Làm dịu da, giảm triệu chứng đỏ, ngứa da và mụn nước.
- Thúc đẩy làm lành các vùng da tổn thương.
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm.
Cách sử dụng: Vệ sinh vùng da trẻ bị chàm và bôi một lượng thuốc vừa đủ 3 – 5 lần/ngày với chàm sữa cấp tính và 2 lần mỗi ngày khi điều trị duy trì. Sử dụng 1 – 3 tháng tùy tình trạng chàm sữa của trẻ.
Kem bôi chàm sữa Hydrocortisone
Hydrocortison là Corticoid hoạt lực yếu, được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh viêm da cho trẻ sơ sinh và trẻ em, trong đó có chàm sữa.
Thành phần chính: Hydrocortison Acetat.
Công dụng:
- Làm giảm các triệu chứng viêm, mẩn ngứa và đỏ da.
- Chống dị ứng, kích ứng, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân nhạy cảm, từ đó giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Cách sử dụng: Vệ sinh vùng da bé bị chàm và bôi một lượng thuốc vừa đủ 2 – 3 lần/ngày với chàm sữa cấp tính và giảm xuống 1 – 2 lần/ngày khi trẻ đỡ.
Lưu ý:
- Tránh dùng thuốc quá 2 tuần, ngừng dùng thuốc khi trẻ khỏi bệnh.
- Tránh dùng cho trẻ bị bội nhiễm nấm, virus Herpes hoặc đang tiêm phòng vaccin.
Thuốc bôi chàm sữa Eumovate
Thuốc bôi chàm sữa Eumovate chứa Corticoid hoạt lực trung bình, có hiệu quả giảm triệu chứng cao. Eumovate thường được chỉ định cho bé bị chàm sữa nặng.
Thành phần chính: Clobetasone butyrate.
Công dụng:
- Chống viêm, giảm ngứa ngáy, hạn chế tiến triển của bệnh.
- Phòng ngừa dị ứng, kích ứng với các tác nhân kích thích khởi phát bệnh từ môi trường.
Cách sử dụng: Vệ sinh vùng da bé bị chàm và bôi một lượng thuốc vừa đủ 1 – 2 lần/ngày.
Lưu ý:
- Khi triệu chứng bệnh được cải thiện, cần giảm dần liều thuốc.
- Trẻ không đỡ sau 7 ngày cần tăng liều và tần suất sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh dùng thuốc quá 4 tuần.
Kẽm oxyd 10% chữa chàm sữa ở trẻ em
Kẽm oxyd 10% là thuốc bôi viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả.
Thành phần chính: Kẽm oxyd.
Công dụng:
- Chống viêm, sát khuẩn nhẹ.
- Làm giảm các triệu chứng viêm như ngứa rát, đỏ da cho trẻ.
- Làm săn se, xoa dịu làn da, giúp da nhanh phục hồi.
- Giữ nước, giúp da mềm mịn, chống khô da dẫn đến bệnh nặng hơn.
Cách sử dụng: Vệ sinh vùng da bé bị chàm và bôi một lượng thuốc vừa đủ 2 – 3/lần/ngày. Sử dụng đến khi hết triệu chứng.
Lưu ý:
- Không bôi thuốc quá 7 ngày trên vết thương hở của trẻ.
- Không bôi thuốc khi trẻ bội nhiễm vi khuẩn vùng chàm.
Kem bôi Fucidin-H trị chàm sữa
Fucidin-H chứa thành phần Corticoid và kháng sinh, được dùng trong các trường hợp trẻ chàm sữa bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc nghi ngờ có bội nhiễm.
Thành phần chính: Acid Fusidic, Hydrocortison Acetat.
Công dụng:
- Làm giảm các triệu chứng viêm, mẩn ngứa và đỏ da.
- Điều trị bội nhiễm vi khuẩn.
Cách sử dụng: Vệ sinh vùng da bé bị chàm và bôi một lượng thuốc vừa đủ 2 lần/ngày.
Lưu ý: Không dùng thuốc quá 14 ngày.
Lưu ý khi dùng thuốc bôi điều trị chàm sữa cho trẻ em
Hiện nay, việc cha mẹ lạm dụng thuốc bôi chàm sữa, đặc biệt là các thuốc chứa Corticoid đang xảy ra phổ biến. Các thuốc Corticoid có hiệu quả tốt, giảm triệu chứng nhanh nhưng sử dụng kéo dài trên trẻ nhỏ có thể gây tái phát bệnh với mức độ nặng hơn và nhiều biến chứng toàn thân như suy tuyến thượng thận.
Bên cạnh đó, các thuốc bôi đông y không rõ nguồn gốc cũng có thể được trộn lẫn Corticoid hoạt lực mạnh để làm giảm chàm hiệu quả. Do vậy cha mẹ lưu ý chỉ sử dụng thuốc bôi chàm sữa theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc, ngưng thuốc hay điều chỉnh liều.
Ngoài ra, khi trẻ có những dấu hiệu sau đây trong quá trình dùng thuốc, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở ý tế để được xử trí kịp thời:
- Triệu chứng không thuyên giảm khi bôi thuốc vài ngày
- Chàm ngày càng lan rộng, mọc mụn mủ, loét vết chàm
- Trẻ sốt, lừ đừ, bỏ ăn trong quá trình dùng thuốc
- Trẻ bị phát ban, khó thở
Cách chăm sóc trẻ đang điều trị chàm sữa bằng thuốc bôi
Chăm sóc trẻ bị chàm sữa cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị của trẻ. Một số lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa:
- Tắm cho trẻ nhanh và sạch sẽ bằng nước ấm, tối đa 2 lần/ngày, sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, pH ít kiềm.
- Khi tắm xong, cần lau khô người trẻ ngay bằng khăn mềm mịn, không chà xát gây tổn thương da.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ 3 – 4 lần/ngày, đặc biệt là sau khi tắm. Nên bôi cả lên những vùng không bị bệnh để dưỡng da cho trẻ.
- Lựa chọn kem bôi viêm da cơ địa cho bé lành tính, chứa các thành phần dưỡng ẩm và phục hồi da như Ceramide, Panthenol, Urea,… Tránh kem dưỡng chứa các thành phần tiềm ẩn nguy cơ gây hại như Propylen Glycol, cồn, Paraben, Methylisothiazolinone, Phthalates, hương liệu,…
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với tác nhân kích thích khởi phát bệnh từ môi trường như hóa chất, xà phòng, nước hoa, bụi bặm, lông động vật.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, mềm mại và thoáng khí.
- Vệ sinh nhà ở thường xuyên, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ. Sử dụng máy tạo độ ẩm để da trẻ không bị khô khiến bệnh nặng hơn, nhất là trong mùa đông.
- Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên, dạy trẻ không gãi hoặc dùng bao tay, tất chân để giảm cọ xát gây tổn thương da.
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên cho bú mẹ hoàn toàn để tiếp nhận miễn dịch thụ động hiệu quả từ mẹ.
Trên đây là tổng hợp thông tin về các loại thuốc bôi chàm sữa phổ biến và lưu ý khi sử dụng. Chàm sữa có thể tự khỏi nhưng dễ tái phát. Vì vậy, cha mẹ hiểu rõ cách điều trị và chăm sóc trẻ hợp lý sẽ giúp trẻ cải thiện nhanh và phát triển một cách lành mạnh.