Viêm amidan mủ là tình trạng viêm amidan quá phát và rất phổ biến. Bệnh được xếp vào nhóm mãn tính và thường tái đi tái lại nhiều đợt. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế những biến chứng không đáng có. Một trong những câu hỏi thường gặp nhất là viêm amidan mủ bao lâu thì khỏi? Cùng Plasmakare đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Viêm amidan mủ là gì
Viêm amidan mủ là một tình trạng mạn tính, thường xuất hiện sau một đợt viêm amidan cấp tính quá phát. Bệnh thường tái phát thường xuyên và biểu hiện bằng dấu hiện đặc trưng là khi soi amidan sẽ thấy xuất hiện mủ trắng. Mủ trắng có thể xuất hiện trên bề mặt của một hoặc cả hai bên amidan.
Dấu hiệu viêm amidan mủ
Viêm amidan mủ có những dấu hiệu khá đặc trưng và vì là bệnh mạn tính nên các triệu chứng thường không quá dữ dội. Cụ thể:
- Người bệnh thường thấy amidan sưng, đỏ dễ dàng quan sát được khi soi qua gương.
- Trên bề mặt amidan xuất hiện những cục mủ trắng, vón kết với nhau thành cục cứng. Sau một thời gian mủ có thể bật ra, để lại những vết lõm lỗ chỗ trên bề mặt amidan.
- Người bệnh thường có cảm giác vướng nghẹn, khó nuốt do amidan sưng to gây chèn ép
- Người bệnh có thể sốt hoặc không. Nếu có thì thường là sốt ngây ngấy về chiều.
- Người bệnh có thể bị đau lan sang tai
- Hơi thở có mùi khó chịu, khiến người bệnh vô cùng mất tự tin
- Thường có biểu hiện ho có đờm, đờm thường đặc quánh
Nguyên nhân viêm amidan mủ
Viêm amidan mủ thường xuất hiện sau một đợt viêm amidan cấp tính không được điều trị triệt để. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm amidan mủ. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính như:
- Do cấu trúc amidan có nhiều hốc, múi khiến cho các vi sinh vật dễ dàng cư trú và phát triển, gây viêm nhiễm kéo dài
- Do hút thuốc, thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi
- Do vệ sinh khoang miệng kém
- Do hệ miễn dịch suy yếu, khiến các vi sinh vật vốn cư trú tại khu vực hầu họng tấn công và gây viêm
- Do các bệnh hô hấp khác như viêm họng, viêm xoang, nhỏ giọt sau mũi
- Do bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, gây tổn thương và gây viêm amidan mủ
Viêm amidan mủ có tự khỏi được không?
Rất nhiều người thắc mắc liệu viêm amidan mủ có tự khỏi được không? Theo các chuyên gia y tế, viêm amidan mủ không thể tự khỏi. Việc chủ quan không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Vì sao viêm amidan mủ không tự khỏi?
- Ổ viêm hốc mủ khó tự tiêu: Viêm amidan mủ hình thành do các mảng bã thức ăn, vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong các hốc amidan, tạo thành các ổ mủ. Những ổ mủ này thường dai dẳng, khó tự tiêu, nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiếp tục phát triển và gây ra nhiều biến chứng.
- Nguy cơ tái phát cao: Nếu không được điều trị dứt điểm, viêm amidan mủ có thể tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Biến chứng nguy hiểm do không điều trị viêm amidan mủ:
- Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan, viêm mô tế bào quanh amidan, thậm chí hoại tử mô.
- Biến chứng toàn thân: Viêm khớp cấp, thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, viêm tim, viêm tai giữa, viêm xoang, áp xe quanh họng, …
Do đó, khi bị viêm amidan mủ, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách điều trị viêm amidan mủ
Viêm amidan mủ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể tiến triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, làm thế nào để điều trị amidan mủ là câu hỏi được đông đảo người bệnh quan tâm. Về cơ bản, điều trị amidan có mủ cần cân nhắc đến nạo amidan toàn phần. Tuy nhiên không phải lúc nào viêm amidan có mủ cũng cần can thiệp ngoại khoa.
Điều trị viêm amidan mủ bằng phẫu thuật
Hiện nay, phẫu thuật cắt amidan chỉ là một thủ thuật nhỏ, an toàn và rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải cứ viêm amidan mủ là sẽ được chỉ định cắt mà phải tuân theo chỉ định rất chặt chẽ.
- Chỉ thực hiện cắt amidan mủ khi nó thực sự trở thành một ổ viêm gây hại cho cơ thể
- Viêm amidan mủ tái đi tái lại nhiều lần, thường là 5 – 6 lần/ năm.
- Viêm amidan mủ gây biến chứng như: viêm tấy, áp xe amidan
- Viêm amidan mủ gây viến chứng như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi.
- Viêm amidan mủ gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng trong tim, viêm cần thận, viêm khớp, rối loạn tiêu hoá kéo dài, nhiễm khuẩn huyết.
- Viêm amidan mủ quá phát gây phì đại, gây khó thở, đặc biệt là gây ra hội chứng ngạt thở khi ngủ.
- Viêm amidan mủ gây khỏ nuốt, giọng nói ngậm hạt thị.
Phẫu thuật amidan có mủ cũng cần tuân thêo các chống chỉ định. Trong đó, các chống chỉ định tuyệt đối với các trường hợp dưới đây:
- Người mắc các chứng chảy máu: người rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu
- Người đang mắc các bênh nội khoa: cao huyết áp, suy tim, suy thận, suy gan mất bù…
Chống chỉ định phẫu thuật tương đối ở các trường hợp dưới đây. Đối với các trường hợp này thường cần điều trị khỏi bệnh hoặc sau khi chấm dứt tình trạng kèm theo mới có thể tiến hành phẫu thuật cắt amidan mủ
- Đang viêm họng cấp tính hoặc đang có áp xe amidan
- Khi đang bị viêm, nhiễm khuẩn cấp tính: viêm mũi, viêm xoang, mịn nhọt
- Khi đang có viêm, nhiễm virus cấp tính: bệnh cúm, ho gà, sởi, sốt xuất huyết …
- Khi đang gặp các biến chứng do viêm amidan như: viêm cầu thận, viêm màng tim, thấp khớp…
- Khi đang có bệnh mạn tính như đái tháo đường, viêm gan, giang mai, bệnh lao…
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.
- Khi thời tiết quá khắc nghiệt: quá lạnh hoặc quá nóng
- Thận trọng với trẻ quá nhỏ, người bệnh trên 50 tuổi, người quá yếu
Các phương pháp phẫu thuật amidan mủ trước đây thường cần gây tê tại chỗ và tiến hành nạo amidan. Hiện nay, phẫu thuật chủ yếu được tiến hành sau khi đã gây mê nội khí quản. Các phương pháp cắt amidan sẽ sử dụng dao điện, cắt bằng laser hoặc dao siêu âm…
Những lưu ý sau khi phẫu thuật amidan mủ
Sau phẫu thuật người bệnh có thể có nguy cơ nhiễm trùng tại vết mổ và nguy cơ chảy máu. Điều quan trọng là hạn chế nói và ăn các thực phẩm mềm, đồ nước, loãng. Điều này giúp hạn chế tối đa những tác động trực tiếp lên vết mổ. Do đó hạn chế nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào như chảy máu quá mức, hoa mắt, chóng mặt thì hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất.
Viêm amidan mủ bao lâu thì khỏi
Viêm amidan mủ mức độ nhẹ có thể điều trị bằng thuốc. Thuốc điều trị là sự phối hợp của thuốc chống viêm, có thể có kháng sinh và kết hợp với vệ sinh tại chỗ bằng các dung dịch súc miệng họng. Nếu bệnh nhẹ, điều trị hiệu quả thì bệnh có thể khỏi sau 1 – 2 tuần sử dụng thuốc. Nếu bệnh có nguy cơ cao cần phẫu thuật thì thường sau 2 – 3 tuần phẫu thuật, người bệnh có thể phục hồi lại như ban đầu. Sau khi phẫu thuật nạo, cắt amidan, sức đề kháng có thể bị suy giảm. Điều này thường gặp ở trẻ vị thành niên nhưng ít gây ảnh hưởng đối với nguời trưởng thành.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi viêm amidan mủ sau bao lâu thì khỏi. Mặc dù nhiều trường hợp viêm amidan mủ được yêu cần can thiệp phẫu thuật nhưng đây cũng chỉ là một thủ thuật an toàn. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm tới thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, tránh trường hợp viêm amidan mủ tái lại nhiều lần gây ra những biến chứng không đáng có.