Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em là thể bệnh mạn tính với nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy vẫn có nhiều cha mẹ chủ quan không xử lý dứt điểm bệnh cho con. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cha mẹ cần biết về các biến chứng và cách xử trí căn bệnh này ở trẻ em.
Mục lục
Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm amidan hốc mủ nhất
Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em là tình trạng viêm amidan mãn tính sau đợt cấp kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Bệnh đặc trưng với tình trạng có mủ trắng đọng lại trong các khe, hốc của amidan.
Căn bệnh này rất hay gặp ở trẻ em do đây là đối tượng có sức đề kháng yếu, khả năng chống lại vi sinh vật gây bệnh kém. Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em thường gặp thể viêm quá phát (amidan sưng to hơn nhiều so với bình thường).
Triệu chứng của viêm amidan hốc mủ ở trẻ em
Cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu của viêm amidan hốc mủ trên trẻ như sau:
Triệu chứng cơ năng:
- Cảm giác vướng ở cổ họng khi nuốt
- Đôi khi ho, đau họng, ù tai, đau tai
- Trẻ hôi miệng dù đã đánh răng và súc miệng thường xuyên
- Trẻ có thể khàn tiếng, thở khò khè, ngủ ngáy to.
Triệu chứng thực thể:
- Bề mặt amidan có các chấm mủ trắng, chứa các khối bã đậu hình thành từ ổ viêm của vi khuẩn, virus và các bụi bẩn, thức ăn tích tụ lâu ngày.
- Amidan thể quá phát có trụ trước đỏ, phình to lên ở 2 bên thành họng gây hẹp khoang họng.
Triệu chứng toàn thân:
- Triệu chứng của viêm amidan hốc mủ mạn tính rất ít, đôi khi có ngây ngấy sốt, da xanh, sờ lạnh.
- Trong đợt cấp tính bùng phát, trẻ hay bị đau rát họng, đau tai nhiều, khò khè, lưỡi trắng, ho từng cơn và ho có đờm. Trẻ bị viêm amidan mủ sốt mấy ngày còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ nhiễm trùng, tuy nhiên thường trong khoảng 1 – 4 ngày.
Nguyên nhân của viêm amidan hốc mủ ở trẻ em
Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em là kết quả của nhiều đợt viêm amidan cấp tính dài ngày do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Các virus và vi khuẩn gây viêm amidan chủ yếu là:
- Virus: cúm, sởi, ho gà,…
- Vi khuẩn: liên cầu β tan huyết nhóm A, phế cầu, tụ cầu, xoắn khuẩn, Haemophilus Influenzae, vi khuẩn kỵ khí,…
Khi bị viêm amidan hốc mủ mạn tính, trẻ có thể bị bùng phát các đợt cấp khi gặp các yếu tố thuận lợi của bệnh như:
-
- Thời tiết thay đổi đột ngột (về nhiệt độ, độ ẩm).
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm thấp.
- Sức đề kháng của trẻ suy giảm (uống thuốc ức chế miễn dịch, trẻ biếng ăn, bị stress).
- Bị cúm hoặc cảm lạnh.
Nguy cơ biến chứng của viêm amidan hốc mủ trên trẻ em
Viêm amidan hốc mủ ở trẻ em hầu hết đều có tình trạng bội nhiễm virus, vi khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây tiến triển những biến chứng nguy hiểm như sau:
Biến chứng cục bộ của viêm amidan hốc mủ ở trẻ em
- Áp xe amidan, áp xe họng: Áp xe xuất hiện sau các đợt cấp của viêm amidan hốc mủ ở trẻ do sự phối hợp gây bệnh của cầu khuẩn và vi khuẩn kỵ khí có sẵn trong khoang miệng. Áp xe gây sốt cao, đau họng, khó nuốt và có thể dẫn đến viêm thanh quản, nhiễm khuẩn huyết, áp xe phổi.
- Sỏi amidan: Sỏi amidan là hậu quả của viêm amidan hốc mủ kéo dài ở trẻ, khiến thức ăn, mảng bám tích tụ trong hốc mủ tạo sỏi. Sỏi amidan có thể lành tính hoặc gián tiếp gây các biến chứng nhiễm trùng khác.
- Viêm họng mạn tính: Viêm amidan cấp tính thường kèm theo viêm họng. Vì vậy, viêm amidan hốc mủ cũng khiến tình trạng viêm họng kéo dài và tiến triển thành mạn tính. Viêm họng có khả năng duy trì kể cả khi trẻ đã được phẫu thuật cắt amidan.
Biến chứng ở cơ quan gần của viêm amidan hốc mủ trên trẻ em
- Viêm phế quản, viêm phổi: Viêm phế quản – phổi có thể thứ phát sau viêm amidan hốc mủ ở trẻ em do vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp dưới. Các bệnh này ở trẻ em có thể điều trị khỏi khi được phát hiện sớm, tránh để lâu gây suy hô hấp và áp xe phổi nguy hiểm.
- Viêm tai giữa: Khi amidan của trẻ sưng to, các mô bạch huyết ở vùng tai – họng cũng bị viêm và phì đại lên, làm tắc nghẽn vòi nhĩ của trẻ. Bên cạnh đó, tai – mũi – họng thông nhau nên mủ, dịch viêm chứa vi khuẩn ở amidan có thể theo vòi nhĩ đi lên gây viêm tai giữa.
- Viêm thanh quản: Trẻ có thể bị viêm thanh quản cấp tính do virus, vi khuẩn gây viêm amidan hốc mủ. Viêm thanh quản ảnh hưởng lớn đến việc nói chuyện, ăn uống của trẻ và dễ dẫn đến hẹp đường thở, viêm họng viêm phế quản – phổi.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Biến chứng này xảy ra do amidan quá lớn gây chèn ép đường thở của trẻ, dẫn đến ngủ kém và mệt mỏi, thậm chí gây tử vong.
Biến chứng xa của viêm amidan hốc mủ ở trẻ em
- Viêm khớp: Viêm khớp là biến chứng xảy ra khi vi khuẩn từ ổ viêm tại amidan qua máu xâm nhập vào ổ khớp. Bệnh có tiến triển nhanh và có thể gây tổn thương sụn khớp nặng nề, tuy nhiên thường đáp ứng tốt với điều trị và khỏi hoàn toàn.
- Viêm cầu thận cấp: Với nguyên nhân gây bệnh là liên cầu β tan huyết nhóm A, cơ thể trẻ sẽ sản sinh kháng thể gắn với kháng nguyên của vi khuẩn tạo thành phức hợp và làm bất hoạt chúng. Các phức hợp này khi đi được lọc qua cầu thận sẽ lắng đọng và gây viêm cầu thận cấp.
- Bệnh thấp tim: Với viêm họng amidan hốc mủ do liên cầu, cơ thể trẻ tạo ra các phản ứng miễn dịch để chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, các phản ứng này có thể gây tổn thương tim do một số thành phần của cơ tim, van tim có cấu trúc tương tự thành phần tế bào và độc tố của liên cầu.
- Nhiễm khuẩn huyết: Nhiễm khuẩn huyết là biến chứng nặng của viêm amidan hốc mủ ở trẻ em, gây suy đa phủ tạng. Tình trạng này gây tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Điều trị cho trẻ bị viêm amidan hốc mủ như thế nào?
Hiện nay, phẫu thuật và dùng thuốc là các biện pháp trị điều trị cho trẻ bị viêm amidan hốc mủ phổ biến nhất. Ngoài ra, một số biện pháp tại nhà cũng có hiệu quả cao trong điều trị triệu chứng của bệnh. Cụ thể:
Điều trị ngoại khoa viêm amidan hốc mủ ở trẻ em
Đối với viêm amidan hốc mủ ở trẻ em, các bác sĩ thường cân nhắc biện pháp phẫu thuật cắt amidan sớm. Phẫu thuật có thể ngăn ngừa tái phát vĩnh viễn tình trạng viêm amidan và các biến chứng, tuy nhiên cần được chỉ định chặt chẽ. Các phương pháp phẫu thuật cắt amidan được sử dụng hiện nay bao gồm dao điện, dao siêu âm, laser, Coblator,…
Chỉ định phẫu thuật áp dụng cho trẻ bị viêm amidan hốc mủ đã xảy ra biến chứng, amidan viêm quá phát gây khó thở. Tuy vậy, phẫu thuật không áp dụng cho những trẻ bị rối loạn đông máu, đang bị nhiễm trùng cấp tính, suy tim, suy gan, thận và trẻ quá nhỏ tuổi.
Điều trị nội khoa cho trẻ bị viêm amidan hốc mủ
Đối với trẻ không đủ điều kiện phẫu thuật cắt amidan, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phối hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ. Thuốc trị viêm amidan hốc mủ ở trẻ em bao gồm kháng sinh và các thuốc điều trị triệu chứng. Cụ thể:
- Kháng sinh: Nhóm β-lactam (Amoxicillin, Cephalexin, Cefuroxim, Ceftriaxon,…), kháng sinh Macrolid (Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin).
- Thuốc trị triệu chứng: Thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol, Ibuprofen), thuốc chống viêm (Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason), thuốc chống phù nề (Alpha Chymotrypsin), thuốc giảm ho,…
Trừ nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, các nhóm còn lại đều là thuốc kê đơn. Do vậy cha mẹ không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Ngoài ra, cha mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cho trẻ, đặc biệt với kháng sinh để hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Cách trị viêm amidan hốc mủ tại nhà cho trẻ
Các biện pháp điều trị tại nhà không chỉ giúp cải thiện triệu chứng cho trẻ mà còn làm giảm được nguy cơ xảy ra biến chứng. Cha mẹ có thể áp dụng những mẹo trị viêm amidan hốc mủ tại nhà cho trẻ như sau:
- Cho trẻ súc họng bằng các dung dịch kiềm (Natri bicarbonat, Natri borat) hoặc các dung dịch sát khuẩn chứa Povidone Iod, Chlorhexidine, Nano bạc chuẩn hóa TSN. Trong đó, nano bạc plasma không có mùi vị khó chịu như các chất sát khuẩn khác, do vậy cha mẹ có thể ưu tiên sử dụng cho trẻ. Hiện nay, súc họng miệng PlasmaKare là sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa Nano bạc chuẩn hóa TSN – hiệu quả và an toàn tuyệt đối trên trẻ em.
- Cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng các loại nước nấu các loại cây cỏ có khả năng chống viêm, sát khuẩn như lá húng chanh, lá bạc hà, gừng,…
- Dùng các loại xịt họng sát khuẩn tại chỗ như xịt họng PlasmaKare HSpray chứa nano bạc, xịt họng Betadine chứa Povidone Iod.
Cách phòng ngừa viêm amidan hốc mủ ở trẻ em
Nhiều nguy cơ tiêu cực của bệnh viêm amidan hốc mủ ở trẻ em đã được cảnh báo. Chính vì vậy, để giúp trẻ tránh căn bệnh này một cách tối đa, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Tạo thói quen lành mạnh như tập thể dục, đánh răng, súc miệng sạch sẽ và cạo lưỡi thường xuyên cho trẻ.
- Giữ gìn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý tai mũi họng của trẻ như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm VA, viêm nướu răng,…
- Dạy trẻ đeo khẩu trang khi ở nơi đông người và rửa tay bằng các loại xà phòng sát khuẩn khi tiếp xúc với người mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp
- Mặc quần áo đầy đủ, giữ ấm cổ họng cho trẻ vào mùa đông và những thời điểm giao mùa khác.
- Tiêm phòng đầy đủ các mũi vaccin theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, nhiều rau củ quả và trái cây để cải thiện sức đề kháng cho trẻ.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm amidan hốc mủ ở trẻ em. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp cha mẹ phòng ngừa và xử lý căn bệnh này cho trẻ kịp thời và đúng cách.