Viêm họng mủ ở người lớn gây ra sự viêm nhiễm, xuất hiện mủ trong niêm mạc họng, khiến cho người bệnh khó chịu và khó khăn trong việc nuốt. Để hiểu rõ hơn về viêm họng mủ ở người lớn và cách phòng ngừa, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Viêm họng mủ ở người lớn có biểu hiện gì
Viêm họng mủ là một tình trạng viêm họng kéo dài ở dạng mãn tính, khiến các tế bào lympho bị tổn thương. Điều này dẫn đến vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, kết hợp với cặn bã và chất xơ viêm để tạo thành dịch mủ trong vòm họng.
Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm họng có mủ ở người lớn:
- Ho: Đây là một triệu chứng phổ biến của người mắc viêm họng mủ. Có thể xuất hiện ho khan, ho có đờm tuỳ vào cơ địa mỗi người.
- Sốt: Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, sốt cao, đôi khi cảm thấy cơ thể ớn lạnh và mệt mỏi.
- Cổ họng bị ngứa do niêm mạc họng bị tổn thương dễ bị kích thích và có cảm giác vướng khiến cho người bệnh phải khạc nhổ.
- Đau rát cổ họng: Khi bị viêm họng mủ, người bệnh cảm thấy đau rát họng, ngay cả khi nuốt nước bọt hoặc trong ăn uống.
- Xuất hiện mủ: Khi quan sát sẽ thấy xuất hiện các vết mủ xanh, trắng trong cổ họng. Khi người bệnh ho hoặc khạc đờm thì mủ này sẽ đi theo và được tống ra ngoài..
- Hôi miệng: Do bị viêm nhiễm và xuất hiện mủ, vì vậy miệng người bệnh sẽ bị hôi, khiến cho hơi thở có mùi.
Nguyên nhân gây ra viêm họng mủ ở người lớn
Viêm họng mủ do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do 1 hoặc nhiều yếu tố thúc đẩy gây ra bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus tấn công được cho là nguyên nhân chính gây ra viêm họng mủ ở người lớn, vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pyogenes. Khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ sinh sôi nảy nở và tập trung gây ra viêm họng, loét niêm mạc kèm theo các hốc mủ trong cổ họng.
Dưới đây là những yếu tố thúc đẩy gây ra viêm họng mủ:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus trong khoang miệng tấn công gây ra viêm họng có mủ.
- Viêm họng cấp: Một số trường hợp mắc viêm họng cấp nhưng không được chữa triệt để khiến cho bệnh dai dẳng lâu ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công mạnh hơn gây ra nhiễm trùng, hình thành mủ.
- Bệnh trào ngược dạ dày: Dịch vị acid dạ dày trào ngược lên khiến cho vùng hầu họng bị tổn thương, gây ra tình trạng đau rát, viêm họng cho trào ngược dạ dày. Khi quá trình này thường xuyên xảy ra khiến loét niêm mạc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành mủ.
- Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu: Hệ miễn dịch của cơ thể là hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Khi hàng rào này suy giảm khiến cho cơ thể dễ bị tấn công, gây nhiễm trùng tại hầu họng.
Ngoài những yếu tố kể trên, việc ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều rượu bia, thuốc lá, hay dị ứng cũng khiến cho người bệnh mắc viêm họng có mủ.
Điều trị viêm họng mủ ở người lớn
Viêm họng mủ ở người lớn có thể được chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ điều trị và có các biện pháp hỗ trợ chăm sóc tại nhà.
Viêm họng mủ uống thuốc gì
Dưới đây là một số nhóm thuốc được dùng cho người bệnh viêm họng mủ ở người lớn:
- Thuốc kháng sinh: Khi viêm họng có mủ, người bệnh đã có sự nhiễm trùng tại vùng hầu họng vì vậy việc sử dụng kháng sinh điều trị là cần thiết. Người bệnh có thể sẽ được các bác sĩ kê các loại kháng sinh sau: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Erythromycin,…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm: Thuốc được sử dụng khi người bệnh sốt cao, đau viêm họng. Thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm họng có mủ ở người lớn bao gồm: Paracetamol, Ibuprofen, alphachymotrypsin, prednisolon,…
- Thuốc giảm ho, long đờm: Các thuốc này được kê đơn để cải thiện triệu chứng ho khan, ho có đờm trong viêm họng mủ.
Tuỳ thuộc vào biểu hiện và mức độ nặng nhẹ mà thuốc được dùng sẽ khác nhau giữa các đối tượng. Và điều quan trọng là thực hiện việc uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh việc sử dụng quá liều hoặc không đủ ngày.
Biện pháp điều trị không dùng thuốc theo phương pháp dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, dưới đây là những cách hỗ trợ cải thiện bệnh viêm họng có mủ ở người lớn:
Súc miệng nước muối
Nước muối ấm giúp loại bỏ được các vi sinh vật trong khoang miệng, đồng thời đem lại sự dễ chịu, thoải mái cho niêm mạc họng. Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc họng hoặc dùng các chế phẩm súc miệng trên thị trường được bổ sung thêm một số chất giúp giảm viêm, sát khuẩn họng nhanh chóng. Một số nước súc miệng nổi tiếng: Súc họng miệng Nano bạc PlasmaKare, Súc miệng Listerine, nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu, Valentine,…
Đinh lăng
Đinh lăng được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, cải thiện nhanh các triệu chứng đau rát và sưng viêm cổ họng. Cách làm như sau:
- Rửa sạch khoảng 20g lá đinh lăng tươi.
- Đun với lượng nước vừa đủ để uống.
- Nên uống liên tục trong 3 ngày để cải thiện được tình trạng viêm, sưng niêm mạc họng.
Trà gừng mật ong
Gừng và mật ong giúp kháng viêm, làm dịu niêm mạc hầu họng, kháng khuẩn hiệu quả, vì vậy sẽ giúp tình trạng viêm họng mủ nhanh chóng được cải thiện. Người bệnh có thể sử dụng trà gừng mật ong như một bài thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng. Cách làm như sau:
- Rửa sạch gừng, có thể cạo sạch vỏ sau đó thái thành các lát mỏng.
- Thêm khoảng 300ml nước sôi vào cốc có chứa gừng đã thái lát, đậy nắp và ngâm khoảng 10-15 phút. Cho thêm một chút mật ong và thưởng thức khi trà còn ấm.
- Nên uống hàng ngày đến khi triệu chứng viêm họng được cải thiện.
Tía tô
Tía tô được biết đến là thảo dược có khả năng giải cảm, chữa ho, đau họng hiệu quả. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và cho thấy trong lá tía tô chứa thành phần có tác dụng kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng.
Cách làm như sau:
- Lấy 1 nắm lá tía tô đem rửa sạch, để ráo nước.
- Xay hoặc giã nhuyễn lấy phần nước cốt để uống.
- Người bệnh nên uống hàng ngày trong 2-3 ngày liên tục để cải thiện nhanh triệu chứng đau rát cổ họng.
Xịt họng PlasmaKare H-pray
Xịt họng PlasmaKare H-spay sử dụng chất sát trùng thế hệ mới với những ưu điểm vượt trội giúp đem lại hiệu quả cho người bệnh viêm họng mủ.
- Phức hệ Sanicompound: Sanicompound là chất sát trùng thế hệ mới được nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ từ VINNOVA. Đây là phức chelat Kẽm – Đồng với tỷ lệ vàng phù hợp với nhu cầu của cơ thể được ứng dụng độc quyền trong sản phẩm xịt họng PlasmaKare H-Spray của thương hiệu Innocare. Sanicompound đem lại tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, hiệu quả gấp 100 lần so với việc sử dụng Đồng hoặc Kẽm đơn độc. Vì vậy PlasmaKare H-Spay mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau vài lần xịt.
- Chiết xuất lá thường xuân có trong chế phẩm xịt họng giúp đem lại tác dụng giảm ho, hỗ trợ kháng viêm và giảm đờm hiệu quả.
- Dịch chiết lựu đỏ: Trong lựu đỏ có chứa hoạt chất Ellagic có tác dụng chống oxy hoá, làm dịu và kích thích làm lành nhanh chóng các vết tổn thương trong niêm mạc họng.
- Carrageenan từ tảo đỏ tạo ra lớp màng bảo vệ giúp chống lại các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, hỗ trợ ngăn ngừa mầm bệnh phát triển.
- Hyaluronic acid được bổ sung trong chế phẩm xịt họng PlasmaKare H-spay giúp hỗ trợ tăng cường tái tạo niêm mạc bị tổn thương do viêm họng gây ra.
Hướng dẫn cách xịt họng:
Đưa đầu vòi xịt vào sâu trong khoang miệng. Xịt mỗi lần 2-4 nhát (tương đương 0,25-0,5 ml/lần), Xịt lại sau mỗi 2-4 giờ hoặc có thể xịt khi xuất hiện cơn ho và cảm thấy đau rát họng. Số lần xịt có thể giảm dần khi các triệu chứng được cải thiện.
Phòng ngừa bệnh viêm họng mủ ở người lớn
Để phòng ngừa viêm họng mủ ở người lớn, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh răng mũi họng: Vệ sinh răng mũi họng hàng ngày có thể giảm tình trạng vi khuẩn và virus trong miệng và mũi, giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của chúng. Đánh răng đúng cách, súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn, xịt nước muối sinh lý rửa mũi có thể làm sạch và giảm vi khuẩn.
- Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh. Tắm bằng nước ấm và tránh tiếp xúc với gió lạnh sau khi tắm cũng có thể giúp tránh cảm lạnh.
- Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm trùng: Tránh tiếp xúc gần gũi với những người đang mắc viêm họng mủ để giảm nguy cơ lây nhiễm. Hạn chế tiếp xúc với các giọt nhỏ từ ho, hắt hơi, và nói chuyện của người bệnh.
- Hạn chế chia sẻ đồ dùng cá nhân: Tránh chia sẻ đồ dùng cá nhân như ly, ống hút, đồ ăn, đồ uống với người khác để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Để tăng khả năng chống lại nhiễm trùng, hãy duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn, đủ giấc ngủ và giảm căng thẳng. Ngoài ra, hãy chủ động tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như cúm, bạch hầu và viêm gan B.
- Tránh hút thuốc: Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc có thể làm tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng.
- Duy trì môi trường sạch sẽ: Vệ sinh và lau chùi các bề mặt thường xuyên, đặc biệt là các bề mặt tiếp xúc nhiều như bàn tay, nút cửa và bàn làm việc để giảm nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc.
Lưu ý về bệnh viêm họng mủ ở người lớn
Một số điều cần lưu ý về bệnh viêm họng mủ:
Viêm họng mủ có lây không
Nguyên nhân viêm họng mủ thường do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra, vì vậy bệnh có thể lây lan nếu không được phòng tránh.
Viêm họng mủ có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần gũi với các chất lỏng hoặc hạt nhỏ chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng. Cách lây truyền chính thường là qua các giọt nhỏ bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc hát. Những giọt nhỏ này chứa vi khuẩn và có thể lây lan khi người khác hít phải hoặc tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm vi khuẩn.
Viêm họng mủ có nguy hiểm không
Viêm họng mủ ở người lớn, nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận. Những biến chứng này bao gồm apxe cổ họng, viêm amidan mủ, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm khớp, nhiễm trùng máu và tăng nguy cơ ung thư vòm họng. Do đó, việc điều trị viêm họng mủ đúng cách là rất quan trọng để ngăn chặn những biến chứng này và bảo vệ sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Viêm họng mủ nên ăn gì
Với người bị viêm họng mủ, niêm mạc họng đang bị tổn thương vì vậy cần chú ý hơn trong căn uống hàng ngày để bệnh nhanh lành và không làm nặng thêm tình trạng của bệnh.
- Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như các loại hạt, đậu, hải sản.
- Ăn, uống các loại chứa nhiều vitamin C để tăng cường đề kháng cho cơ thể như: Rau xanh, trái cây tươi, cam, ổi, bưởi, táo,…
- Ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt để không làm tổn thương cổ họng.
- Tránh đồ ăn kích thích, cay nóng, nhiều gia vị.
Viêm họng mủ ở người lớn có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, vì vậy hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh.