Bên cạnh các biện pháp chăm sóc tại nhà thì viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì? Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu một số nhóm thuốc thường được dùng để điều trị viêm amidan hốc mủ, tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần được chỉ định của bác sĩ.
Mục lục
Viêm amidan hốc mủ là bệnh gì
Viêm amidan hốc mủ là tình trạng amidan bị viêm và hình thành các hốc mủ gây đau rát họng và hôi miệng.
Nguyên nhân thường gặp của bệnh viêm amidan hốc mủ là:
- Vì cấu trúc của amidan có nhiều kẽ, hốc, nên nó cung cấp môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh sống. Khi có điều kiện thuận lợi, các vi sinh vật này có thể phát triển mạnh mẽ và gây ra viêm.
- Sức đề kháng của cơ thể có thể suy giảm, khiến cho các tác nhân bên ngoài như thời tiết lạnh, khói, bụi, ô nhiễm dễ dàng tấn công làm cho amidan bị viêm.
- Việc bảo vệ vệ sinh răng miệng kém cũng có thể tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật đã tồn tại trong khoang miệng tấn công amidan gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Bệnh viêm amidan hốc mủ gây ra nhiều triệu chứng:
- Ngứa ngáy, đau rát cổ họng, gây ra sự vướng víu khó chịu cho người bệnh. Người bệnh có xu hướng khạc nhổ, tuy nhiên điều này càng làm cho amidan bị sưng lên, tổn thương nhiều hơn gây ra sự đau đớn.
- Thay đổi giọng nói khi mắc viêm amidan: Người bệnh thường gặp phải tình trạng khản tiếng hoặc mất tiếng.
- Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm
- Có các ổ mủ viêm trong khoang miệng, trên các amidan xuất hiện các đám mủ màu trắng, xanh.
- Hôi miệng: Do trong khoang miệng bị viêm và xuất hiện mủ trong các hốc amidan vì vậy khiến cho hơi thở có mùi hôi.
- Do amidan bị sưng viêm khiến cho người bệnh cảm thấy đau, khó khăn trong ăn uống và ngay cả khi nuốt nước bọt.
- Với những trường hợp cấp tính, viêm amidan hốc mủ còn gây ra sốt cao.
Viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì
Với những trường hợp Viêm amidan hốc mủ cấp tính thì điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng là nguyên tắc được áp dụng.
Kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh chỉ phù hợp khi viêm amidan hốc mủ do nhiễm khuẩn gây ra. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng do vi khuẩn, do đó cần thận trọng trong việc sử dụng kháng sinh điều trị.
Kháng sinh thường được dùng trong bệnh viêm amidan hốc mủ là các thuốc thuộc nhóm Betalactam. Đây là nhóm kháng sinh phổ hẹp thường được ưu tiên lựa chọn, tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với Penicillin thì sẽ được thay thế bằng nhóm thuốc Macrolid.
Một số kháng sinh thường dùng bao gồm: Amoxicillin, Cefuroxim, Azithromycin, Erythromycin, Spiramycin,…
Giảm đau, hạ sốt
Khi bị viêm amidan và nhiễm trùng, thường có những biểu hiện rõ ràng như đau rát và khô cổ họng, sưng tấy amidan, cảm giác họng nghẹn và khó chịu khi nuốt. Đối với những trường hợp nhiễm trùng nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như chóng mặt, đau đầu, sốt cao, cơ thể mệt mỏi và đau nhức.
Do đó, các thuốc hạ sốt, giảm đau sẽ được sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng này. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt thông thường được dùng là: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin,…
Thuốc giảm ho
Người bệnh viêm amidan hốc mủ cũng có thể xuất hiện triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm, vì vậy thuốc giảm ho cũng sẽ được sử dụng.
Một số thuốc ho thông thường: Dextromethorphan, Bromhexin, Codein,…
Thuốc chống viêm, giảm phù nề
Thuốc kháng viêm, giảm tình trạng phù nề amidan là nhóm sẽ được dùng để giảm tổn thương do viêm gây ra. Các nhóm thuốc kháng viêm bao gồm:
- Thuốc chống viêm dạng men: Alphachymotrypsin là hoạt chất thường hay được dùng để giúp giảm viêm và ngăn ngừa phù nề.
- Thuốc NSAID(thuốc chống viêm không steroid) giúp hạ sốt, giảm đau, và chống viêm trong viêm amidan hốc mủ. Bao gồm: Ibuprofen, Diclofenac,…
- Nhóm Corticoid: Đây là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, hoạt động tương tự như hormone cortisol do tuyến thượng thận sản xuất. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ do có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng sai liều lượng và thời điểm dùng.
Biện pháp khác trong điều trị viêm amidan hốc mủ
Bên cạnh sử dụng thuốc, các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của viêm amidan hốc mủ và ngăn ngừa tái phát.
Chăm sóc tại nhà chữa viêm amidan hốc mủ
Chăm sóc vệ sinh răng miệng và các biện pháp dân gian thường được áp dụng để chữa viêm amidan hốc mủ ngay tại nhà.
Súc họng miệng chữa viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ (hay còn gọi là viêm họng hốc mủ) là một tình trạng viêm nhiễm trong amidan, thường đi kèm với triệu chứng như đau họng, họng sưng và mủ tích tụ trong hốc amidan. Để chăm sóc và giảm triệu chứng của viêm amidan hốc mủ, súc họng là một phương pháp hữu ích có thể áp dụng. Có thể sử dụng các dung dịch kiềm loãng như bicarbonate, nước muối sinh lý 0,9%, hoặc các sản phẩm nước súc họng chuyên dụng.
Súc họng miệng Nano bạc PlasmaKare đang được nhiều người tin dùng nhờ hiệu quả kháng khuẩn và làm lành vết viêm tốt. Sử dụng Súc họng PlasmaKare cũng giúp đảm bảo hiệu quả điều trị của các loại thuốc kháng sinh trong trường hợp đang sử dụng kháng sinh Đồng thời phòng ngừa nguy cơ kháng thuốc kháng sinh khi sử dụng cùng với thuốc này. Ngoài ra, nó cũng có hiệu quả trên vi khuẩn đã kháng thuốc, vì vậy có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả các trường hợp viêm họng và viêm amidan nói chung.
Súc họng PlasmaKare trong điều trị viêm amidan được sử dụng như sau:
- Rót 10ml theo vạch đong của nắp chai, không pha loãng khi sử dụng. Súc kỹ họng trong khoảng 30 giây rồi súc miệng. Cần ngậm khoảng 30 giây trong miệng trước khi nhổ ra để diệt sạch vi khuẩn trong hầu họng.
- Súc họng 3-5 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Tiếp tục sử dụng trong khoảng thời gian 5-7 ngày hoặc cho đến khi tất cả các triệu chứng giảm đi để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Sau khi viêm amidan khỏi thì duy trì súc miệng hàng ngày với 1-2 lần để vệ sinh răng miệng phòng ngừa tái phát.
Súc họng PlasmaKare có tác dụng dịu nhanh cảm giác đau rát họng, giảm triệu chứng viêm như sưng, nóng, đỏ họng và đau họng. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm triệu chứng ho, đặc biệt trong các trường hợp nhiễm virus gây ho và có khả năng kháng virus tăng cường nhờ Nano bạc TSN.
Diếp cá
Rau diếp cá được biết đến với công dụng tương tự như kháng sinh, có khả năng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Vì vậy thường được dùng trong điều trị viêm amidan hốc mủ ngay tại nhà. Dưới đây là cách làm:
- Chuẩn bị một nắm rau diếp cá đem rửa sạch, ngâm trong nước muối để loại bỏ bụi bẩn.
- Xay hoặc giã nát lá rau diếp cá rồi vắt lấy phần nước.
- Cho thêm một chút mật ong vào nước cốt rau diếp cá và uống hàng ngày.
Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giảm nhanh các triệu chứng của viêm amidan hốc mủ.
Tía tô
Lá tía tô đã được nghiên cứu và áp dụng nhờ khả năng kháng khuẩn, chống oxy hoá và tăng cường đề kháng cho cơ thể. Cách làm nước tía tô uống chữa viêm amidan hốc mủ:
- Rửa sạch lá tía tô, vò nát và đem hãm với 350ml nước sôi trong khoảng 10 phút.
- Uống khi nước còn ấm, có thể thêm một chút mật ong nếu muốn.
Mật ong
Mật ong có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu niêm mạc họng và long đờm hiệu quả. Có thể dùng mật ong nguyên chất ngậm ong cổ họng hoặc pha với nước ấm để uống để giảm tình trạng đau rát họng.
Xịt họng PlasmaKare H-spray
Hiện nay kháng sinh và các thuốc chống viêm Corticoid ngày càng được lạm dụng trong điều trị viêm, nhiễm trùng. Vì vậy với mong muốn giảm thiểu lượng kháng sinh được sử dụng cũng như hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm trùng thương hiệu Innocare đã cho ra mắt xịt họng PlasmaKare H-spray. Chất sát trùng thế hệ mới Sanicompound được ứng dụng độc quyền trong xịt họng này. Đem lại hiệu quả nhanh chóng, khả năng kháng viêm và kháng khuẩn gấp nhiều lần so với các sản phẩm khác trên thị trường. Nghiên cứu cũng đã chứng minh khả năng chống viêm của Sanicompound tương đương với Diclofenac – một chất chống viêm thuộc nhóm NSAID.
Bên cạnh đó, trong xịt họng còn chứa chiết xuất lá thường xuân có tác dụng cắt nhanh các cơn ho gió, ho khan. Đồng thời bổ sung thêm các chất giúp thúc đẩy quá trình làm thành các vết viêm, loét trên niêm mạc hầu họng như acid Ellagic trong lựu đỏ, carrageenan từ tảo đỏ hay acid hyaluronic.
Phẫu thuật cắt amidan
Amidan trong cơ thể đóng vai trò như một phòng tuyến giúp bảo vệ cơ thể. Vì vậy phẫu thuật cắt amidan là một phương pháp điều trị cuối cùng được xem xét khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. Nó chỉ được cân nhắc và chỉ định cho các trường hợp có tác động nghiêm trọng đặc biệt đến sức khỏe, bao gồm:
- Amidan viêm mạn tính tái phát: Thường là khi amidan viêm mạn tính tái phát nhiều lần trong một năm (5-6 lần/năm) và gây ra các biến chứng như viêm tấy và áp xe quanh amidan.
- Amidan viêm mạn tính gây biến chứng: Amidan viêm mạn tính có thể gây ra các biến chứng như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng.
- Amidan viêm mạn tính gây biến chứng xa: Một số biến chứng xa có thể xảy ra như viêm màng trong tim, viêm cầu thận, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa kéo dài và nhiễm khuẩn huyết.
- Amidan viêm mạn tính quá phát gây khó thở: Trong trường hợp hội chứng ngạt thở khi ngủ (hội chứng Pickwick sleep), khó nuốt và giọng nói bị ảnh hưởng.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ
Khi sử dụng thuốc để điều trị viêm amidan, có một số lưu ý quan trọng cần nhớ đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị:
- Sử dụng đúng liều và thời gian được hướng dẫn, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng hoặc thời gian sử dụng thuốc.
- Hoàn thành toàn bộ liệu trình: Dù bạn cảm thấy khỏi hoặc triệu chứng giảm đi, hãy tiếp tục sử dụng thuốc cho đủ thời gian được chỉ định. Viêm amidan cần thời gian để hoàn toàn khỏi và việc dừng thuốc quá sớm có thể gây tái phát bệnh.
- Không tự ý dùng kháng sinh: Kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn và chỉ định. Kháng sinh không có tác dụng đối với viêm amidan virus, chỉ có tác dụng đối với viêm amidan do vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể gây kháng thuốc và tác dụng phụ.
- Nếu triệu chứng không được cải thiện hoặc tái phát sau khi sử dụng thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh phương pháp điều trị hợp lý.
Cách phòng ngừa viêm amidan hốc mủ
Để phòng ngừa mắc viêm amidan hốc mủ và tránh tái phát, nên chú ý một số điều sau:
- Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày ít nhất 2 lần và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng. Điều này giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trong miệng, giảm nguy cơ viêm nhiễm amidan.
- Sử dụng dung dịch muối sinh lý hoặc nước muối 0,9% để rửa mũi và họng hàng ngày giúp làm sạch các tạp chất và vi khuẩn trong vùng mũi họng, giảm khả năng vi khuẩn lan tỏa và gây viêm.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Bảo đảm cơ thể có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ là một cách quan trọng để phòng ngừa viêm amidan. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và giảm stress.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng: Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất và các chất gây kích ứng khác có thể làm viêm nhiễm amidan.
- Điều trị các bệnh lý họng liên quan: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề họng nào như viêm họng mạn tính hay viêm thanh quản, hãy điều trị và quản lý chúng kịp thời. Các vấn đề này có thể làm tăng nguy cơ viêm amidan hốc mủ.
Trên đây là bài viết về các nhóm thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ thường được chỉ định bởi bác sĩ. Hãy tuân thủ điều trị và các biện pháp chăm sóc hỗ trợ để các triệu chứng viêm amidan hốc mủ nhanh được cải thiện.