Trẻ em thường có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, làm cho cơ thể của họ dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, kể cả những thay đổi nhỏ. Do đó, trẻ em thường gặp phải các bệnh thường gặp như bệnh đường hô hấp, đặc biệt là ho có đờm. Mặc dù ho có đờm có thể không nguy hiểm, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của trẻ, gây ra các triệu chứng như quấy khóc, mất ngủ, biếng ăn, nôn mửa và trớ. Nếu ho có đờm kéo dài, nó cũng có thể tiến triển thành các vấn đề hô hấp nghiêm trọng hơn.
Mục lục
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cách trị ho có đờm cho bé theo hướng dẫn của chuyên gia. Để nắm được cách trị ho có đờm cho bé hiệu quả, bạn cần nắm được nguyên nhân gây ho có đờm và nguyên tắc trong trị ho có đờm cho bé.
Nguyên nhân gây ho có đờm cho bé
Ho có đờm là một phản ứng sinh lý của cơ thể trẻ để tống các chất nhầy, dịch tiết, máu mủ, giả mạc, bã đậu… ra ngoài. Cụ thể, các cơ quan hô hấp như khí quản, phế nang, xoang mũi, xoang hàm, hầu họng … tăng tiết dịch quá mức gây ra vướng hoặc kích ứng ở họng. Điều này khiến cơ thể bé sinh ra phản ứng ho để đẩy đờm ra ngoài, trường hợp này gọi là ho có đờm. Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm ở trẻ nhỏ.
Đa số các cơn ho có đờm ở trẻ là do nguyên nhân nhiễm trùng: do cảm thông thường, cúm, do nhiễm virus, viêm phổi, viêm phế quản.
Trong khí đó, các cơn ho có đờm mãn tính kéo dài ở trẻ có thể do các nguyên nhân sau:
- Chảy dịch sau mũi: mũi và họng là 2 cơ quan thông nhau. Khi dịch nhầy ở mũi tiết ra nhiều mà bé không được vệ sinh sẽ khiến dịch mũi chảy xuống họng. Dịch mũi mang theo các tác nhân như khói, bụi, vi khuẩn hoặc vi rus. Khi chảy xuống họng, cơ thể sẽ tạo ra phản xạ ho để đẩy đờm ra ngoài, tránh cho đờm bị xâm nhập sâu xuống đường hô hấp dưới.
- Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Đây là tình trạng viêm phổi mãn tính dẫn tới hẹp đường thở. Khi gặp vấn đê liên quan đến COPD, trẻ cũng có thể gặp tình trạng ho có đờm kéo dài.
- Giãn phế quản: trong trường hợp này, các dịch nhầy bị đọng lại trong đường thở lâu. Do đó bé sẽ có phản xạ ho có đờm kéo dài.
Nguyên tắc trị ho có đờm cho bé hiệu quả
Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm do cơ thể và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do vậy, điều trị nói chung và trị ho có đờm cho bé sẽ khác với người trưởng thành. Cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây trong trị ho có đờm cho bé. Có như vậy mới đảm bảo mang lại hiệu quả điều trị.
Vệ sinh mũi họng trong phòng và điều trị ho có đờm cho bé
Mũi họng là 2 cửa ngõ hô hấp quan trọng. Mũi là cơ quan hô hấp đầu tiên tiếp nhận các dị vật, các tác nhân như khói, bụi, vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài. Ngoài việc hô hấp để trao đổi không khí, mũi còn đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ đầu tiên cho hệ hô hấp khỏi những tác nhân gây hại này. Hai cơ quan họng và mũi thông với nhau và có liên quan mật thiết với nhau khi tình trạng ho xảy ra ở trẻ nhỏ. Cụ thể, dịch mũi chảy xuống họng có thể làm viêm họng. Bên cạnh đó, tắc mũi, ngạt mũi khiến trẻ phải hô hấp bằng miệng, khiến các tác nhân lạ tấn công và gây viêm họng, gây ho có đờm.
Chính vì tầm quan trọng như vậy nên vệ sinh mũi, họng là nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Vệ sinh mũi, họng thường xuyên, đúng cách là phương pháp giúp ngăn ngừa và trị ho cho bé hiệu quả. Phương pháp này giúp ngăn ngừa các tác nhân gây hại xâm nhập vào đường hô hấp, giảm nguy cơ gây viêm và dẫn đến ho có đờm. Trong thời gian bé đã bị ho có đờm, vệ sinh mũi họng giúp loại bỏ dịch đờm, làm sạch đường hô hấp trên, nhờ vậy giúp trị bệnh hiệu quả.
- Cách vệ sinh mũi trị ho có đờm cho bé: Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho trẻ nằm nghiêng trên một bề mặt phẳng. Sử dụng ống tiêm hoặc dụng cụ rửa mũi chuyên dụng bơm nước muối vào một bên mũi để đẩy hết dịch mũi ra bên ngoài. Lặp lại đến khi thấy dịch chảy ra chỉ còn là dịch trong và làm tương tự với mũi còn lại. Đối với trẻ lớn hơn có thể cho bé ngồi cúi đầu và thao tác tương tự.
- Cách vệ sinh họng trong trị ho có đờm cho bé: Phương pháp này áp dụng được cho trẻ đã biết cách tự súc miệng, súc họng. Cho bé súc miệng, súc họng ngày từ 2 -3 lần, sau khi thức dậy, sau khi đi ra ngoài về và trước khi đi ngủ. Súc miệng súc họng giúp vệ sinh sạch khu vực hầu họng, góp phần loại bỏ bụi bẩn, virus, vi khuẩn tại họng và khoang miệng. Đồng thời, hỗ trợ bé làm sạch bớt đờm trong họng. Dung dịch súc họng miệng mang lại hiệu quả cao trong trị ho có đờm cho bé nên là các dung dịch có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus trực tiếp tại họng. Trong đó, dung dịch nước súc miệng chứa thành phần nano bạc chuẩn hoá đang được chứng minh về tác dụng và được ưa chuộng sử dụng.
Loại bỏ nguyên nhân gây ho có đờm cho bé
Nguyên tắc thứ 2 để đảm bảo trị ho có đờm cho bé hiệu qủa đó là loại bỏ nguyên nhân gây ho. Sở dĩ bé ho quá là vì đờm tiết ra quá nhiều hoặc quá đặc quánh khiến cơ thể có phản xạ để loại đờm ra khỏi đường hô hấp. Vì vậy, giúp bé có thể khạc và loại bỏ đờm ra dễ dàng sẽ giúp trị ho có đờm cho bé nhanh chóng hơn. Các biện pháp thường áp dụng như: vỗ rung, sử dụng các thuốc tiêu đờm, loãng đờm.
- Phương pháp vỗ rung: thực hiện các động tác vỗ phía sau lưng bé, từ dưới đáy phổi dần lên trên để cho đờm bị long ra ngoài. Sau đó kích thích nhẹ vùng họng để cho bé ho và khạc ra đờm. Phương pháp này áp dụng hiệu quả với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ chưa có phản xạ khạc đởm.
- Uống thuốc loãng đờm, long đờm: Các thuốc này hoạt động theo cơ chế cắt đứt các cầu nối liên kết, làm dịch đờm loãng hơn, hoặc khiến đờm bớt bám dính vào niêm mạc. Nhờ vậy, hỗ trợ bé dễ dàng tống dịch ra ngoài đường hô hấp.
- Chống lại virus gây bệnh: Trong trường hợp bé ho có đờm là do nhiễm virus, cúm thông thường thì cần nâng cao thể trạng bằng cách cho bé uống đủ nước, tăng cường bổ sung vitamin bằng hoa quả, ăn đủ chất dinh dưỡng.
- Chống lại vi khuẩn gây bệnh: Nếu bé ho có đờm do nhiễm vi khuẩn, thì việc sử dụng kháng sinh là cần thiết. Lưu ý nên sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, đúng và đủ liều để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh.
Giảm nhanh triệu chứng để trị ho có đờm cho bé
Một nguyên tắc cũng không kém phần quan trọng trong điều trị ho có đờm cho bé là kiểm soát nhanh các triệu chứng. Lý do là với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, hó có đờm kéo dài có thể dẫn tới nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Tiến triển thành viêm phế quản hoặc viêm phổi cấp.
Tuỳ nguyên nhân gây ho có đờm mà sẽ áp dụng phương pháp là vệ sinh mũi họng, điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp dân gian cho phù hợp.
Phương pháp điều trị ho có đờm cho bé
Để điều trị ho có đờm cho bé có rất nhiều cách và thường được kết hợp đồng thời với nhau. Các phương pháp thường được áp dụng trong trị ho có đờm cho bé có thể kể đến như: vệ sinh mũi họng, điều trị bằng thuốc, bằng thảo dược kết hợp với nâng cao thể trạng… Mỗi phương pháp sẽ có cách áp dụng cũng như ưu, nhược điểm khác nhau. Trong đó, các mẹ có thể tìm hiểu về hai phương pháp hay được áp dụng nhất trong trị ho cho bé đó là điều trị bằng thuốc và bằng thảo dược.
Phương pháp điều trị ho có đờm cho bé bằng thuốc
Điều trị ho có đờm cho bé bằng thuốc có những ưu điểm là có tác dụng nhanh nhưng có nhược điểm là đi kèm các tác dụng phụ. Sử dụng thuốc để trị ho có đờm cho bé cũng cần thận trọng. Tuỳ theo nguyên nhân bệnh là gì mà sẽ có các thuốc điều trị khác nhau. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để trị ho có đờm cho bé. Một số nhóm thuốc chính hay được sử dụng.
- Thuốc kháng sinh trị ho cho bé:
Thuốc khác sinh được sử dụng để trị ho có đờm cho bé trong các trường hợp có nhiễm vi khuẩn. Thuốc kháng sinh thực ra không có tác dụng nếu nguyên nhân là do virus hay kích ứng, khói bụi… Tuy nhiên có rất nhiều mẹ hay lạm dụng, cứ thấy con ho có đờm là mua kháng sinh để tự điều trị cho bé. Để xác định rõ nguyên nhân trẻ ho có đờm là do đâu mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế, đồng thời sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại kháng sinh phổ biến được sử dụng trong điều trị ho có đờm cho bé như: Aumentin (Amoxicilin + acid clavulanic), Zitromax (Azithromycin)… Các thuốc kháng sinh sử dụng dài ngày có thể gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ nhỏ.
- Thuốc long đờm, tiêu đờm:
Cơ chế tác dụng của các thuốc này là làm loãng đờm, làm cho đờm bớt đặc quánh và bớt bám dính vào niêm mạc đường hô hấp. Nhờ vậy mà đờm dễ dàng “long” ra theo phản xạ ho của bé để được loại bỏ. Các thuốc trong nhóm này thường được sử dụng cho bé như: Acemuc, Bromhexin, Ambroxol… Các thuốc ho nhóm này thường được bào chế dưới dạng siro với mùi vị thơm ngon rất dễ uống. Các thuốc long đờm, tiêu đờm chỉ có tác dụng làm loãng đờm chứ không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây bệnh. Thuốc thường được sử dụng phối hợp với các thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp điều trị ho có đờm cho bé bằng thảo dược
Bên cạnh các thuốc tây y, các bài thuốc dân gian hoặc các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược cũng rất được ưa chuộng trong điều trị ho có đờm cho bé. Điều trị ho có đờm cho bé bằng thảo dược có ưu điểm là an toàn, không có hoặc rất ít tác dụng phụ. Nhược điểm của phương pháp này là tác dụng điều trị không mạnh, thường phù hợp trong giai đoạn đầu của ho có đờm. Ngoài ra, phương pháp này cũng ít hoặc không có hiệu quả để điều trị ho có đờm cho bé do nguyên nhân nhiễm khuẩn, nhiễm virus.
- Các thuốc thảo dược trị ho có đờm cho bé:
Các thuốc thảo dược trị ho có đờm cho bé thường bào chế dưới dạng siro. Thành phần chính là thảo dược dựa trên các bài thuốc trị ho dân gian hoặc chứa các loại tinh dầu … Siro trị ho có đờm cho bé thường có tác dụng bổ phế, giảm ho, hoá đờm.
Ưu điểm của các thuốc thảo dược trị ho có đờm cho bé là dạng siro dễ uống, dễ hấp thu, tác dụng tương đối nhanh, giúp làm dịu họng, giảm đờm, giảm ho hiệu quả.
Nhược điểm là thuốc chỉ phù hợp với ho có đờm do nguyên nhân cảm, cúm thông thường hoặc do dị ứng khói bụi. Thuốc không có tác dụng với các trường hợp ho do nhiễm vi khuẩn, virus. Các thuốc trị ho có đờm cho bé có nguồn gốc thảo dược hiện nay như: Siro ho Ích Nhi, Siro ho Prospan, Siro ho Bảo Thanh, Thuốc ho bổ phế Nam Hà…
- Các bài thuốc dân gian trị ho có đờm cho bé:
Một phương pháp cũng đơn giản, hiệu quả và hay được áp dụng để trị ho có đờm cho bé đó là áp dụng các bài thuốc dân gian. Khác với các thuốc ho có nguồn gốc thảo dược, các bài thuốc dân gian trị ho có đờm cho bé dựa trên kinh nghiệm được đúc rút hàng trăm năm nay. Sử dụng các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm trong vườn nhà và dễ dàng tự làm tại nhà.
Ưu điểm của các thuốc dân gian trị ho cho bé là đơn giản, dễ làm, rẻ tiền, mang lại tác dụng giảm đờm, giảm ho, dịu họng cho bé.
Nhược điểm của các thuốc này là tác dụng nhẹ, thường chỉ phù hợp với các trường hợp ho có đờm nhẹ, ho mới chớm. Không có hiệu quả nếu ho có đờm do nhiễm vi khuẩn, virus.
Các bài thuốc dân gian trị ho có đờm cho bé như: chanh đào đường phèn, quất hấp mật ong, lá hẹ hấp đường phèn, nước củ cải trắng, hoa hồng trắng, tỏi nướng…
Tuỳ theo các nguyên liệu sẵn có trong nhà mà mẹ có thể tự làm các bài thuốc sao cho phù hợp để trị ho có đờm cho bé.
Trên đây là thông tin về nguyên nhân gây ho có đờm, nguyên tắc và các phương pháp được đúc rút từ lời khuyên của chuyên gia Plasmakare để trị ho có đờm cho bé. Các mẹ có thể tham khảo để có hướng chăm sóc, điều trị đúng đắn cho bé khi bị trẻ bị ho có đờm.