Cây Núc nác, thuộc dòng hoa chùm ớt, là loại cây gỗ tự nhiên và thường được trồng rộng rãi trong nước ta. Đã phát hiện ra rằng chất chiết xuất từ vỏ cây này có khả năng chống viêm và trị mụn nhọt. Tuy nhiên, để tận dụng đúng cách và hiệu quả những lợi ích của cây, hãy cùng PlasmaKare khám phá về Núc nác và những phương pháp dùng thuốc hữu ích từ loài cây này nhé.
Mục lục
- 1. Núc nác vị thuốc quý dân gian
- 2. Công dụng của Núc nác
- 3. Các bài thuốc dân gian chữa bệnh ngoài da từ Núc nác
- 3.1. Bài thuốc chứa Núc nác chữa mụn nhọt, ghẻ lở, mẩn ngứa, mày đay
- 3.2. Bài thuốc chứa Núc nác chữa mẩn ngứa
- 3.3. Bài thuốc chứa Núc nác chữa lở loét gây ngứa, chảy nước vàng
- 3.4. Bài thuốc chứa Núc nác chữa lở loét do sơn cây
- 3.5. Bài thuốc chứa Núc nác chữa eczema bội nhiễm gây chảy nước
- 3.6. Bài thuốc dân gian chứa Núc Nác để chữa vảy nến, á sừng
- 4. Tính an toàn của Núc nác
- 5. Gel PlasmaKare No5 giải pháp đột phá cho làn da mụn nhọt
Núc nác vị thuốc quý dân gian
Núc nác có tên gọi là Hoàng Bá Nam hay Nam Hoàng bá, thuộc họ hoa chùm ớt. Được trồng vào mọc nhiều ở nước ta và châu Á.
Đặc điểm tự nhiên cây Núc nác
Cây Núc nác thuộc cây thân gỗ chiều cao trung bình là 7 – 12m, thậm chí cây có thể cao đến 20 – 25m. Thân cây thẳng, ít phân nhánh. Vỏ cây có màu xám, khi bẻ ra bên trong có màu vàng nhạt, không mùi. Lá cây là lá kép lông chim 2 – 3 lần, dài từ 1 – 2m. Các lá chét có hình bầu dục, bìa nguyên, đầu nhọn, chiều dài mỗi lá chét từ 7,5 – 15cm và chiều rộng là 5 – 6,5cm.
Hoa và quả Núc nác
Hoa Núc nác khá to, có màu đỏ tím và mọc thành chùm ở đầu cành. Hoa gồm 5 nhị, trong đó có 1 nhị nhỏ hơn 4 nhị còn lại.
Quả Núc nác là quả nang dài, chiều dài tới 50 – 80cm, rộng 5 – 7cm. Bên trong quả chứa hạt mỏng, dẹt. Hạt có lớp màng mỏng màu trắng nâu nhạt bao quanh. Cả hạt và lớp màng dài. Khi bóc lớp màng ngoài ra thấy được rễ phôi, không mùi, hơi đắng.
Thành phần hóa học có trong Núc nác
Vỏ Núc nác chứa một ít alkaloid, tannin và một số dẫn xuất flavonoid (chiếm 3 – 4% tính trên vỏ khô) ở dạng tự do hay heterosid.
Công dụng của Núc nác
Công dụng của Núc nác được chia 2 phân loại, là theo y học cổ truyền và y học hiện đại.
Công dụng của Núc nác theo y học cổ truyền
Vỏ Núc nác có vị đắng, tính hàn, quy tỳ. Do đó, có công dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu độc, chỉ khái, chỉ thống.
Được dùng để chữa tiêu chảy,kiết lỵ, viêm nhiễm đường tiết niệu, ho, viêm họng, dị ứng và các bệnh ngoài da (mẩn ngứa, ban, sởi…) và dùng làm thuốc bổ.
Trong dân gian, người ta dùng vỏ núc nác (còn gọi là hoàng bá nam) thay cho vị thuốc hoàng bá thực.
Công dụng của Núc nác theo y học hiện đại
Chất chiết xuất từ vỏ Núc Nác được phát hiện có hoạt tính chống viêm và kháng vi khuẩn. Tuy nhiên, thông tin về tiềm năng của các chất chiết xuất từ vỏ cây trong điều trị lâm sàng vẫn còn khan hiếm.
Năm 1965, tại Viện nghiên cứu hoạt chất sinh vật của chi nhánh Siberia Viện hàn lâm khoa học Liên Xô cũ, dựa trên kết quả lâm sàng dùng vỏ núc nác chữa dị ứng của bệnh viện Việt – Tiệp Hải Phòng, đã đưa đến các kết luận: Vỏ núc nác có tác dụng chống dị ứng, tăng sức đề kháng của cơ thể, làm giảm sưng phồng viêm và độc tính trên Núc Nác rất thấp.
Năm 2010, tại Trường Khoa học và Công nghệ, Đại học VIT, Vellore-362014, Tamil nadu, Ấn Độ. Nghiên cứu về Những tiềm năng trị liệu của Chiết xuất vỏ cây Núc Nác và đưa ra kết luận: Vỏ cây Núc Nác có tiềm năng trị liệu đa dạng ở dạng chiết xuất methanol và dung dịch nước thô, đồng thời sở hữu các hợp chất có thể khai thác làm tiền chất của thuốc, nó hoạt động như một chất chống lại tác hại của các gốc tự do.
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh ngoài da từ Núc nác
Núc nác được kết hợp với nhiều dược liệu để giải nhiệt, chữa trị mụn nhọt và các bệnh ngoài da rất hiệu quả mà ông cha ta đã để lại.
Bài thuốc chứa Núc nác chữa mụn nhọt, ghẻ lở, mẩn ngứa, mày đay
Dược liệu: 13g vỏ núc nác (có thể thay bằng 15g thổ phục linh hoặc 13g vỏ gạo), 20g sinh địa, 20g kim ngân, 15g ké đầu ngựa, 15g cam thảo dây, 50g sài đất.
Sắc 2 lần khi sắc xong chia thuốc thành nhiều lần uống mỗi ngày. Dùng trong 5 – 7 ngày.
Bài thuốc chứa Núc nác chữa mẩn ngứa
Sắc lấy nước uống 20g mỗi vị sau: Vỏ núc nác, lá chàm, dây vàng giang, thạch cao.
Bài thuốc chứa Núc nác chữa lở loét gây ngứa, chảy nước vàng
Nấu 100g vỏ núc nác và 50g hạt xà sàng với nước rồi xông rửa 1 lần/ngày, dùng trong 3 – 4 ngày.
Bài thuốc chứa Núc nác chữa lở loét do sơn cây
Giã nát vỏ núc nác tươi, ngâm trong khoảng 2 – 3 giờ theo tỷ lệ 1 phần vỏ núc nác và 3 phần rượu 30 – 40%. Dùng rượu đã ngâm bôi vào vết lở loét 3 – 4 lần/ngày trong 2 – 3 ngày là khỏi.
Nghiền thành bột mịn các dược liệu sau: 20g vỏ núc nác, 15g hoạt thạch, 25g thanh đại, 20g thạch cao sống. Trộn đều hỗn hợp bột trên với dầu vừng và bôi vào vết loét. Nếu vết loét chảy nước nhiều thì cho thêm ít bột mai mực vào.
Bài thuốc chứa Núc nác chữa eczema bội nhiễm gây chảy nước
Nấu các dược liệu sau thành cao đặc rồi bôi lên vùng tổn thương: Vỏ núc nác, sài đất, sâm đại hành.
Bài thuốc dân gian chứa Núc Nác để chữa vảy nến, á sừng
Để chữa vảy nến, á sừng bằng vỏ cây Núc Nác, người bệnh cần kết hợp chữa từ trong ra ngoài bằng 2 bài thuốc sắc uống và thuốc tắm ngoài da như sau:
- Bài thuốc sắc uống để chữa bệnh vảy nến, á sừng bằng vỏ Núc nác.
Dùng 9-12g vỏ Núc nác đem sắc hoặc nấu thành cao dùng hàng ngày, giúp cải thiện triệu chứng bong da, vảy nến.
- Bài thuốc dùng ngoài chữa vẩy nến, á sừng bằng cây Núc nác.
Hàng ngày lấy vỏ Núc nác đun sôi với nước để lấy nước tắm.
Tính an toàn của Núc nác
Vỏ Núc nác là vị thuốc đã được nhiều thế hệ y học cổ truyền hay y học hiện đại sử dụng như một chất kháng khuẩn hiệu quả. Vậy vỏ Núc nác có thực sự an toàn, khi sử dụng nhiều lần có gây hại gì cho người bệnh?
Dựa theo kết quả nghiên cứu dùng vỏ Núc nác chữa dị ứng của bệnh viện Việt – Tiệp, Hải Phòng, I.I Brekhman vad P.P Goolicôv tại viện nghiên cứu hoạt chất sinh vật của chi nhánh Xibêri Viện hàn lâm khoa học Liên xô cũ, năm 1965 đã đưa ra các kết luận sau đây:
– Các kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm đã xác minh kinh nghiệm dân gian là vỏ Núc nác có tác dụng chống viêm rõ rệt.
– Núc nác tăng sức đề kháng cơ thể, độc tính vỏ Núc nác rất thấp: LD50 của vỏ Núc nác đối với chuột nhắt trắng là 23ml dung dịch chiết Núc nác 100% trên 1kg thể trọng.
– Núc nác làm giảm độ thấm của mạch máu trên chuột đã gây mẫn cảm với lòng trắng trứng và không ảnh hưởng đối với thấm mạch máu trên chuột đã được gây mẫn cảm bằng huyết thanh ngựa trộn với dầu parafin.
– Núc nác không có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của hiện tượng Actuýt Sakharôv, nhưng quá trình phục hồi trên thỏ thí nghiệm đã được gây mẫn cảm xảy ra nhanh hơn trên thỏ đối chứng.
– Núc nác ức chế vết sưng phồng do lòng trắng trứng gây ra, tác động chống viêm của Núc nác vẫn còn khi cắt bổ tuyến thượng thận.
– Trên những con vật được gây mẫn cảm, tác dụng chống viêm được thể hiện rõ ràng và mạnh hơn những con vật không được gây mẫn cảm.
– Do ảnh hưởng của vỏ Núc nác, độ thấm của máu giảm tại nơi tiêm trong da formandehid và histamin. Khi gây viêm bằng xylen, Núc nác không ảnh hưởng độ thấm của mạch máu.
Gel PlasmaKare No5 giải pháp đột phá cho làn da mụn nhọt
PlasmaKare No5 gel nano bạc kết hợp các thành phần từ thảo dược: dịch chiết Núc nác, dịch chiết lựu giàu Ellagic giúp giải quyết các vấn đề thường gặp trên da từ viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, các nhiễm trùng trên do do nấm, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đến các tổn thương da như mụn nhọt, bỏng, ngứa, chốc lở, mề đay…
Gel PlasmaKare No5 – Gel Nano bạc đa năng dành cho da vào niêm mạc.
PlasmaKare No5 chứa Nano bạc TSN độc quyền của PlasmaKare và các dược liệu chuẩn hóa chuyên biệt cho da.