Viêm amidan ở trẻ nhỏ là một trong những vấn đề hô hấp phổ biến, tác động đáng kể đến sự phát triển của trẻ. Trong những năm đầu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện chính là nguyên nhân chính tạo cơ hội cho vi khuẩn và tác nhân gây hại tấn công, gây ra viêm nhiễm amidan ở trẻ. Trong bài viết này, Plasmakare sẽ cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng viêm amidan ở trẻ và những điểm cần lưu ý khi chăm sóc và điều trị.
Tổng quan về viêm amidan ở trẻ nhỏ
Amidan là tổ chức hạch bạch huyết nằm ở khu vực ngã ba đường hô hấp, trong khoang họng. Đây được xem là chốt chặn miễn dịch đầu tiên ngăn ngừa các tác nhân gây viêm đi sâu xuống đường hô hấp dưới. Ở những năm đầu đời, amidan của trẻ đang phát triển và thường có phản ứng mạnh rồi giảm dần cho đến đội tuổi dậy thì. Do vậy, đây cũng là thời gian viêm amidan ở trẻ nhỏ hay xảy ra nhất.
Viêm amidan ở trẻ nhỏ là gì
Viêm amidan ở trẻ nhỏ được định nghĩa là quá phản ứng sưng, viêm đỏ, chủ yếu liên quan đến 2 hạch nằm ở phía hai bên họng. Khi viêm amidan ở trẻ nhỏ xảy ra, hai hạch này sưng to, gây đau và phì đại gây nuốt vướng. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt cao, mệt mỏi, sưng đau hạch. Nếu không được điều trị thì sẽ có nguy cơ gây biến chứng và có thể dẫn tới viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi…
Phân loại viêm amidan ở trẻ nhỏ
Tuỳ theo mức độ, tính chất và thời gian mắc bệnh mà người ta có thể phân loại viêm amidan ở trẻ nhỏ thành viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính và viêm amidan cấp mủ (viêm amidan quá phát)
Viêm amidan cấp tính ở trẻ nhỏ
Viêm amidan cấp tính ở trẻ nhỏ được định nghĩa là khi thời gian trẻ mắc bệnh kéo dài từ 1 – 3 tuần. Trong thời gian bị bệnh, các triệu chứng thường rất rầm rộ như amidan sưng to, sốt cao, li bì. Trẻ nhỏ thường biểu hiện bằng việc quấy khóc, bỏ bú, mất ngủ. Với các trẻ lớn, bé thường khóc, chán ăn và mệt mỏi buồn rầu.
Viêm amidan cấp mủ ở trẻ nhỏ
Viêm amidan cấp mủ hay còn gọi là viêm amidan quá phát. Đây là tình trạng viêm amidan cấp nhưng tiến triển nặng, hình thành nên các mủ trắng xuất hiện trên bề mặt, trong các hốc, kẽ của amidan. Mủ thường có màu trắng ngà, xơ cứng như kén và thường bị bong ra sau vài ngày, để lại trên bề mặt amidan của trẻ những vết lõm hình bầu dục. Viêm amidan cấp mủ thường xảy ra khi viêm amidan cấp tính không được điều trị hiệu quả. Viêm amidan cấp mủ có nguy cơ dẫn tới viêm amidan mãn tính, tái đi tái lại thường xuyên.
Viêm amidan mạn tính ở trẻ nhỏ
Viêm amidan ở trẻ nhỏ được xếp vào mạn tính khi thời gian trẻ mắc bệnh kéo dài trên 8 tuần. Bệnh tái lại nhiều lần trong năm. Khi trẻ bị viêm amidan mạn tính, các triệu chứng thường không quá rầm rộ nhưng lại rất dai dẳng. Cụ thể, amidan thường không sưng to, trẻ sốt thương nhẹ và sốt hây hấy về chiều. Có thể hoặc không kèm theo sưng hạch. Viêm amidan mạn tính sẽ khiến trẻ hay bị khò khè và thậm chí co biểu hiện ngưng thở khi ngủ.
Viêm amidan ở trẻ theo từng lứa tuổi
Viêm amidan ở trẻ nhỏ có một số đặc điểm và những lưu ý khi điều trị khác nhau. Cụ thể là đối với nhóm sơ sinh, trẻ 1 tuổi, trẻ dưới 3 tuổi và trên 3 tuổi thì sẽ có những khác biệt nhất định.
Viêm amidan ở trẻ sơ sinh và những lưu ý khi điều trị
Mặc dù amidan hoạt động mạnh từ 4 – 10 tuổi nhưng không có nghĩa viêm amidan không xảy ra ở trẻ sơ sinh. Ở giai đoạn này, trẻ không chưa có khả năng biểu đạt sự đau đớn khó chịu của mình, các triệu chứng thường khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với viêm họng.
Biểu hiện thương gặp khi trẻ sơ sinh bị viêm amidan như sau:
- Trẻ sốt cao, quấy khóc
- Trẻ thường bỏ bú
- Nước tiểu có màu sẫm, tiểu ít
- Trẻ có thể bị kèm theo chảy mũi, viêm mũi, khò khè
Điểm nhận biết để phân biệt với viêm họng là soi đèn quan sát thấy amidan sưng to, tấy đỏ.
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị hoặc sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ. Nguyên tắc chung đối với điều trị viêm hô hấp nói chung và viêm amidan nói riêng cho trẻ sơ sinh đó là kịp thời. Mẹ cần đưa bé đi thăm khám sớm để nhận được sự điều trị phù hợp.
Ngoài ra, để chăm sóc và ngăn ngừa viêm amidan ở trẻ sơ sinh, mẹ nên thực hiện một số phương pháp sau:
- Đảm bảo giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh
- Thường xuyên vệ sinh khoang miệng, lấy tưa lưỡi cho bé
- Giữ cho tay bé sạch, hạn chế tối đa bé đưa tay lên miệng
Viêm amidan ở trẻ nhỏ 1 tuổi và cách điều trị
Viêm amian ở trẻ 1 tuổi thường xảy ra do nguyên nhân liên quan đến thời tiết: lúc chuyển lạnh hoặc lúc giao mùa. Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ còn liên quan đến việc kém vệ sinh khoang miệng hoặc nhiễm vi khuẩn từ tay bẩn, từ đồ chơi.
Tương tự như với trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần áp dụng các biện pháp giữ ấm và giữ vệ sinh cho trẻ. Đặc biệt cần lưu ý đến đồ chơi, đồ ngậm nướu hằng ngày để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm các vi sinh vật gây viêm amidan.
Việc điều trị viêm amidan ở trẻ 1 tuổi cũng chủ yếu là sử dụng thuốc để giảm nhanh triệu chứng, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Mẹ cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Viêm amidan ở trẻ nhỏ 2 tuổi và những điều cần lưu ý
Trẻ lên 2 tuổi là lúc bước vào độ tuổi biết nói và trẻ thường đến lớp. Đây cũng là ngưỡng thời gian mà trẻ dễ bị mắc các bệnh hô hấp nói chung và viêm amidan nói riêng hơn cả. Lý do là ở độ tuổi đi lớp, trẻ phải tiếp xúc với môi trường mới, tiếp xúc với trẻ nhỏ cùng lớp khác nên dễ bị lây nhiễm. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này có thể không được đầy đủ so với khi ở nhà cùng bố mẹ.
Để hạn chế tối đa việc trẻ bị viêm amidan, mẹ cần chú trọng vào việc tăng cường sức đề kháng bằng cách
- Cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng
- Tăng cường bổ sung vitamin từ rau củ quả
- Bổ sung thêm vitamin C vào khẩu phần ăn hằng ngày
- Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn
Ngoài ra, ở độ tuổi này trẻ đã biết nói và có thể mô tả các vấn đề của mình, nên khi có dấu hiệu bất thường mẹ hãy hỏi trẻ để có thể kịp thời đưa trẻ đi khám và chữa trị.
Viêm amidan ở trẻ nhỏ từ 3 tuổi
Từ 4 đến 10 tuổi là độ tuổi mà amidan hoạt động mạnh và sau đó sẽ giảm dần và ngừng hẳn. Điều này lý giải tại sao từ 3 tuổi trở lên bé thường hay bị viêm amidan. Tình trạng này đặc biệt hay gặp khi trời lạnh, thời tiết giao mùa hoặc khi bé ăn, uống nhiều đồ uống lạnh. Những điều kiện này khiến cho sức đề kháng của cơ thể suy giảm và tạo điều kiện cho các vi sinh vật như vi khuẩn, virus bùng phát và tấn công cơ thể bé. Việc điều trị viêm amidan ở trẻ từ 3 tuổi trở lên cũng tuân theo nguyên tắc là giảm triệu chứng khó chịu, tăng cường sức đề kháng và tiêu diệt vi khuẩn (nếu có). Ngoài việc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ có thể chủ động chăm sóc cho bé tại nhà. Biện pháp hiệu quả nhất là hướng dẫn bé vệ sinh khoang miệng họng, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn như nước muối loãng, dung dịch nano bạc …
Viêm amidan ở trẻ nhỏ khi nào cần phẫu thuật
Viêm amidan ở trẻ không phải khi nào cũng có thể phẫu thuật. Thông thường, trẻ trên 5 tuổi thì việc cắt amidan mới được xem là an toàn. Với các trẻ nhỏ tuổi hơn, nếu như bệnh không gây ra các biến chứng nặng nề như chèn ép gây khó thở, gây ngưng thở khi ngủ… thì không nên tiến hành phẫu thuật. Ngoài ra, ở độ tuổi quá nhỏ, cơ thể trẻ cũng chưa đủ sức để trải qua phẫu thuật và việc kiêng cữ sau phẫu thuật cũng rất khó tuân thủ.
Viêm amidan ở trẻ nhỏ là vấn đề hô hấp mà mẹ thường xuyên phải đối mặt. Mẹ không nên chủ quan nhưng cũng tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà cho trẻ. Hãy đưa bé đến thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không đáng có xảy ra.