Viêm họng là bệnh lý phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhất là vào mùa đông. Thế nhưng, đến 90% người bệnh không biết hoặc hiểu sai về nguyên nhân, triệu chứng của viêm họng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác nhất về bệnh viêm họng và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Mục lục
Bệnh viêm họng và những thông tin cần biết
Bệnh viêm họng hay còn gọi là viêm họng miệng được biết đến với 2 dạng: Viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính với các triệu chứng do viêm tai họng gây ra.
Định nghĩa bệnh viêm họng theo Bộ Y tế
Theo định nghĩa của bộ Y tế, bệnh viêm họng tiếng anh là Sore throat còn được gọi là viêm họng miệng là tình trạng viêm ở niêm mạc và các tổ chức dưới niêm mạc của họng. Bệnh viêm họng xuất hiện với nhiều triệu chứng điển hình như sốt kèm theo ho, đau rát cổ, nuốt đau kể cả khi uống nước…
Bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi mùa đông lạnh. Viêm họng có thể đơn độc hoặc mắc kèm với 1 bệnh đường hô hấp khác như VA (chỉ gặp ở trẻ nhỏ), viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang…hoặc trong các nhiễm trùng hô hấp trên như cúm, sởi, SARs…
Phân loại bệnh viêm họng
Bệnh viêm họng được phân loại theo tình trạng viêm họng cấp hoặc viêm họng mạn tính:
Viêm họng cấp: là tình trạng các triệu chứng xuất hiện có tính chất đột ngột, cấp tính, dồn dập thường đi kèm với viêm Amidan khẩu cái, 1 số ít kết hợp với viêm amidan đáy lưỡi.
Viêm họng mạn tính: là tình trạng Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng kéo dài. Tuỳ theo mức độ tổn thương, viêm họng mạn tính tiếp tục được chia nhỏ theo triệu chứng gồm xuất tiết quá phát (viêm họng hạt), và teo.
- Viêm họng xuất tiết: Các triệu chứng tại niêm mạc họng gồm đỏ, xuất hiện hạt ở thành sau họng, dọc vách họng xuất hiện dịch nhày.
- Viêm họng mạn tính quá phát (viêm họng hạt): Niêm mạc họng có dấu hiệu dày lên, đỏ bầm. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh khiến niêm mạc họng gồ lên từng đảm to nhỏ, không đều có màu hồng hoặc đỏ. Tổ chức bạch huyết cùng có thể tạo thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amiđan và tạo thành 1 trụ giả
- Viêm họng mạn tính teo: Sau giai đoạn quá phát là giai đoạn teo. Trụ giả biến mất, các hạt biến mất, màng hầu và lưỡi gà mỏng đi. Niêm mạc họng trở nên mỏng, trắng, nhẵn, có thấy các thành mạch máu nhỏ. Eo họng giãn rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô.
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng, 90% người không biết
Viêm họng là bệnh lý phổ biến ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại không biết chính xác nguyên nhân vì sao mình bị viêm họng và vì sao mùa đông lại dễ bị viêm họng hơn các mùa khác trong năm.
Căn nguyên gây viêm họng phổ biến nhất
Theo thống kê từ bộ Y tế, có đến 60-80% nguyên nhân gây viêm họng là do virus. Trong đó có 1 số nhóm virus gây bệnh viêm họng phổ biến như virus Cúm, virus Adénovirus, virus Herpes, virus P- influenzae, EBV…
Ngoài virus, vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây viêm họng. Đặc biệt chủng Streptococcus nhóm A (Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A) là tác nhân vi khuẩn gây hầu hết các viêm họng do nhiễm khuẩn, biến chứng nghiêm trọng trên khớp (thấp khớp) và tim mạch )thấp tim. Ngoài liên cầu tan huyết nhóm A, 1 số chủng vi khuẩn có thể gây bệnh viêm họng gồm Staphylococcus aureus ( tụ cầu vàng), Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, vi khuẩn kị khí, phế cầu…
Vì sao viêm họng thường diễn ra vào mùa đông và khi giao mùa
Thời tiết thay đổi, đặc biệt khi trở lạnh (vào mùa đông), cơ thể dễ bị nhiễm virus. Dưới độc tố do virus, sức đề kháng của cơ thể và cấu trúc của amidan thay đổi (bị tổn thương, phù nề…) tạo điều kiện cho tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Tình trạng nhiễm trùng thứ phát trong viêm họng chủ yếu là các vi khuẩn đã có sẵn trong họng, miệng như liên cầu, phế cầu gây ra.
Bệnh viêm họng dễ dàng lây lan qua đường nước bọt, và nước mũi. Do đó, ở những môi trường tập trung đông người như trường học, văn phòng…viêm họng rất dễ lây lan và dễ tái phát.
Bệnh viêm họng và những dấu hiệu điển hình
Trong đợt cấp của viêm họng, các triệu chứng có tính chất đột ngột, diễn biến nhanh gồm: Sốt, ho, đau họng, có thể kèm 1 số triệu chứng như sưng hạch, amidan có mủ…
- Sốt: Viêm họng sốt vừa 38 – 39°C hoặc sốt cao, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, kém ăn. Phản ứng hạch góc hàm di động, ấn đau.
- Sốt trong viêm họng thường là sốt vừa từ 38 – 39°C, đôi khi sốt cao. Sốt thường kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ thể và chán ăn.
- Đau họng: Đau rát họng rất điển hình, đặc biệt khi nuốt. Nuốt đau, vướng kể cả khi uống nước. Mọi hoạt động như ho, nói, ăn uống đều có thể khiến bệnh nhân bị đau đớn. Đau có thể nhói lên tai
- Ho: Ho có thể xuất hiện từng cơn đột ngột. Người bị viêm họng thường ho khan. Tuy nhiên, nếu đã xuất hiện bội nhiễm (nhiễm trùng thứ phát) bệnh nhân có thể ho có đờm, mắc nghẹn ở cổ.
- Các triệu chứng khác: 1 số triệu chứng kèm theo trong đợt cấp của viêm họng gồm: hạch góc hàm di động, ấn đau; viêm amidan sưng đỏ, có thể xuất hiện mủ trắng (do bội nhiễm)…
Các triệu chứng cấp của viêm họng tương đối giống với các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên như cúm, viêm amidan, viêm thanh quản. Do đó, cần đến bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám lâm sàng và chẩn đoán đúng bệnh.
Các biến chứng nguy hiểm do viêm họng kéo dài
Đối với bệnh viêm họng đơn thuần do virus, các triệu chứng có thể kéo dài 3-5 ngày sau đó giảm và tự khỏi. Tuy nhiên, nếu viêm họng có xuất hiện tình trạng bội nhiễm (nhiễm trùng thứ phát) đặc biệt do liên cầu thì thời gian bệnh thường kéo dài, triệu chứng nặng nề và có thể gặp một hoặc 1 số biến chứng. − Biến chứng tại chỗ: Xuất hiện các ổ áp xe hoặc viêm tấy quanh amidan, các khoảng bên hỏng và ở thành sau họng (đối với trẻ 1-2 tuổi).
- Biến chứng lân cận: Xuất hiện viêm nhiễm tại các khu vực lân cận như viêm amidan hốc mủ, viêm tai giữa cấp, viêm mũi xoang cấp, viêm thanh – khí- phế quản và viêm phổi.
- Biến chứng xa: Các biến chứng xa ghi nhận chủ yếu do viêm họng có nhiễm liên cầu gồm: Viêm khớp, thấp tim, viêm thận hoặc choáng do nhiễm độc liên cầu, nhiễm trùng huyết.
Cách phòng ngừa và giảm triệu chứng của bệnh viêm họng
Bệnh viêm họng thường xuyên tái phát khi thay đổi thời tiết (thời điểm giao mùa). Chủ động phòng ngừa và giảm triệu chứng sớm là cách tốt nhất để hạn chế bội nhiễm và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng.
Vệ sinh họng miệng, giữ ấm cơ thể, sử dụng đồ ăn thức uống lành mạnh…và sử dụng các thảo dược giảm triệu chứng là các biện pháp phòng bệnh viêm họng tiêu biểu được các bác sĩ tai mũi họng hàng đầu khuyến cáo.
Vệ sinh họng – miệng hàng ngày để phòng bệnh viêm họng
Vệ sinh họng – miệng là biện pháp đơn giản nhưng quan trọng nhất để phòng ngừa các vấn đề hô hấp nói chung và bệnh viêm họng nói riêng.
- Súc họng – miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm giúp làm sạch họng – miệng, loại bỏ những dị vật có thể bám lại ở niêm mạc họng và gây viêm, từ đó phòng bệnh viêm họng hiệu quả.
- Tuy nhiên, trong các trường hợp đang có viêm họng, người bệnh cần vệ sinh họng miệng bằng các loại súc họng – miệng có tính kháng virus, kháng khuẩn tốt như súc họng miệng PlasmaKare. Đây là dòng súc họng miệng chuyên dụng được kiểm nghiệm khả năng diệt virus, vi khuẩn trong 30s, từ đó giúp loại bỏ tác nhân chính gây viêm họng. Đặc biệt, Phức hệ TSN chứa Tannic và Nano bạc Plasma cùng keo ong nhập khẩu Italy trong Súc họng miệng PlasmaKare còn có khả năng chống viêm và tái tạo niêm mạc tuyệt vời, cải thiện nhanh chóng triệu chứng của bệnh viêm họng.
- Cách thực hiện: Sử dụng 10ml dung dịch súc họng miệng kháng virus chuyên dụng, ngửa cổ khoảng 30 – 45 độ và bắt đầu súc tại phần họng. Súc liên tục trong 30s sau đó súc miệng thêm 30s. Dịch súc họng – miệng sau khi vệ sinh xong thì nhổ ra và không cần súc lại với nước.
Luôn giữ ấm cổ phòng viêm họng
Không quên giữ ấm cổ, đặc biệt khi giao mùa thu đông hoặc trong mùa đông lạnh giá. Như bạn đã biết, cổ bị lạnh khiến đề kháng ở đường hô hấp giảm, họng dễ bị khô và tổn thương từ đó gây viêm họng.
- Để giữ ấm cố, hãy nhớ uống nước ấm đặc biệt vào buổi sáng khi mới thức giấc. Hạn chế sử dụng các loại đồ lạnh như nước đá, kem lạnh dù ở bất cứ mùa nào.
- Ngoài ra, khi ra đường hoặc gặp gió, hãy trang bị cho cổ 1 chiếc khăn để giữ ấm cổ và ngăn gió. Mùa thu, có thể sử dụng những chiếc khăn mỏng, chất liệu Voan hoặc Lụa để đảm bảo ấm cổ, thoáng và không có cảm giác nóng nực.
Không ăn thực phẩm, đồ uống lạnh tránh bị viêm họng
Để phòng viêm họng, nên hạn chế những đồ lạnh như kem, nước đá, đồ đông lạnh. Khi nhiệt độ tại vòm họng thay đổi đột ngột do ăn đồ lạnh, các tế bào niêm mạc họng dễ bị tổn thương, gây ra các phản ứng viêm tại chỗ, dễ gây phù nề và nuốt đau. Viêm họng mùa hè chủ yếu do sử dụng quá nhiều đồ lạnh, bạn cần chú ý nhé.
Đối với các thực phẩm để lạnh do chưa sử dụng hết, có thể làm nóng bằng bếp hoặc lò vi sóng trước khi sử dụng. Người bị viêm họng cần làm ấm các loại nước như sữa, nước hoa quả, trái cây trước khi sử dụng để tránh là nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh lý.
Tìm hiểu thêm:
- Viêm họng nên kiêng ăn gì?
- Viêm họng uống nước đá có tốt không?
- Viêm họng nên ăn món gì để phòng bệnh?
Tránh xa khói thuốc lá phòng viêm họng
Thuốc lá không chỉ hại phổi mà còn gây hại cho toàn bộ đường hô hấp của chúng ta. Khói thuốc có thể gây kích thích các lớp mô nhạy cảm của niêm mạc họng. Sự kích thích này có thể rõ nhất ở những cơn ho dài, liên tục không có chủ đích của những người mới ngửi mùi thuốc lá. Nếu muốn chấm dứt viêm họng kéo dài, bạn cần bỏ thuốc lá hoặc tránh xa những môi trường có người hút thuốc.
Sử dụng các loại thảo dược giảm triệu chứng viêm họng
Xung quanh ta có rất nhiều loại thảo dược quý giúp giảm các triệu chứng của viêm họng. Tham khảo ngay 1 số bài thuốc dân gian trị viêm họng, giảm ho, đau rát họng:
- Chanh mật ong: Chanh đào thái lát mỏng ngâm với mật ong theo tỷ lệ 1kg chanh với 1 lít mật ong. Khi chớm ho, viêm họng ngậm ngay 1 lát sẽ giúp làm dịu cổ họng.
- Siro húng chanh: Dùng lá húng chanh hấp với đường phèn tạo ra siro húng chanh vừa thơm mát vừa giảm đau rát cổ họng rất tốt
- Quất chưng đường phèn: Quất chưng đường phèn là bí kíp dân gian được ưa chuộng để giảm ho cho các bé nhỏ. Quất rửa sạch cắt đôi rồi cho vào chén nhỏ, thêm đường phèn, đem hấp ngay vào nồi cơm. Món quất chưng đường phèn dễ dùng, dễ làm mà giảm viêm họng cực kỳ hiệu quả.
- Chanh muối: Bài thuốc dân gian được nhiều cô giáo truyền tai nhau khi bị viêm họng là chanh muối. Chanh cắt lát ướp muối trắng và ngậm. Cách này cực hiệu nghiệm, tuy nhiên, khuyến cáo không nên dùng thường xuyên do muối mặn không tốt cho niêm mạc nói chung và niêm mạc hô hấp nói riêng,
- Lá tía tô: Dùng 10 lá tía tô thêm 5 hoa đu đủ đực và 3 chùm bông khế. Đem hỗ hấp rửa sạch, hấp cách thuỷ rồi chắt lấy nước uống. Cách làm khá phức tạp, mất thời gian nhưng hiệu quả trị viêm họng cực tốt.
Ngoài ra, để điều trị viêm họng, bạn có thể tham khảo thêm 1 số thuốc điều trị viêm họng, thuốc xịt viêm họng hoặc thuốc ngậm viêm họng có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Viêm họng là bệnh lý rất dễ mắc phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ, chủ yếu do virus gây ra (~80%). Bệnh dễ biến chứng nặng nề, dai dẳng không dứt nếu vệ sinh họng miệng không tốt dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt trong các thời điểm thời tiết thay đổi. Do đó, để phòng ngừa và hỗ trợ giảm triệu chứng viêm họng, luôn nhớ về sinh họng miệng bằng các loại nước súc họng miệng chuyên biệt, giữ ấm cổ, hạn chế các yếu tố nguy cơ và nhớ dùng thêm các bài thuốc dân gian trị viêm họng, ho…bạn nhé.
Theo PlasmaKare.vn