Nhiệt miệng nổi hạch có thể trông bình thường, nhưng đằng sau đó là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm mà bạn không ngờ tới! Đừng chủ quan bỏ qua triệu chứng này, vì chỉ cần lơ là, sức khỏe của bạn có thể gặp nguy. Cùng PlasmaKare khám phá ngay nguyên nhân tiềm ẩn và cách điều trị dứt điểm nhiệt miệng nổi hạch để bảo vệ sức khỏe toàn diện trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh nhiệt miệng nổi hạch
Các triệu chứng kèm theo nhiệt miệng nổi hạch
Khi nhiệt miệng nổi hạch, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng trực tiếp tại hạch bạch huyết và các dấu hiệu kèm theo như:
- Hạch sưng, nóng, đỏ và đau khi chạm vào.
- Hạch có tính chất cứng, dễ di động và có viền bờ rõ ràng.
- Hạch thường xuất hiện dưới cằm, sau tai hoặc dưới cổ, gần vị trí loét miệng.
- Có thể kèm theo sốt, tuy nhiên sốt thường biến mất khi vết loét miệng lành hẳn.
Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm trong cơ thể.
Tại sao nhiệt miệng nổi hạch xảy ra?
Trong cơ thể tồn tại một hệ thống các hạch bạch huyết. Các hạch này đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể, là chốt chặn và màng lọc các yếu tố “lạ” với cơ thể. Các hạch bạch huyết phân bố ở nhiều vị trí, dễ thấy nhất là các hạch nằm dưới da ở khu vực cổ, dưới hàm, sau tai, nách. Bình thường các hạch có kích thước nhỏ, thường khó phát hiện khi sờ vào và không gây đau.
Khi nhiệt miệng diễn biến nặng, các vết loét kích thước lớn hoặc có rất nhiều vết loét cùng một lúc tạo thành một dấu hiệu báo với hệ miễn dịch bạch huyết rằng tại khu vực này đang xảy ra viêm nhiễm. Hệ miễn dịch sẽ huy động các tế bào miễn dịch tới phản ứng với các tác nhân gây viêm, sau đó sản phẩm của quá trình này sẽ được đưa về hạch bạch huyết khiến cho hạch bạch huyết bị sưng. Vì vậy, khi bị nổi hạch trong quá trình nhiệt miệng thì rất có thể đây chỉ là dấu hiệu của phản ứng viêm thông thường.
Nổi hạch do nhiệt miệng: Báo hiệu điều gì nguy hiểm?
Đừng chủ quan nếu thấy nhiệt miệng nổi hạch kèm 1 số triệu chứng đặc trưng vì đây có thể là dấu hiệu sớm của ung thư. Khi tế bào ung thư phát triển và bắt đầu di căn, nó sẽ đi qua hạch bạch huyết để vào hệ bạch huyết và theo tuần hoàn tới các cơ quan khác. Chính vì vậy, nếu nổi hạch bạch huyết trong nhiệt miệng cũng cần phân biệt với bệnh ung thư hoặc ung thư hạch bạch huyết.
Tính chất hạch bạch huyết trong ung thư có một số đặc điểm như sau:
- Hạch sưng to, có tính chất mềm.
- Sốt kéo dài không dứt
- Sụt cân không rõ nguyên nhân mặc dù không chủ động ăn kiêng
- Khó khăn khi nuốt hoặc khó thở
Ngoài ra, nên kết hợp đánh giá các triệu chứng của nhiệt miệng. Trong một số giai đoạn sớm, các triệu chứng của ung thư khoang miệng cũng rất dễ bị nhầm lẫn với vết loét do nhiệt miệng thông thường và dễ bị bỏ qua.
Điều trị tình trạng nhiệt miệng gây nổi hạch
Nhiệt miệng nổi hạch trong hầu hết các trường hợp đều lành tính như nhiệt miệng thông thường. Do vậy, chỉ cần điều trị hết nhiệt miệng thì các hạch cũng sẽ tự động hết sưng.
Vệ sinh khoang miệng
Nhờ y học hiện đại, 90% nhiệt miệng nổi hạch đều có thể xử lý nhanh chóng bằng các loại dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn. Trong thời gian bị nhiệt miệng, việc đảm bảo vệ sinh khoang miệng sẽ giúp loại bỏ các thức ăn thừa, làm mất đi môi trường cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời, vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng giúp loại bỏ nguy cơ tấn công làm trầm trọng hơn vết loét của vi khuẩn, vi nấm, virus. Một số loại súc miệng chứa acid tannic và nano bạc giúp săn se và mau lành vết loét hiệu quả.
Ngoài đánh răng, người bị nhiệt miệng nổi hạch bắt buộc súc miệng hằng ngày, đặc biệt sau các bữa ăn. Có thể sử dụng nước súc miệng Nano bạc chuẩn hoá TSN để điều trị nhiệt miệng nổi hạch. Đây là giải pháp điều trị tại chỗ nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, chống viêm và đặc biệt giúp săn se vết loét và kích thích tái tạo niêm mạc tổn thương. Do đó, khi sử dụng nước súc miệng loại này, bạn có thể chỉ mất 1-2 ngày để lành hoàn toàn vết nhiệt miệng.
Khách hàng nói gì về các loại nước súc miệng sát khuẩn trị nhiệt miệng nổi hạch:
TS.BS Nguyễn Thị Quỹ (Phó chủ tịch hội tiêu hoá Hà Nội): Tôi bị loét họng – lưỡi miệng Lichen Plang, là 1 dạng bệnh nguy hiểm như ung thư. Nhờ súc họng miệng hàng ngày bằng súc họng miệng PlasmaKare, hiện nay các vết loét đã lành, ăn uống dễ dàng, phục hồi cân nặng. Đây là loại súc họng sát khuẩn tôi đánh giá tốt nhất hiện nay.
Chị Trần Bích ( Dược sỹ ĐH Dược Hà Nội): Trung bình 2 tháng tôi bị nhiệt miệng nổi hạch 1 lần. Vết nhiệt rộng, đau không ăn uống được. Nhờ biết đến Súc họng miệng PlasmaKare chữa nhiệt miệng tại chỗ, tôi chỉ mất nhiều nhất 2 ngày để lành hẳn vết loét trong miệng. Đặc biệt, súc miệng PlasmaKare hàng ngày, tần suất nhiệt miệng của tôi giảm đáng kể, 1 năm chỉ bị 1-2 lần.
ĐẶT MUA NGAY: Nước súc họng miệng sát khuẩn trị nhiệt miệng nổi hạch tốt nhất
Sử dụng thuốc chống viêm
Hạch bạch huyết ở các vị trí lân cận vết nhiệt miệng bị sưng đau là do phản ứng viêm. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các thuốc chống viêm tại chỗ hoặc chống viêm toàn thân. Các gel bôi trực tiếp tại vết loét có chứa các hoạt chất chống viêm, thường là corticoid, kháng sinh được cho là mang lại hiệu quả nhưng khó tránh khỏi hiện tượng hấp thu toàn thân và gây phản ứng phụ. Hoặc bạn có thể uống các thuốc chống viêm nhóm Nsaids hoặc corticoid. Để sử dụng các thuốc này, hãy hỏi ý kiến của chuyên gia y tế.
Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt
Các hạch bạch huyết sưng, đỏ và có thể gây ra đau đớn. Ngoài ra, cơ thể có thể gặp phải triệu chứng toàn thân, phổ biến nhất là sốt. Trong trường hợp nhiệt miệng nổi hạch có các triệu chứng trên, hãy sử dụng các thuốc hạ sốt và kết hợp với giảm đau nếu cần thiết. Phổ biến nhất là sử dụng các thuốc chứa paracetamol. Ngoài ra, nếu cơ thể bị sốt bạn nên bổ sung đầy đủ nước, uống nhiều các loại nước ép hoa quả. Điều này không chỉ giúp cân bằng nước và điện giải mà một số loại quả còn giúp cung cấp vitamin, giúp nhiệt miệng nhanh lành hơn.
Khi nào hạch sưng do nhiệt miệng cần khám bác sĩ?
Khi bị nhiệt miệng nổi hạch bạn không cần thiết phải quá lo lắng. Đa số cách hạch sưng là do dấu hiệu của phản ứng viêm trong cơ thể. Chỉ cần kiểm soát tốt phản ứng viêm, các hạch sẽ trở lại bình thường. Trong số ít trường hợp, khi có các dấu hiệu dưới đây, bạn hãy tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
- Nổi hạch kéo dài không hết, hạch sưng to bất thường, hạch mềm
- Sốt kéo dài dai dẳng
- Sụt cân đột ngột
- Các vết nhiệt miệng có dấu hiệu xơ hoá, cứng, lồi, chảy máu, lẫn mủ và có mùi khó chịu
- Vướng miệng, khó nhuốt, khó thở
Nhìn chung nhiệt miệng nổi hạch không có gì đáng lo. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm đây chỉ là một phản ứng lành tính và sẽ tự hết khi nhiệt miệng biến mất. Bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc nhiệt miệng để tình trạng này được cải thiện nhanh chóng hơn.
Nếu cần thêm thông tin hoặc tư vấn về sức khỏe, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0976.648.102 hoặc 0916.648.102. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Hy vọng bài viết trên đây mang lại các thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bạn và cả gia đình.
Xem thêm: