Viêm amidan thường là một khó khăn về hô hấp thường xuyên xuất hiện khi thời tiết chuyển sang lạnh hoặc trong thời kỳ chuyển mùa. Có 3 dạng chính của viêm amidan bao gồm viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính và viêm amidan tái phát. Nếu không được chữa trị, bệnh có thể phát triển thành viêm amidan quá phát. Vậy cách điều trị viêm amidan quá phát là gì để đạt hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết của Plasmakare dưới đây.
Viêm amidan quá phát là gì
Viêm amidan quá phát là một tình trạng có nguyên nhân từ viêm amidan mạn tính. Cụ thể, khi viêm amidan cấp tính điều trị không triệt để có thể thành viêm amidan mạn tính. Khi bị viêm amidan mạn tính, các yếu tố gây viêm cư trú ở amidan và sẵn sàng tái lại. Mỗi đợt tái lại có thể thành viêm amidan quá phát. Viêm amidan quá phát có triệu chứng nặng hơn viêm amindan mạn tính nhưng nhẹ hơn cấp tính và bệnh thường dai dẳng.
Dấu hiệu viêm amidan quá phát thường gặp
Khi bị viêm amidan quá phát, người bệnh cũng gặp các triệu chứng tương tự như viêm amidan cấp tính nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
- Amidan sưng to như hai hạch ở cổ
- Đau rát, đau khi nuốt và có thể có hoặc không đau lên tai
- Nuốt vướng, khó khăn khi nuốt
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu
- Khò khè, ngáy khi ngủ, có thể ngưng thở khi ngủ
Các cấp độ viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát được phân chia thành 4 cấp độ chính. Mỗi cấp độ có một số dấu hiệu đặc trưng, chủ yếu liên quan đến mức độ sưng và hình dáng amidan.
Viêm amidan quá phát cấp 1: Viêm amidan có có đặc điểm to tròn và cuống gọn. Chiều ngang của amidan nhỏ hơn 1/4 so với khoảng cách của chân trụ trước amidan.
Viêm amidan quá phát cấp 2: Viêm amidan cũng to tròn như cấp 1. Tuy nhiên, chiều ngang của amidan tăng lên, có kích thước nhỏ hơn 1/3 khoảng cách của chân trụ trước amidan.
Viêm amidan quá phát cấp 3: Viêm amidan có chiều ngang lớn hơn. Chiều ngang của amidan nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 khoảng cách của chân trụ trước.
Viêm amidan quá phát cấp 4 ( viêm amidan xơ chìm): tình trạng này thường gặp ở người lớn nhiều hơn là trẻ con. Khi bị viêm amidan quá phát cấp 4, bề mặt amidan gồ ghề và chằng chịt xơ chắng. Hai bên amidan và các trụ trước có màu đỏ sẫm, trụ sau thì dày lên.
Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát
Các nguyên nhân phổ biến gây ra viêm amidan quá phát thường gặp như do vi khuẩn, virus, do thời tiết hoặc các bệnh khác
- Do vi khuẩn, virus tấn công: Các virus gây viêm amidan thường là virus gây cúm thông thường như Adenovirus, Parainfluenza… hoặc liên cầu khuẩn
- Do cấu tạo amidan: cấu trúc tự nhiên của amidan có rất nhiều khe hốc. Vì vậy các vi khuẩn, virus dễ dàng bị giữ lại và vướng vào các khe, hốc này. Khi có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ bùng phát và tấn công amidan, gây viêm amidan quá phát.
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Thời gian thời tiết thay đổi đột ngột hoặc giao mùa là khi cơ thể dễ bị suy giảm sức đề kháng hoặc không kịp thích nghi. Đây cũng là cơ hội để các vi sinh vật tấn công và gây viêm amidan.
- Ảnh hưởng bệnh hô hấp khác: Khi bị các bệnh hô hấp khác như cúm, ho, viêm họng, viêm xoang mãn tính nếu không được điều trị phù hợp sẽ có nguy cơ gây viêm amidan quá phát.
- Cơ thể nhiễm lạnh: Thức ăn lạnh như nước đá, kem, hoặc thời tiết lạnh cũng là những nguyên nhân có thể dẫn tới viêm amidan quá phát.
- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân gây viêm amidan quá phát khác như chế độ dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém, môi trường nhiều bụi bẩn,….
Biến chứng của viêm amidan quá phát là gì
Viêm amidan quá phát nếu không được chữa trị thì có thể gây ra những biến chứng từ nhẹ tới nặng đối với cơ thể.
- Biến chứng tại chỗ: Amidan phì đại quá mức, gây chèn ép và gây khó thở, ngưng thở khi ngủ
- Biến chứng lân cận: Bệnh có thể gây ra những biến chứng cho các cơ quan xung quanh amidan như gây viêm họng, viêm xoang, viêm tai…
- Biến chứng xa: Viêm amidan quá phát có thể dẫn tới biến chứng trên tim, thận, khớp như gây viêm màng tim, viêm thận hoặc viêm khớp. Bệnh thường có diễn biến phức tạp.
Viêm amidan quá phát có cần cắt không
Viêm amidan quá phát thường tái đi tái lại nhiều lần với các triệu chứng không trầm trọng như khi viêm amidan cấp tính nhưng lại thường dai dẳng. Viêm amidan quá phát thường được chỉ định khi bệnh tái lại nhiều lần trong năm (trên 6 lần/ năm) hoặc khi bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Cắt Amidan ít được chỉ định cho trẻ em quá nhỏ hoặc người cao tuổi. Cần thận trọng với những người đang có các bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, bệnh về máu. Ngoài ra, với những trường hợp đang gặp các bệnh như viêm hô hấp khác thì cần điều trị khỏi rồi mới cắt bỏ amidan.
Những lưu ý khi cắt viêm amidan quá phát
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ viêm amidan quá phát thường áp dụng là phương pháp sử dụng nhiệt hoặc sử dụng tia laser. Nhìn chung, đây là một tiểu phẫu và không nguy hiểm. Thông thường, sau khoảng 2 đến 3 tuần là người bệnh có thể hồi phục. Tuy nhiên, phẫu thuật amidan cũng có nguy cơ nhiễm trùng tại vết mổ và nguy cơ chảy máu. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ amidan, người bệnh cần hạn chế nói trong một thời gian. Ăn những thực phẩm mềm, loãng, dễ nuốt. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào của việc chảy máu quá mức như hoa mắt, chóng mặt, môi nhợt nhạt, vã mồ hôi … thì cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế kịp thời.
Cách ngăn ngừa viêm amidan quá phát
Để hạn chế tình trạng viêm amidan quá phát xuất hiện nhiều lần, người bệnh nên chủ động nâng cao sức khoẻ, hạn chế để cơ thể nhiễm các bệnh về đường hô hấp và nên điều trị triệt để khi bị viêm amidan cấp tính. Các biện pháp phòng tránh viêm amidan quá phát như:
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
- Ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ và chân tay khi thời tiết chuyển lạnh
- Hạn chế ăn, uống đồ lạnh, đá lạnh
- Vệ sinh khoang miệng, họng thường xuyên bằng cách xúc miệng bằng dung dịch sát khuẩn
Viêm amidan quá phát tuy không rầm rộ nhưng lại dai dẳng và hay tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh có thể dẫn tới các biến chứng. Cách tốt nhất là chủ động phòng ngừa bệnh diễn ra. Trong trường hợp bệnh dẫn tới những đau đớn, khó chịu quá mức thì hãy tới cơ sở y tế để phẫu thuật cắt bỏ amidan.