Trong suốt mười năm qua, Chị Thanh Hà, ngụ tại Thường Tín, Hà Nội, đã phải đối mặt với viêm họng mãn tính. Khi thời tiết thay đổi và mùa lạnh đến, căn bệnh này luôn tái phát, mang đến sự khó khăn và đau đớn không chỉ cho chị mà còn cả gia đình. Việc sử dụng kháng sinh liên tục trong suốt nhiều năm không chỉ làm suy yếu hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch của cơ thể, mà còn giảm sức đề kháng.
Mục lục
- 1. Thông tin tổng quan về viêm họng mãn tính
- 2. Phân loại viêm họng mãn tính theo hướng dẫn của Bộ Y tế
- 3. Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính phổ biến tại Việt Nam
- 4. Triệu chứng của viêm họng mãn tính
- 5. Viêm họng mãn tính và các biến chứng thường gặp
- 6. Bí quyết phòng và điều trị bệnh viêm họng mãn tính
Không chỉ riêng Chị Thanh Hà, hàng triệu người Việt khác cũng thường lạm dụng kháng sinh mỗi khi mùa đông đến để đối phó với tình trạng viêm họng mãn tính.
Vậy, việc sử dụng kháng sinh thực sự cần thiết khi đối diện với viêm họng mãn tính hay không? Thay vì vậy, liệu có biện pháp điều trị và phòng ngừa nào khác hiệu quả cho tình trạng này? Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Thông tin tổng quan về viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính (viêm họng mạn tính) là bệnh lý phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ với nhiều triệu chứng điển hình như ho kéo dài, đau rát họng, thường có đờm…Viêm họng mãn tính phát triển theo nhiều thể bệnh (xuất tiết, quá phát, teo).
Viêm họng mãn tính theo định nghĩa của bộ Y tế
Viêm họng mãn tính thường diễn ra sau giai đoạn viêm họng cấp. Các triệu chứng của viêm họng kéo dài, thể hiện ở 3 hình thức chính: Xuất tiết, quá phát và teo. Các triệu chứng của viêm họng mãn tính giống như viêm họng cấp nhưng kéo dài nhiều ngày như: Ho, sốt, đau rát họng, khản tiếng…
Các tổn thương niêm mạc do viêm họng mãn tính có thể lan toả hoặc khu trú. Thông thường viêm họng mãn tính có kèm theo viêm VA mạn tính và viêm amidan mạn tính, viêm amidan hốc mủ.
Phân loại viêm họng mãn tính theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh viêm họng mãn tính phát triển theo 3 thể bệnh gồm: Viêm họng xuất tiết, viêm họng quá phát (viêm họng hạn) và viêm họng teo.
- Viêm họng mãn tính xuất tiết: Triệu chứng điển hình của dạng bệnh này là niêm mạc họng đỏ, có tiết nhày dọc theo vách họng. Ngoài ra trong viêm họng mãn tính xuất tiết, có thể có những hạt ở thành sau họng.
- Viêm họng mãn tính quá phát (Viêm họng hạt): Niêm mạc họng đỏ bầm, dày lên. Trong viêm họng mãn tính quá phát, tổ chức bạch huyết phát triển khiến niêm mạc họng gồ thành đám xơ hoá, kích thước to nhỏ không đều, có màu hồng hoặc đỏ. Viêm họng mạn tính quá phát được gọi là viêm họng hạt nếu các tổ chức bạch huyết tập trung thành 1 dải ở phía sau hoặc dọc theo trụ sau của amidan như một trụ thứ 2 (còn gọi là trụ giả).
- Viêm họng teo: Sau giai đoạn quá phát, viêm họng mãn tính chuyển sang thể teo. Các tuyến nhày và nang tổ chức tân xơ hoá. Hai trụ giả phía sau amidan và các hạt ở thành sau biến mất. Màn hầu, lưỡi gà mỏng đi. Niêm mạc nhẵn, trắng, mỏng và có mạch máu nhỏ. Eo họng ít tiết nhày, eo giãn rộng và họng khô.
Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính phổ biến tại Việt Nam
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng viêm họng mãn tính như các viêm nhiễm tại tổ chức gần họng, trào ngược dạ dày hay tình trạng dị ứng với các tác nhân bên ngoài và cơ địa dị ứng…
- Viêm họng mãn tính do viêm mũi xoang mãn tính: Dịch nhày mũi trong viêm mũi xoang mãn tính có thể xuống họng gây bít tắc và gây viêm tại họng. Ngoài ra, 1 số chủng vi khuẩn tại dịch viêm mũi xoang mãn tính như Hemophillus influenzae, Streptococcus pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu), Klebsiella…xuôi từ mũi xoang xuống họng gây nhiễm trùng tại họng và gây viêm họng mãn tính.
- Viêm amidan mạn tính: Amidan là tổ chức ngay trên họng, gắn liền với họng. Tại amidan có nhiễm khuẩn (đặc biệt là liên cầu) hoặc nhiễm virus gây viêm đều có thể lập tức lây lan sang họng và gây tình trạng viêm họng mãn tính.
- Hội chứng trào ngược thực quản – dạ dày: Dịch dạ dày, thực quản có tính acid. Khi bị trào ngược, dịch acid trào lên phần họng và gây tổn thương niêm mạc họng với các triệu chứng sưng viêm, phù nề, rát họng. Do đó, tình trạng trào ngược kéo dài, đặc biệt về đêm (do nằm) gây ra viêm họng mãn tính và khó chữa khỏi nếu không điều trị trào ngược dứt điểm.
- Viêm họng mãn tính do dị tật mũi (vẹo vách ngắn, polyp mũi, quá phát cuống): Các dạng dị tật mũi gây tắc mũi mãn tính, niêm mạc mũi bị phù nề, tắc lỗ thông mũi xoang, ứ đọng dịch trong xoang và gây viêm xoang mãn tính. Tình trạng này tiếp tục tiến triển gây viêm tại họng, amidan…
- Do tác nhân môi trường: Khói bụi, hơi hoá học, bụi mịn, khói thuốc lá gây kích ứng đường hô hấp dẫn đến sự hình thành của các phản ứng gây viêm, phù nề tại niêm mạc họng. Tiếp xúc với các tác nhân này kéo dài sẽ gây ra viêm họng mãn tính.
- Cơ địa dị ứng: Người có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây như phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết, đồ hải sản gây phản ứng dị ứng toàn thân, phù nề niêm mạc trong đó có niêm mạc họng. Các phù nề tổn thương nếu không xử lý kịp thời có thể gây viêm họng cấp hoặc mạn tính.
Triệu chứng của viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính có ít các triệu chứng toàn thân, chủ yếu là các tổn thương tại họng như sưng viêm phù nề niêm mạc họng, ho và xuất hiện đờm. Bệnh cần được phân biệt với chứng loạn cảm họng có triệu chứng tương đối giống nhau
Các triệu chứng thường gặp của viêm họng mãn tính
Triệu chứng của viêm họng mãn tính gồm triệu chứng toàn thân, triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể:
- Triệu chứng toàn thân: Rất ít gặp, chủ yếu trong các đợt tái phát viêm họng cấp và dễ nhầm lẫn với các nhiễm trùng hô hấp khác. Bệnh nhân có thể có triệu chứng của viêm họng mãn tính gồm sốt, mệt mỏi, đau nhức vùng mắt, đau đầu
- Triệu chứng cơ năng: Triệu chứng cơ năng của viêm họng mãn tính chủ yếu tại họng và các khu vực lân cận như mũi xoang, amidan, thanh quản…Triệu chứng bao gồm khô họng, rát họng, cổ họng ngứa và cảm giác vướng, đặc biệt rõ rệt vào buổi sáng. Xuất hiện đờm đặc ở cổ, bệnh nhân có xu hướng ho khạc liên tục để tống đờm. Do thanh quản có thể bị ảnh hưởng trong viêm họng mãn tính, do đó, giọng nói có thể khản nhẹ hoặc nặng tuỳ thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh.
- Triệu chứng thực thể: Niêm mạc họng có thể đỏ, các tổ chức bạch huyết sưng to và xuất hiện các tổ chức xơ hoá dạng hạt không đều có thể xuất hiện tuỳ thuộc vào các thể bệnh của viêm họng mạn tính.
Cách phân biệt triệu chứng của viêm họng mãn tính với bệnh loạn cảm họng
Triệu chứng của viêm họng mãn tính có thể bị nhầm lẫn bệnh loạn cảm họng. Dựa vào các yếu tố sau đây để phân biệt đúng 2 bệnh này và có hướng điều trị chuẩn xác:
- Viêm họng mãn tính: Triệu chứng ngứa rát họng điển hình của viêm họng mãn tính. Tình trạng nuốt đau có tính khu trú và xác định được vùng đau. Khi thăm khám, niêm mạc họng dày, xuất tiết, có hạt hoặc niêm mạc teo.
- Bệnh loạn cảm họng: bệnh nhân cũng có cảm giác nuốt vướng nhưng lại mơ hồ không xác nhận được vị trí hoặc cảm giác vị trị nuốt vướng xuất hiện ở các vùng khác nhau. Trong bệnh cảm loạn họng, Cảm giác đó xuất hiện khi nuốt nước bọt, nhưng khi nuốt thức ăn thì không vướng. Khám miệng và họng không thấy dấu hiệu bệnh lý. Trong bệnh loạn cảm họng, bệnh nhân thường không ngứa, rát cổ họng.
Viêm họng mãn tính và các biến chứng thường gặp
Bệnh viêm họng mãn tính có tính chất dai dẳng kéo dài, dễ tái phát. Nếu không có hướng phòng và điều trị đúng, bệnh có thể biến chứng gây áp xe, viêm nhiễm cho các bộ phận khác của đường hô hấp, đặc biệt là lan xuống phổi. Ung thư vòm họng là biến chứng nặng nề nhất của căn bệnh này:
- Hội chứng áp xe vòm họng: Viêm họng mãn tính lâu ngày dẫn tới sự quá phát kéo dài của tổ chức bạch huyết (lympho), sự xơ hoá hạt và gây ra các ổ áp xe, viêm tấy quanh vòm họng. Hơi thở có mùi hôi nhiều, và có thể xuất hiện các cơn sốt không điển hình.
- Viêm nhiễm lan toả: Bệnh nhân bị viêm họng mãn tính có thể gây các viêm nhiễm cho bộ phận khác của đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm ami dan. Bệnh cũng có thể tiến triển gây nhiễm trùng hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản cấp.
- Biến chứng của viêm họng mãn tính do liên cầu nhóm A. Các trường hợp này có thể gây ra các chứng viêm ngoài màng tim, viêm khớp (thấp khớp) cực nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh.
- Ung thư vòm họng: Nếu bệnh viêm họng mãn tính thường xuyên tái phát, triệu chứng bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân có thể gặp chứng ho ra máu, ho dai dẳng kéo dài…và biến chứng thành ung thư vòm họng.
Bí quyết phòng và điều trị bệnh viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính là bệnh lý nguy hiểm, gây khó chịu cho người bệnh và tốn kém để điều trị. Do đó, áp dụng ngay các biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm họng mãn tính từ sớm như: vệ sinh họng miệng hàng ngày, giữ ấm đầu cổ, dùng đồ ấm nóng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Vệ sinh đường hô hấp hàng ngày bằng nước muối sinh lý phòng viêm họng mãn tính
Giữ sạch sẽ, thông thoáng đường thở rất quan trong để phòng viêm họng mãn tính tái phát.
- Vệ sinh họng – miệng – răng: Súc họng miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày giúp làm sạch đường miệng họng đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn khoang miệng phát triển, lan xuống họng và gây viêm họng cấp và mãn tính. Nếu có điều kiện, có thể thay nước muối sinh lý bằng các loại nước súc miệng kháng khuẩn từ Nano bạc hoặc Chlorhexidine để loại bỏ bớt vi khuẩn có thể gây viêm tại họng, miệng
- Vệ sinh mũi xoang: Hàng ngày, mũi tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn và tác nhân có thể gây kích ứng. Do đó, cần thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi, xoang, phòng ngừa viêm nhiễm và phòng viêm đường hô hấp trong đó có viêm họng mãn tính.
Giữ ấm cổ, vùng đầu, tránh gió trực tiếp
Người bị viêm họng mãn tính cần đặc biệt chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp với gió lớn, khí lạnh điều hoà, đặc biệt là các đợt thay đổi thời tiết, không khí lạnh…Để phòng bệnh viêm họng mãn tính hiệu quả cần:
- Giữ ấm cổ: Sử dụng các loại khăn chắn gió, ví dụ như khăn voan hoặc khẳn len (nếu mùa đông)
- Giữ ấm đầu: Đội mũ bảo hiểm sử dụng kính chắn gió, mũ len vào mùa đông, đội nón hoặc dùng ô khi gặp mưa.
Uống đồ ấm, nóng giữ ấm vùng cổ
Các loại đồ uống lạnh có thể gây kích ứng niêm mạc họng và gây viêm họng. Do đó, người bị viêm họng mãn tính cần kiêng đồ lạnh nếu không muốn bệnh tái phát liên tục. Thay vào đó, các loại đồ uống ấm hoặc được làm ấm (sữa, các loại sữa hạt mới làm) rất tốt để bảo vệ cổ họng.
Súc họng miệng với Nano bạc biến tính giúp giảm viêm họng mãn tính
Hạn chế dùng thuốc đặc biệt là kháng sinh trong điều trị viêm họng mãn tính là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Thực chất, viêm họng mãn tính hoàn toàn có thể kiểm soát sớm bằng các biện pháp điều trị tại chỗ. Súc họng miệng bằng các dung dịch chứa Nano bạc biến tính sát trùng tại chỗ là biện pháp đơn giản, tiện lợi giúp giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh viêm họng mạn tính hiệu quả.
Súc họng Nano bạc biến tính vừa giúp giảm triệu chứng vừa loại bỏ nguyên nhân gây viêm họng mãn tính như:
- Giảm nhanh triệu chứng ho, rát cổ, khản tiếng: Nano bạc biến tính có tác dụng chống viêm, giảm phù nề từ đó giúp giảm triệu chứng ho, ngứa cổ, rát cổ họng do viêm họng mãn tính. Đặc biệt, Nano bạc biến tính có tác dụng săn se, liền loét nhanh giúp phục hồi các tổn thương thực thể tại niêm mạc họng. Ngoài ra, nhờ tác dụng săn se, súc họng miệng Nano bạc biến tính giúp làm vón đờm, dễ long đờm tạo cảm giác dễ chịu, thông thoáng cho cổ họng
- Loại bỏ virus, vi khuẩn trong 30s: Virus, vi khuẩn chiếm đến 90% căn nguyên gây viêm họng nói chung. Súc họng Nano bạc biến tính được chứng minh có tác dụng diệt virus, vi khuẩn trong 30s, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho việc điều trị viêm họng mãn tính. Súc họng miệng nano bạc biến tính thường xuyên được bác sỹ lựa chọn trong phác đồ phối hợp với thuốc để điều trị viêm họng mãn tính kéo dài.
Tham khảo thêm, loại súc họng Nano bạc biến tính tốt nhất TẠI ĐÂY
Tăng sức đề kháng cơ thể phòng viêm họng mãn tính tái phát
Sức đề kháng giảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng tái phát khi giao mùa. Có nhiều các để tăng cường sức đề kháng như:
- Lựa chọn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học: Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm từ protein, chất đạm, chất xơ và các yếu tố đa lượng, vi lượng. Đặc biệt bổ sung nhiều các thực phẩm giàu kẽm (thịt đỏ, cá hồi, các loại hạt, rau bina…), giàu Vitamin C (cam, chanh, súp lơ…) giúp tăng sức đề kháng rất tốt, giúp hạn chế các triệu chứng và tái phát viêm họng mãn tính.
- Tăng cường vận động: Vận động giúp nâng cao thể trạng chung của cơ thể, do đó, góp phần tăng sức khoẻ đường hô hấp, giảm thiểu nguy cơ tái phát viêm họng mãn tính.
- Bổ sung các thuốc hoặc thực phẩm tăng sức đề kháng: 1 số thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tăng sức đề kháng như imuglucan, vitamin C tổng hợp, kẽm…có thể bổ sung theo đợt, đặc biệt khi giao mùa giúp phòng bệnh viêm họng mãn tính.
Viêm họng mãn tính là bệnh lý phổ biến, thường xuyên xay và rất dễ tái phát. Áp dụng ngay các biện pháp phòng bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đặc biệt, luôn chú ý vệ sinh họng miệng bằng các dung dịch chuyên dụng như súc họng Nano bạc biến tính định kỳ để phòng và giảm nhanh triệu chứng của bệnh, phòng biến chứng và hạn chế sử dụng thuốc.