Chốc lở mọc lên xung quanh miệng, tay chân, khiến cho các bé đau nhức quấy khóc, mệt mỏi. Việc điều trị chốc lở sớm kịp thời sẽ giúp cho tình trạng ngứa, khó chịu suy giảm nhanh chóng. Chúng tôi sẽ giúp các bậc phụ huynh đi tìm những loại thuốc điều trị chốc lở ở trẻ em nhanh khỏi nhất trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Biểu hiện bệnh chốc lở ở trẻ
Bệnh chốc thường gặp ở các vùng da hở, đặc biệt là tay, chân, mặt. Bệnh cũng có thể xảy ra ở vùng da khác trên cơ thể trẻ. Ngoài ra, chốc lở xuất hiện với một vài thương tổn. Khiến người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nổi hạch.
Bệnh được tồn tại dưới những biểu hiện do tụ cầu và liên cầu.
Biểu hiện bệnh chốc lở do tụ cầu
Ở trẻ em, bệnh chốc lở do tụ cầu vàng là phổ biến nhất. Dạng chốc này thường xuất hiện các bọng nước trên da, dễ bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu.
Các biểu hiện khác bao gồm:
- Bệnh chốc lở có thể gây sốt cho trẻ, đặc biệt là khi chốc lan rộng. Tuy nhiên, cần lưu ý để loại trừ các nguyên nhân sốt khác, chẳng hạn như các bệnh lý nguy hiểm hoặc biến chứng của bệnh chốc.
- Trên da trẻ sẽ xuất hiện các bọng nước hoặc mụn nước có dịch vàng trong, có thể xuất hiện trên nền da đỏ hoặc da bình thường.
- Các tổn thương da thường phát triển nhanh chóng, lan rộng và khi vỡ ra sẽ để lại vết trợt trên da kèm theo vảy màu vàng mật ong.
- Các vị trí thường gặp của bệnh chốc là xung quanh các hốc tự nhiên, bao gồm mũi, miệng, mông, tay và chân.
Biểu hiện bệnh chốc lở do liên cầu
Trường hợp do liên cầu gây ra thường ít xảy ra hơn chốc lở do tụ cầu vàng.
Trẻ có thể xuất hiện các mụn nước hoặc mụn mủ, nhưng chúng thường vỡ ra hoặc trợt rất nhanh, không kịp phát triển thành bọng nước. Do đó, trường hợp này có thể không có các bọng nước điển hình. Vùng thương tổn có thể xuất hiện vảy da, khiến bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nấm da do nấm sợi. Vảy tiết màu vàng mật ong thường xuất hiện ở các hốc tự nhiên, đặc biệt là xung quanh mũi, miệng và tay chân của trẻ.
Chẩn đoán lâm sàng bệnh
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chốc ở trẻ em dựa vào các triệu chứng xuất hiện trên da trẻ. Trong một số trường hợp đặc biệt bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như nuôi cấy vi khuẩn, nhuộm soi, mô bệnh học và công thức bạch cầu.
Một số đặc điểm của bệnh chốc lở như sau:
- Chốc không bọng nước là một dạng chốc do tụ cầu Staphylococcus gây ra. Vi khuẩn xâm nhập vào da và gây viêm ở lớp trung bì nông. Viêm này làm cho các tế bào bạch cầu trung tính di cư đến khu vực bị tổn thương, tạo thành các mụn mủ chứa đầy dịch mủ.
- Chốc bọng nước này hình thành do sự tách lớp gai của thượng bì, nhưng không có hiện tượng viêm. Các tế bào bạch cầu trung tính có thể xâm nhập vào thượng bì ở mức độ nhẹ, nhưng không gây ra tổn thương nghiêm trọng..
- Chốc loét là một dạng chốc do vi khuẩn xâm nhập vào da và gây viêm ở lớp trung bì. Viêm này dẫn đến hình thành các vết loét sâu trên da.
Các loại thuốc điều trị chốc lở ở trẻ em
Thuốc điều trị chốc lở ở trẻ em còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh gây ra. Sau khi xác định chẩn đoán được chốc lở do đâu mức độ như nào, bác sĩ sẽ kê đơn cho trẻ. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị chốc lở ở trẻ em được dùng phổ biến.
Thuốc sát khuẩn, khử trùng
Sau khi vết thương xuất hiện, việc đầu tiên cha mẹ nên sát khuẩn vùng da tổn thương cho trẻ với dung dịch sau:
- Dung dịch Xanh methylen: Có tác dụng sát khuẩn bằng cách làm bất hoạt acid nucleic của vi khuẩn. Tuy nhiên, dung dịch này cũng có thể làm tổn thương mô hạt, cản trở quá trình lành da tự nhiên. Vì vậy, dung dịch Xanh methylen không nên được sử dụng cho các tổn thương mụn nước đã vỡ.
- Dung dịch Chlorhexidine: Có tác dụng sát khuẩn vết thương da, an toàn với trẻ sơ sinh ở nồng độ 0,05%. Tuy nhiên, dung dịch này chỉ có hiệu quả tốt với các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ, không hiệu quả với các vết chốc đã vỡ loét hoặc chảy nhiều dịch.
Sử dụng Gel bôi da PlasmaKare No5
Gel bôi da PlasmaKare No5 là sự kết hợp giữa TSN độc quyền của Innocare Pharma gồm có Nano bạc TSN và các thành phần dược liệu: dịch chiết Núc nác, dịch chiết Lựu, chitosan. Các thành phần này có tác dụng giúp da tái tạo tế bào mới, làm sạch da, chống lại vi khuẩn, virus, nấm, viêm nhiễm và làm lành các tổn thương trên da.
Một trong những ưu điểm của sản phẩm kem bôi da PlasmaKare No5 là an toàn cho mọi loại da, kể cả da trẻ em, da nhạy cảm, da phụ nữ mang thai và cho con bú. Sản phẩm không gây lệ thuộc, không gây teo da, không giảm miễn dịch trên da và không gây bỏng rát.
Gel bôi da PlasmaKare No5 là sản phẩm đáng tin cậy nói không với việc chứa thành phần kháng sinh và corticoid, an toàn để cha mẹ lựa chọn điều trị chốc lở cho trẻ mà ko sợ dị ứng.
Thuốc kháng sinh bôi ngoài da
Các loại thuốc điều trị chốc lở ở trẻ em gồm có nhóm thuốc kháng sinh bôi ngoài da và nhóm thuốc này dường như là một đặc hiệu để điều trị bệnh chốc lở. Bởi vì, các hoạt chất chứa trong thuốc đều có tác dụng kìm hãm vi khuẩn gây lây lan.
Các loại thuốc bôi da dùng phổ biến sau:
- Erythromycin: Là một loại thuốc điều trị chốc lở ở trẻ em có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh này được sử dụng để điều trị các vết thương do vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như chốc lở. Erythromycin cũng có thể được sử dụng để điều trị mụn trứng cá bằng cách ức chế vi khuẩn và giảm tiết bã nhờn. Erythromycin thường được bôi hai lần mỗi ngày trong vòng 10 ngày. Trước khi bôi thuốc, cần rửa sạch và lau khô vùng da bị ảnh hưởng.
- Mupirocin 2%: Thuốc điều trị chốc lở ở trẻ em Mupirocin có chứa chất chiết xuất từ pseudomonas fluorescen. Chất này có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn gây chốc lở trên da. Thuốc sẽ ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây chốc lở, đồng thời giúp làm dịu da, giảm nổi đỏ, mẩn ngứa và chốc lở. Phụ huynh chỉ cần thoa thuốc Mupirocin lên vùng da bị tổn thương tối đa 3 lần mỗi ngày trong vòng 10 ngày để điều trị chốc lở. Trẻ em dưới 2 tháng tuổi cần được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Dạng kháng sinh đường uống
Kháng sinh đường uống là loại thuốc điều trị chốc lở ở trẻ em, sẽ được sử dụng khi con bạn không đáp ứng được với các loại bôi ngoài da, hay bệnh bị nhiễm trùng. Lúc đấy trẻ mới phải dùng đến loại thuốc này.
- Cefuroxim: Thuốc điều trị chốc lở ở trẻ em Cefuroxim là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ II. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Cefuroxim có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, bao gồm Staphylococcus tiết penicillinase, Streptococcus, và Moraxella catarrhalis. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều chủng vi khuẩn kháng lại Cefuroxim, vì vậy cần tuân thủ liều dùng và thời gian được chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý dừng thuốc ngay khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
- Amoxicillin: Amoxicillin là thuốc điều trị chốc lở ở trẻ em, nó là một loại kháng sinh có nguồn gốc từ penicillin, có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Amoxicillin có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, bao gồm E.coli, liên cầu khuẩn,… Nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với các kháng sinh nhóm penicillin, hãy thông báo cho bác sĩ để tránh tình trạng dị ứng chéo.
Cách ngăn ngừa viêm da chốc lở lan rộng
Chốc lở không chỉ gây lở loét ngoài da mà còn gây ngứa ngáy, khó chịu. Điều này khiến trẻ càng gãi nhiều hơn và làm cho vết thương bị trầy xước, khó lành và dễ để lại sẹo trên da. Ngoài ra, nếu chạm tay vào vết chốc lở rồi chạm vào các vùng da lành khác sẽ khiến bệnh lây lan rộng hơn.
Để ngăn ngừa việc gãi khi ngứa, sau khi bôi thuốc hoặc dung dịch sát khuẩn, nên dùng băng gạc để bảo vệ vùng da bị tổn thương. Băng gạc cần được thay thường xuyên, khoảng 2-3 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh.
Phương pháp phòng bệnh chốc lở ở trẻ
Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc các bệnh da liễu, đặc biệt là chốc lở. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ các biện pháp phòng ngừa chăm sóc để bảo vệ con trẻ:
- Cha mẹ nên cho trẻ vui chơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Cha mẹ nên chọn quần áo cho trẻ đảm bảo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, rộng rãi, đặc biệt là vào mùa hè.
- Giữ cho nơi sinh hoạt và vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
- Để tránh lây nhiễm bệnh cho trẻ, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân có thể gây bệnh như bụi, ô nhiễm, vật cứng nhọn, lông vật nuôi.
- Khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung nhiều trái cây, rau xanh tăng thêm sức đề kháng cho trẻ.
- Để tránh trẻ bị côn trùng đốt, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ đến những nơi thiếu ánh sáng.
- Khi trẻ có dấu hiệu bệnh chốc lở, cần được điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa lây lan và biến chứng.
Thông tin về các loại thuốc điều trị chốc lở ở trẻ em trong bài viết chỉ mang tính chất dùng để tham khảo. Bạn nên đi khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cụ thể về cách dùng, liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả của việc điều trị.