Súc họng bằng nước muối là thói quen tốt của nhiều người để làm sạch đường hô hấp, loại bỏ vi khuẩn virus. Trong đó, 1 số người lại áp dụng thói quen súc họng bằng nước muối chữa viêm họng vì cho rằng nước muối có tính sát khuẩn cao. Liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả? Cùng PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh (Nguyên giám đốc bệnh viện Tai mũi họng TƯ) giải đáp ngay thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Các tiêu chuẩn của loại nước muối súc họng
Nước muối là dung dịch lành tính và an toàn với mọi đối tượng. Do đó, súc họng bằng nước muối là thói quen vệ sinh răng miệng văn minh được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, không phải loại nước muối nào cũng có thể dùng súc họng, súc miệng. 1 số tiêu chuẩn về nước muối súc họng như sau:
- Chỉ súc họng bằng nước muối có nồng độ 0.9% tức là loại nước muối sinh lý. Đây là dung dịch nước muối có nồng độ muối NaCl (natri clorua) tương tự dịch cơ thể, đảm bảo độ an toàn và tránh làm tổn thương niêm mạc họng, miệng như niêm mạc khô, tế bào teo nếu dùng dung dịch nước muối súc họng cao hơn 0.9%.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về hàm lượng tạp chất, kim loại nặng…Tuy chỉ là dung dịch dùng ngoài, nhưng nước muối súc họng cần đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn về hàm lượng tạp chất và kim loại nặng đảm bảo theo quy định của bộ y tế. Do đó, chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý súc họng đã đăng ký với bộ y tế và có giấy phép lưu hành trên thị trường.
Những lợi ích của việc súc họng bằng nước muối
Từ thời xa xưa, ông bà ta đã viết pha nước muối ấm để súc họng, súc miệng hàng ngày để bảo vệ răng miệng. Ngày nay, các loại nước muối sinh lý tiện lợi cũng được sử dụng để làm sạch răng miệng và vệ sinh họng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Súc họng bằng nước muối giúp loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng họng
Bề mặt niêm mạc họng, miệng không thực sự trơn nhẵn và có nhiều khoang khe kẽ. Do đó, thức ăn thường bị bám lại 1 phần trên niêm mạc họng, miệng, lưỡi. Đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn chí trú ngụ tại niêm mạc họng, miệng phát triển mạnh gây viêm nhiễm, hoặc làm thay đổi pH môi trường tại họng miệng. Từ đó gây ra các vấn đề tại họng miệng như viêm họng, sưng nướu, sâu răng, hôi miệng…
Các mảng bám và thức ăn thừa sẽ dễ dàng được loại bỏ dưới tác động của việc súc họng bằng nước muối. Nhờ đó, toàn bộ các khe kẽ và bề mặt niêm mạc được làm sạch tối ưu, an toàn và nhanh chóng.
Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa biết súc họng, ba mẹ cũng thường dùng nước muối sinh lý và gạc để giúp bé làm sạch và vệ sinh lưới, nướu và các phần của khoang miệng.
Súc họng bằng nước muối loại bỏ tác nhân gây kích ứng niêm mạc
Họng là ngã ba giao giữa đường tiêu hoá và đường hô hấp. Cả 2 con đường này đều ẩn chứa nhiều tác nhân có thể gây kích ứng niêm mạc họng như: Đồ ăn cay, nóng, bụi bẩn từ không khí…
Để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng trên, ngoài việc vệ sinh mũi và khoang miệng thì vệ sinh họng đặc biệt quan trọng. Súc họng bằng nước muối giúp dễ dàng loại bỏ các tác nhân gây kích ứng này. Từ đó giúp hạn chế tối đa các vấn để đường hô hấp do tác tác nhân gây kích ứng niêm mạc gây ra, đặc biệt là do, dị ứng, khản giọng, phù nề…
Súc họng bằng nước muối ấm giúp bảo vệ đường hô hấp
Bước vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột, đường hô hấp dễ bị kích ứng hoặc viêm nhiễm, nên dễ bị cúm, ho, viêm họng, viêm amidan, thậm chí là viêm phổi. Do đó, một trong những cách bảo vệ đường hô hấp hiệu quả và tiện lợi là súc miệng, súc họng bằng nước muối ấm hàng ngày.
Niêm mạc họng miệng được bảo vệ, tăng cường khả năng tự miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn vi khuẩn virus phát triển, giảm nguy cơ niêm mạc họng kích ứng với nhiệt độ nếu bạn súc họng bằng nước muối ấm từ 30 – 40 0C hàng ngày. Từ đó, bảo vệ toàn diện đường hô hấp trong mùa lạnh, giảm nguy cơ cảm cúm, đau rát họng, mất tiếng và các bệnh lý hô hấp thông thường.
Súc họng bằng nước muối chống khô họng
Nước muối sinh lý để súc họng có là dung dịch đẳng trương (nồng độ muối NaCl tương tự nồng độ muối trong dịch tế bào) do đó giúp duy trị lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc họng miệng chống khô họng.
Đặc biệt vào mùa đông thời tiết hanh khô, cơ thể dễ mất nước và niêm mạc họng, miệng thường xuyên có cảm giác khô, rát, đặc biệt vào buổi sáng khi ngủ dậy. Bạn nên súc họng bằng nước muối để ngăn chặn tình trạng mất nước ở niêm mạc họng miệng.
Súc họng bằng nước muối có chữa được viêm họng không
Thói quen súc họng bằng nước muối chữa viêm họng chủ yếu do tự quan sát bác sỹ chỉ định vệ sinh họng miệng cho trẻ bằng nước muối và truyền miệng nhau. Hiện nay, không có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh, súc miệng nước muối chữa viêm họng. Thực tế chứng minh, đây là quan điểm tự điều trị hoàn toàn sai lầm vì những lí do sau:
- Nước muối sinh lý dùng để súc họng không có tác dụng diệt khuẩn: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh khẳng định: Ở nồng độ muối 0.9% (9g trong 1000ml nước), nước muối sinh lý không có tác dụng diệt khuẩn như mọi người vẫn tưởng. Các nghiên cứu về khả năng diệt khuẩn của muối đều được thực hiện với muối nồng độ cao, thậm chí là bão hoà (độ tan trong nước của muối là 36g/100ml ở nhiệt độ 25 độ C). Như vậy, để súc họng bằng nước muối chữa viêm họng, bạn cần sử dụng nồng độ muối gấp 40 lần so với tiêu chuẩn của nước muối súc họng. Vì thế, nước muối để súc họng với nồng độ 0.9% thực chất chỉ làm sạch chứ không hề có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, gây viêm họng.
- 80% chủ yếu gây viêm họng do virus mà súc họng bằng nước muối không giải quyết được: Cũng theo PGS.TS. BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, 80% nguyên nhân gây viêm họng là do virus gây ra. Và dù ở nồng độ cao, nước muối cũng không có tác dụng diệt virus. Do vậy, chữa viêm họng bằng nước muối không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh và không có hiệu quả.
- Súc họng bằng nước muối chữa viêm họng buộc phải kết hợp với thuốc mới có hiệu quả: Rất nhiều trường hợp, trong đơn điều trị, bác sỹ có chỉ định súc họng, súc miệng nước muối chữa viêm họng. Điều này gây hiểu lầm rằng nước muối chữa được viêm họng. Thực tế, súc họng nước muối trong trường hợp này chỉ để vệ sinh họng miệng giúp làm tăng hiệu quả của các thuốc điều trị khác trong đơn.
Như vậy, súc họng bằng nước muối không có tác dụng chữa viêm họng như nhiều người truyền miệng. Tuy nhiên, thói quen này vẫn có những lợi ích nhất định trong việc vệ sinh họng miệng, và góp phần hỗ trợ ngăn ngừa các nhiễm trùng hô hấp. Ngoài ra, trong điều trị các bệnh đường hô hấp hiện nay, các bác sỹ đều ưu tiên các phương pháp điều trị tại chỗ bằng các loại nước súc họng sát trùng chuyên dụng như Povidon iod hay nano bạc TSN. Do đó, chữa viêm họng nước muối súc họng không còn được sử dụng phổ biến nữa.
Những lưu ý khi súc họng bằng nước muối
Để đảm bảo việc làm sạch và bảo vệ đường hô hấp hiệu quả nhất bằng cách súc họng bằng nước muối, hãy chú ý ngay những hướng dẫn từ PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh về thời điểm, các pha nước muối súc họng tại nhé
- Thời điểm súc họng nước muối: Nên sử dụng nước muối súc họng vào buổi sáng và buổi tối sau khi đánh răng. Súc họng bằng nước muối sau khi đánh răng giúp loại bỏ nốt phần thức ăn còn dư thừa, các tạp chất có thể có trong kem đánh răng.
- Sử dụng nước muối ấm: Nên súc họng bằng nước muối ấm, đặc biệt trong mùa lạnh. Nước muối ở nhiệt độ từ 30-40 độ C giúp giảm kích ứng nhiệt độ tại niêm mạc họng, làm ấm họng và bảo vệ đường hô hấp tốt hơn so với nước muối lạnh. Như vậy, có thể ngâm hoặc làm ấm nước muối súc họng trước khi sử dụng.
- Cách pha nước muối súc họng tại nhà: Hiện nay, trên thị trường có sẵn các gói muối chuyên dụng để pha nước muối súc họng, rửa mũi. Mỗi 1 túi muối 9g đã được chuẩn hoá về chất lượng và hàm lượng để pha vào 1 lít nước lọc hoặc nước đã đun sôi để nguội. Tuyệt đối không súc họng bằng nước muối tự pha bằng loại muối hạt, hay muối tinh được sử dụng trong chế biến đồ ăn.
Súc họng bằng nước muối có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ hô hấp nên sử dụng hàng ngày cho cả gia đình. Tuy nhiên, không vì thế mà lạm dụng loại nước súc họng này để điều trị viêm họng, ho hay các bệnh đường hô hấp trên. Đặc biệt, ở những thời điểm bùng pháp dịch đường hô hấp như mùa lạnh, thay vì súc họng bằng nước muối, hãy lựa chọn các loại nước súc họng sát trùng để bảo vệ hô hấp bạn nhé.