Viêm mũi họng cấp là bệnh lý thường gặp trên đường hô hấp khiến cho niêm mạc họng và mũi bị phù nề, xung huyết. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này là do virus, vi khuẩn gây ra. Vậy viêm mũi họng cấp có lây lan không? Cách điều trị thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng PlasmaKare.
Mục lục
Nguyên nhân gây nên viêm mũi họng cấp
Viêm mũi họng cấp là tình trạng bệnh lý viêm đường hô hấp cấp xảy ra ở niêm mạc mũi và hầu họng. Bệnh viêm mũi họng cấp thường gặp phải dưới sự tấn công của nấm, vi khuẩn, virus. Ngoài ra, các tác nhân bên ngoài như thời tiết, bụi bẩn từ môi trường cũng gây ra tình trạng bệnh lý này.
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra viêm mũi họng cấp tính thường gặp:
Viêm mũi họng cấp do virus
Virus là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm mũi họng cấp khi chiếm tới 60-80% tổng số. Các virus thường gặp ở bệnh lý viêm đường hô hấp này là:
- Virus cúm
- Adenovirus
- Virus para influenzae
- Virus Coxsackie nhóm A hoặc B (Trong đó nhóm A gây viêm họng có bóng nước Herpanginne)
- Virus Herpes gây tình trạng viêm họng có bóng nước tuy nhiên viêm miệng thường xảy ra nhiều hơn so với họng.
- Virus Zona
- Epstein Barr Virus (E.B.V)
Virus Rhinovirus là phổ biến nhất trong nhóm này, khi thời tiết thay đổi chúng phát triển mạnh mẽ và dễ lây lan từ người sang người.
Do vi khuẩn
Vi khuẩn là tác nhân chiếm khoảng 20-40% trong tổng số nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm mũi họng cấp. Trong đó, các vi khuẩn thường gặp ở bệnh lý viêm mũi họng cấp là:
- Liên cầu beta tan huyết nhóm A, B, G, C.
- Trực khuẩn Haemophilus influenzae
- Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
- Cầu khuẩn Moraxella catarrhalis
- Các vi khuẩn kị khí
Trong số đó, liên cầu nhóm A là nguy hiểm nhất, gây bệnh viêm mũi họng cấp nặng và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm cầu thận cấp, viêm thấp khớp cấp,…
Thời điểm giao mùa
Giao mùa là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Lúc này cũng là thời điểm mà sức đề kháng của cơ thể bị yếu đi. Vì vậy mà chúng càng dễ lây lan cũng như gây bệnh hơn.
Sức đề kháng của cơ thể
Bệnh viêm mũi họng cấp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và lứa tuổi nào, tuy nhiên nguy cơ cao hơn ở trẻ nhỏ và người có sức đề kháng yếu. Khi hàng rào bảo vệ không đảm bảo sẽ là điều kiện tốt cho virus và vi khuẩn tấn công. Vì vậy các đối tượng này cần chú ý trong việc giữ ấm cơ thể trong những ngày thời tiết thay đổi, cũng như cần bổ sung ăn uống và tập luyện thể thao để tăng cường sức khoẻ.
Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.
Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp của con người, khiến cho các bệnh về mũi họng trở nên phổ biến hơn. Do vậy, việc sống trong môi trường sạch sẽ, không khí trong lành cũng là biện pháp để phòng ngừa viêm mũi họng cấp hiệu quả.
Tình trạng răng miệng
Răng miệng là nơi trú ngụ yêu thích của các vi sinh vật, vì vậy khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn, virus sẽ thuận lợi phát triển. Từ đó gây ra các tình trạng bệnh về răng miệng, trong đó là viêm mũi họng cấp.
Khi kiểm soát và loại bỏ được các nguyên nhân trên thì bệnh viêm mũi họng cấp sẽ được hạn chế nguy cơ lây nhiễm và phòng ngừa hiệu quả.
Triệu chứng viêm mũi họng cấp thường gặp
Khi các tác nhân vi khuẩn, virus, nấm mốc gặp điều kiện thuận lợi như giai đoạn giao mùa hay tình trạng mưa ẩm kéo dài cùng với môi trường ô nhiễm sẽ thuận lợi phát triển. Dưới sự tấn công của các yếu tố đó, khiến cho sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, đồng thời xuất hiện các triệu chứng nổi bật của bệnh viêm mũi họng cấp. Bệnh thường xảy ra đột ngột với các triệu chứng toàn thân, niêm mạc mũi và hầu họng. Dưới đây là các triệu chứng viêm mũi họng cấp cụ thể:
- Triệu chứng toàn thân: Có thể chỉ sốt vừa 38-39 độ C, hoặc sốt cao 40 độ C ở trẻ em. Đồng thời có các triệu chứng như ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, chán ăn, mệt mỏi…
- Dấu hiệu có thể quan sát được: niêm mạc họng đỏ rực, xuất tiết, hai amidan sưng to, xung huyết, hoặc có những chấm mủ trắng, bựa trắng phủ trên bề mặt amidan. Niêm mạc mũi xung huyết, tiết nhày và có thể có sưng hạch góc hàm, ấn đau nhẹ.
- Những dấu hiệu mà người bệnh có thể cảm nhận được: Nuốt đau, đau nhói lên tai, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm. Thường có ngạt mũi, chảy nước mũi, lúc đầu trong sau có màu đục. Ngoài ra, tiếng nói cũng bị khàn nhẹ hoặc mất tiếng.
Cách điều trị và chăm sóc cho người bị viêm mũi họng cấp
Với mỗi nguyên nhân sẽ có những cách điều trị viêm mũi họng cấp khác nhau. Thông thường thì không cần phải điều trị phức tạp. Tuy nhiên việc chăm sóc sức khoẻ người bệnh cũng như điều trị nên được thực hiện sớm nhất có thể để nhanh chóng giảm được tình trạng bệnh và phòng ngừa tái phát. Nguyên tắc điều trị được áp dụng là: Tất cả trường hợp viêm mũi họng đỏ cấp, có các chấm mủ trắng hoặc bựa trắng xuất hiện trên bề mặt amidan thì đều được điều trị kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, sát trùng họng và sát khuẩn mũi, chống dị ứng.
Dưới đây là phác đồ điều trị viêm mũi họng cấp cụ thể theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng” của Bộ Y Tế:
Sử dụng kháng sinh
Theo phác đồ điều trị viêm mũi họng cấp tính trong hướng dẫn của Bộ Y Tế, kháng sinh được sử dụng với liều như sau:
- Penicillin V uống kéo dài trong 10 ngày.
- Penicillin chậm loại Benzathin-Penicillin G.
- Cephalosporin thế hệ I, hoặc Penicillin A (Amoxicillin) trong 10 ngày.
- Trường hợp bệnh nhân dị ứng với kháng sinh Penicillin thì có thể thay thế bằng nhóm Macrolid trong 5-7 ngày.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh.
Hạ sốt, giảm đau, kháng viêm
Bên cạnh việc kê kháng sinh thì các chỉ định thuốc với mục đích giảm triệu chứng cũng được sử dụng tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh. Các thuốc trị viêm họng thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi họng cấp là thuốc Paracetamol, Alphachymotrypsin, Aspirin với liều phù hợp để giảm đau, hạ sốt, chống viêm, thông mũi… giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ, phù hợp
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá và nhiều năng lượng, đặc biệt các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, B1 sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Sử dụng các sản phẩm súc họng, xịt mũi
Bên cạnh điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống thì các biện pháp giảm triệu chứng tại nhà cũng nên được thực hiện.
Các sản phẩm vệ sinh răng miệng như: Súc họng miệng PlasmaKare, dung dịch Betadin, dung dịch givalex, nước súc miệng họng Medoral… để sát khuẩn và chống viêm hiệu quả.
Viêm mũi họng cấp có nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn và virus vì vậy có thể lây lan. Do đó, người bệnh cần có các biện pháp phòng chống lây nhiễm cho người xung quanh.
Cách phòng tránh và ngăn ngừa viêm mũi họng cấp
Dù viêm mũi họng cấp không quá nguy hiểm tuy nhiên vẫn sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vì vậy cần có những cách phòng tránh và ngăn ngừa để không mắc phải bệnh lý này, đặc biệt là trong thời điểm thời tiết giao mùa.
- Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là phần mũi và họng.
- Nâng cao thể trạng, tăng cường đề kháng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây viêm mũi họng cấp.
- Tạo môi trường sống trong lành, không ô nhiễm, khói bụi…
- Điều trị bệnh lý viêm mũi cấp tính theo đúng quy cách để tránh gặp phải các tình trạng biến chứng.
- Bảo hộ lao động đúng cách, chống bụi bẩn, thuốc lá.
- Điều trị tích cực các bệnh về tai mũi họng: Viêm mũi xoang, viêm amidan, viêm họng, VA bệnh nhân đang mắc mạn tính.
- Vệ sinh răng miệng và niêm mạc mũi bằng nước súc miệng và các sản phẩm chăm sóc răng miệng, xịt mũi.
Trên đây là là thông tin về bệnh viêm mũi họng cấp mà chúng tôi muốn đưa tới cho bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và gia đình trong phòng và điều trị viêm mũi họng cấp.
Xem thêm: