Nhọt (Furuncle) là một tình trạng bệnh lý ngoài da cấp tính, xuất hiện khi tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây ra tổn thương một hoặc nhiều lỗ chứa mủ trên da, thường xảy ra vào mùa hè. Khi bạn phát hiện dấu hiệu mụn nhọt trên da, áp dụng ngay các biện pháp điều trị được hướng dẫn trong bài viết dưới đây để xử lý tình trạng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mục lục
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Nhọt
Vào mùa hè, bệnh nhọt trở nên phổ biến khi vi khuẩn gây bệnh là vi tụ cầu vàng (Staphylococcus aereus) phát triển mạnh, gây ra các triệu chứng điển hình như mủ, đau và có thể sốt.
Nguyên nhân của bệnh nhọt
Vi khuẩn gây bệnh nhọt là loài cực kỳ phổ biến trên da – tụ cầu vàng (staphylococcus aureus). Bình thường, vi khuẩn này ký sinh trên da, tại vị trí là các nang lông hoặc các nếp gấp như rãnh mũi, má, nách, rãnh háng, vành tai…Khi gặp các yếu tố thuận lợi và nang lông đang có sẵn tổn thương…vi khuẩn sẽ phát triển và gây nên bệnh nhọt.
Cần chú ý một số yếu tố thuận lợi để căn bệnh này phát triển như:
- Mùa hè là thời điểm bệnh Nhọt bùng phát mạnh do yếu tố nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với sự phát sinh và phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, mùa hè, cơ thể thường kém vệ sinh và ra nhiều mồ hôi cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm trùng.
- Bệnh nhọt hay gặp ở nam nhiêu hơn nữ. Trẻ em là đối tượng đặc biệt hay bị nhọt do miễn dịch kém và làn da còn non nớt. Trẻ em suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc bệnh nhọt cao hơn trẻ khoẻ mạnh.
- Người có miễn dịch kém hoặc suy giảm và người đang mắc 1 số bệnh lý như tiểu đường cũng là yếu tố thuận lợi cho tụ cầu vàng phát triển và gây bệnh.
Triệu chứng điển hình của bệnh nhọt
Nhọt hay còn được gọi với tên dân gian là nhọt ổ gà hoặc nhọt áp xe. Triệu chứng của bệnh nhọt gồm các triệu chứng của nhiễm trùng tại chỗ và triệu chứng toàn thân.
- Triệu chứng của bệnh nhọt ban đầu chỉ là những vết sần nhỏ, màu đỏ, có sưng tấy ở nang lông. Chỉ sau 2 – 3 ngày nếu không được xử lý, tổn thương này sẽ lan rộng và hoá mủ thành các ổ áp xe. Bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi khi biết rằng, giữa lỗ áp xe luôn có ngòi mủ. Đây là đặc trưng của bệnh nhọt so với các bệnh ngoài da có hoá mủ khác, nhất là trong các bệnh nhọt ở tai và nhọt ở mũi.
- Số lượng mụn nhọt có thể là một hoặc nhiều nhọt rải rác trên cơ thể, đặc biệt hay gặp ở một số vị trí như đầu, mặt, cổ, lưng, mông và chân, tay. Nhọt cũng hay gặp ở các rãnh tự nhiên như nhọt bọc vành tai, nhọt ống tai, nhọt ở nách… Nhọt cụm áp xe da còn gọi là nhọt bầy gồm một số nhọt xếp thành đám.
- Tại vị trí mọc nhọt, bạn có thể cảm nhận thấy các triệu chứng sấy, tấy, đau. Vùng da lân cận vết thương có dấu hiệu bị hút nước và bị khô săn lại. Đây là các biểu hiện thông thường khi có nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn huyết là biến chứng có thể gặp ở người bị nhọt có bệnh lý suy dinh dưỡng. Viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm khuẩn huyết cũng có thể xảy ra nếu nhọt ở môi trên hoặc nhọt ở má.
Cách xử lý nhọt tại nhà
Vệ sinh cá nhân, nâng cao sức đề kháng và xử lý tại chỗ kết hợp toàn thân (nếu có biến chứng) là nguyên tắc chung để xử lý nhọt tại nhà hiệu quả nhanh, ít để lại di chứng.
Vệ sinh cơ thể đúng cách tránh làm lây lan nhọt
Bệnh Nhọt chủ yếu mắc vào mùa hè, do đó việc vệ sinh cá nhân càng cần được lưu ý để tránh làm lây lan nhọt hoặc khiến vết thương trở nên nghiêm trọng:
- Tắm rửa hàng ngày bằng xà phòng. Vệ sinh thật nhẹ nhàng tại vùng da đang có nhọt tránh cọ xát mạnh.
- Sử dụng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để làm sạch riêng vùng da bị nhọt tránh bội nhiễm (nhiễm khuẩn thứ cấp)
- Sử dụng các dụng cụ nhẹ nhàng như bông tăm để làm sạch, tuyệt đối không được gãi
Xử lý ổ mụn nhọt theo khuyến cáo Bộ y tế
Xử lý ổ mụn nhọt thông thường chỉ cấp áp dụng các biện pháp điều trị tại chỗ và tại nhà. Tuy nhiên, với các ổ nhọt áp xe lớn hoặc nhiều, có kèm các triệu chứng toàn thân, bạn cần đến ngay bệnh viện để xử lý sớm tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết.
- Đối với nhọt chưa hoá mủ: Không nặn hoặc kích thích vào thương tổn. Sử dụng các dung dịch hoặc kem bôi sát khuẩn ngày 2- 4 lần. Để xử lý nhanh gọn ổ nhọt trong giai đoạn sớm, nên sát trùng bằng Povidon iod 10% sau đó bôi gel nano bạc kháng khuẩn, chống viêm.
- Đối với nhọt đã có mủ: Cần tiến hành các thủ thuật trích mủ và ngòi mủ. Sau đó, áp dụng các biện pháp sát trùng bằng Povidon iod 10% hoặc hexamidin 0.1%. Sử dụng gel bôi kháng khuẩn nano bạc kết hợp với các kháng sinh bôi ngoài da để chống nhiễm trùng, kích thích tái tạo và làm lạnh tổn thương sau điều trị nhọt. 1 số thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ có thể tham khảo như neomycin, mupirocin 2% hoặc mỡ fucidic 2%. Các loại gel bôi nano bạc hoặc muỗi bạc như Silver sulfadiazin, phức hệ TSN – chitosan…Nên bôi liên tục các gel kháng khuẩn trong 7-10 ngày, kể cả khi vết thương đã lành.
- Tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm có thể gây seo, lồi trong quá trình điều trị nhọt như rau muống, trứng…
Nâng cao thể trạng giảm Nhọt tái phát
Miễn dịch kém là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Do đó, bạn cần nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng cũng như phòng bệnh nhọt.
- Vận động thể dục thể thao thường xuyên
- Nên cho da tiếp xúc với ánh sángtự nhiên bằng các ra ngoài hít thở không khí, tránh ngồi lâu trong nhà.
- Sử dụng các loại thuốc bổ tăng sức đề kháng với những người thể trạng yếu, người già hoặc người mới ốm dậy
- Lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho cơ thể. Hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và các loại đồ ăn nhanh.
Kết luận: Nhọt là bệnh nhiễm trùng ngoài da dễ để lại sẹo nếu không được xử lý kịp thời. Đừng để những chiếc nhọt khiến cuộc sống của bạn trở nên bất tiện, đau đớn hay những vết sẹo do xử lý bệnh sai cách. Khi có dấu hiệu bị nhọt, áp dụng ngay cách xử lý nhọt được hướng dẫn như bài viết trên nhé.