Nhận biết dấu hiệu của viêm amidan là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đây là căn bệnh phổ biến về hô hấp mà nhiều người gặp phải. Nhận biết kịp thời triệu chứng bệnh sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị. Cùng Plasmakare tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Viêm amidan dấu hiệu là gì
Viêm amidan dấu hiệu nhận biết khá là rõ ràng. Các triệu chứng khi bị viêm amidan bao gồm các triệu chứng ngay tại chỗ và triệu chứng toàn thân. Trong đó, một số triệu chứng của viêm amidan dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm hô hấp phổ biến khác như viêm họng.
Viêm amidan dấu hiệu tại chỗ
Viêm amidan dấu hiệu tại chỗ thường dễ dàng quan sát và cảm nhận. Cụ thể, các dấu hiệu viêm amidan tại chỗ mà người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận như:
- Đau, rát họng, nuốt vướng
- Quan sát thấy amidan sưng, tấy đỏ
- Trên bề mặt amidan có thể có kèm mủ trắng như kén, hoặc không. Mủ trắng sau vài ngày có thể tự bong ra và để lại vết lõm hình bầu dục trên bề mặt amidan
- Người bệnh có thể ho hoặc xuất hiện đờm ở cổ
- Hơi thở thường có mùi hôi khó chịu
Viêm amidan dấu hiệu toàn thân
Viêm amidan dấu hiệu toàn thân thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm họng, viêm nướu, viêm tai… Bệnh nhân thường có các biểu hiện toàn thân như:
- Sốt cao, trên 38 độ.
- Sưng đau hạch góc hàm hoặc sưng hạch ở cổ
- Người bệnh mệt mỏi
Khi có các dấu hiệu trên thì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng viêm amidan. Tuy nhiên, bạn không nên tự chẩn đoán bệnh theo các biểu hiện trên mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán.
Viêm amidan dấu hiệu biến chứng của bệnh
Viêm amidan nếu không được điều trị có thể dẫn tới biến chứng. Khi bị viêm amidan dấu hiệu của các biến chứng có thể xuất hiện cục bộ, ở gần amidan hoặc ở xa amidan.
- Biến chứng cục bộ (hay biến chứng tại chỗ): xảy ra ngay trực tiếp tại amidan. Phổ biến là amidan phì đại quá mức gây chèn ép vào đường thở, khiến người bệnh khó thở hoặc gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, viêm amidan cấp tính không được điều trị có thể dẫn tới loét amidan, viêm amidan cấp mủ, áp xe amidan
- Biến chứng gần (biến chứng trên đường hô hấp trên): xảy ra ở các cơ quan gần với amidan như họng, mũi, tai… Các biến chứng phổ biến hay gặp như viêm amidan gây ra viêm họng, viêm xoang mũi, viêm tai giữa, thậm chí có nguy cơ gây viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản…
- Biến chứng xa (biến chứng ở các cơ quan xa amidan): xảy ra ở các cơ quan xa và nằm ngoài đường hô hấp. Các biến chứng xa thường hay xảy ra như viêm màng tim, viêm thận, viêm khớp do nhiễm liên cầu khuẩn.
Viêm amidan điều trị như thế nào
Viêm amidan gây ra các triệu chứng nặng nề và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị. Ngoài ra, viêm amidan còn có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính và tái phát nhiều lần. Khi bệnh cấp tính, phương pháp điều trị ưu tiên là điều trị bằng thuốc. Khi bệnh mãn tính, tái lại nhiều lần trong năm thì phương pháp điều trị được cân nhắc là phẫu thuật cắt bỏ. Chính vì vậy, cần điều trị viêm amidan cấp tính một cách triệt để để tránh bệnh tiến triển thành mãn tính.
Điều trị viêm amidan bằng thuốc
Phương pháp điều trị bằng thuốc thường được ưu tiên trong điều trị amidan. Các thuốc điều trị amidan có tác dụng chính là giảm triệu chứng và chống lại tác nhân gây bệnh là vi khuẩn (nếu có).
- Thuốc chống viêm: Các thuốc chống viêm có thể được sử dụng trong điều trị viêm amidan là các corticoid. Các corticoid là các thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, hiệu quả nhưng có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Không nên tự ý sử dụng và lạm dụng các thuốc này nếu không có chỉ định của bác sĩ
- Thuốc hạ sốt: Khi bị viêm amidan, người bệnh thường bị sốt cao. Do vậy, sử dụng các thuốc hạ sốt sẽ giúp kiểm soát thân nhiệt. Thuốc hạ sốt hay được sử dụng là paracetamol. Lưu ý, không sử dụng thuốc quá liều vì có nguy cơ gây ngộ độc gan.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng khi nguyên nhân gây viêm amidan là vi khuẩn. Các thuốc kháng sinh hay được sử dụng trong điều trị viêm amidan như: amoxicillin, erythromycin, clarythromycin…
Viêm amidan khi nào cần phẫu thuật
Mặc dù phương pháp điều trị viêm amidan ưu tiên sử dụng thuốc nhưng khi các thuốc điều trị không có hiệu quả hoặc khi bệnh có nguy cơ gây biến chứng thì sẽ cần cân nhắc điều trị ngoại khoa (phẫu thuật). Cụ thể, các điều kiện để chỉ định viêm amidan bao gồm:
- Viêm amidan tái lại nhiều lần trên năm (trên 6 lần/năm) và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ
- Viêm amidan có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm như phì đại gây chèn ép, khó thở hoặc các biến chứng như viêm tim, viêm thận, viêm khớp.
Tuy vậy, chỉ định phẫu thuật amidan cũng cần rất thận trọng. Trong đó, các trường hợp dưới đây sẽ cần cân nhắc hoặc cần điều trị khỏi các bệnh liên quan trước khi phẫu thuật:
- Thận trọng với trẻ em, người cao tuổi, người thể trạng yếu
- Người đang gặp các bệnh máu khó đông
- Người đang có các bệnh lý kèm theo như tiểu đường, huyết áp
- Người đang bị viêm cấp tính cần điều trị khỏi rồi mới tiến hành phẫu thuật
- Phụ nữ mang thai có thể lùi phẫu thuật sau khi sinh
- Thận trọng với người bị suy giảm miễn dịch
Cách phòng ngừa viêm amidan hiệu quả
Cách tốt nhất để kiểm soát viêm amidan là chủ động ngăn ngừa bệnh diễn ra. Nguyên tắc chính để phòng ngừa bệnh hiệu quả là hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây hại và chủ động nâng cao thể trạng, bằng cách:
- Hạn chế tiếp xúc với nơi có ô nhiễm không khí, khói bụi
- Thường xuyên giữ ấm cổ họng
- Hạn chế sử dụng đồ ăn lạnh, uống nước đá
- Ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để tăng khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể
- Tăng cường bổ sung vitamin từ rau củ, tăng cường sức đề kháng
- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục để nâng cao thể trạng.
Viêm amidan có những dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng. Khi phát hiện được các dấu hiệu của viêm amidan cần tới thăm khám và điều trị kịp thời. Việc tuân thủ điều trị sẽ giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng, hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Bài viết trên đây cung cấp các thông tin mang tính chất tham khảo về viêm amidan dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả.