Trẻ ho có đờm là một trong những vấn đề về đường hô hấp thường gặp khiến các mẹ lo lắng. Ho có đờm ở trẻ nhìn chung là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các dịch tiết đường hô hấp ra ngoài. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ ho có đờm kéo dài có thể dẫn tới mất ngủ, quấy khóc, biếng ăn hoặc thậm chí tiến triển thành các bệnh nguy hiểm hơn. Cùng Plasmakare.vn tìm hiểu về tình trạng ho có đờm và cách xử trí hiệu quả trong bài viết sau đây.
Mục lục
Nguyên nhân và triệu chứng trẻ ho có đờm
Đờm là dịch tiết nhầy được tiết ra từ đường hô hấp. Dịch tiết này bào gồm chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu và các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Đờm có thể được tiết ra ở xoang, hốc mũi, họng, khí, phế quản. Đờm tiết ra ứ đọng sẽ gây ra phản xạ ho để tống chúng ra ngoài. Mẹ cũng cần nắm được nguyên nhân tại sao trẻ ho có đờm và các triệu chứng thường gặp để có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân trẻ ho có đờm
Đờm được coi là dấu hiệu khá đặc trưng khi đường hô hấp bị viêm. Tình trạng viêm có đờm có thể diễn ra ở cả đường hô hấp trên (xoang, mũi, họng) và đường hô hấp dưới (khí phế quản, phế nang, phổi). Trẻ ho có đờm có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
- Trẻ ho có đờm do thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh, do nhiễm lạnh… Môi trường như thế này tạo điều kiện cho một số vi khuẩn cư trú sẵn trong họng có điều kiện tấn công và gây viêm.
- Do nhiễm virus: đây cũng là một trong nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ho có đờm ở trẻ. Trẻ ho có đờm do nhiễm virus thường kèm theo cả triệu chứng sốt, đờm thường trong.
- Do dị ứng với phấn hoa, khói, bụi cũng là một trong nguyên nhân có thể nghĩ tới khi trẻ ho có đờm.
- Do hít phải khói thuốc lá: Việc hít phải khói thuốc lá thụ động thậm chí còn gây ra những ảnh hưởng đến có thể tồi tệ hơn là chủ động hút thuốc. Khi hít phải khói thuốc, các chất hoá học trong khói thuốc gây ra tình trạng viêm và sinh đờm và dẫn đến tình trạng trẻ ho có đờm.
Triệu chứng thường gặp ở trẻ ho có đờm
Trẻ ho có đờm thường gặp một số triệu chứng dưới đây. Thông qua các triệu chứng này, mẹ có thể nhận biết tình trạng bệnh của trẻ và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Trẻ ho có tiếng lục khục ở cổ, có thể có hoặc không khạc ra đờm. Ho lâu ngày không hết.
- Trẻ ho nhiều về đêm hoặc khi nằm ngủ.
- Trẻ ho có đờm kèm theo sốt.
- Trẻ ho có đờm kèm theo khó thở, tím tái.
- Trẻ ho có đờm kèm theo quấy khóc, biếng ăn, chán ăn.
- Áp tai và lưng trẻ có thể nghe thấy tiếng rít.
Trẻ ho có đờm – dấu hiệu của bệnh gì?
Khi trẻ ho có đờm có thể chỉ khởi đầu bằng các cơn ho húng hắng, ho khan do nhiễm lạnh. Sau đó tiến triển thành ho có đờm. Trong một số trường hợp, ho có đờm lại là chỉ dẫn cho tình trạng viêm và liên quan đến các bệnh nghiêm trọng. Một số bệnh có liên quan khi trẻ ho có đờm có thể kể đến dưới đây.
Trẻ ho có đờm do viêm họng
Nhiễm lạnh là tình trạng thường gặp khi bé không được giữ ấm đầy đủ cho vùng cổ, chân, tay, bụng, ngực. Khi bị nhiễm lạnh bé rất dễ bị ho, các cơn ho ban đầu thường chỉ là ho khan. Sau một vài ngày không được điều trị kịp thời, trẻ rất dễ tiến triển thành ho có đờm. Ở trẻ còn nhỏ, phản xạ ho chưa được hoàn thiện để có thể ho khạc đờm ra ngoài nên bé thường bị ho kéo dài và dễ bị tiến triển thành viêm đường hô hấp dưới.
Trẻ ho có đờm do viêm phế quản
Khi trẻ ho có đờm, đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản. Phế quản thuộc về đường hô hấp dưới và là đường ống dẫn khí vào phổi. Đường ống này phân thành nhiều nhánh như cành cây, từ nhánh to tới nhánh bé để dẫn khí tới phổi. Khi phế quả bị viêm sẽ sinh ra tình trạng kích ứng, chít hẹp, tiết dịch (đờm) do đó sẽ khiến trẻ khó thở và hình thành phản xạ ho để đẩy chất đờm ra ngoài. Viêm phế quản ở trẻ nhỏ thường kéo dài do phản xạ ho của trẻ chưa hoàn thiện và đờm nằm sâu ở đường hô hấp dưới nên khó bị loại bỏ hơn.
Nguyên nhân của tình trạng viêm phế quản khiến trẻ ho có đờm là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Vi khuẩn gây viêm phế quản như Ho gà, chlamydia pneumonia, mycoplasma pneumonia…Virus gây viêm phế quản như: Adenovirus, corona virus, virut cúm A, B, metapneumovirus, RSV, rhinovirus..
Bệnh thường dễ lây lan qua đường tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp như giọt bắn, hắt hơi, dịch mũi, họng… nên khi chăm sóc trẻ nhỏ các mẹ cần lưu ý để tránh lây bệnh sang trẻ khác hoặc thậm chí là chính bản thân mình.
Trẻ ho có đờm do viêm phổi
Trẻ ho có đờm kèm theo một số biểu hiện như sốt, khó thở, nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng… là dấu hiệu cảnh báo trẻ đã bị viêm phổi. Đây là căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi nếu không điều trị kịp thời.
Viêm phổi là tình trạng xảy ra ở sâu các phế nang, tiểu phế nang của 2 lá phổi. Các tác nhân gây viêm (thường là vi khuẩn, virus) hình thành nên các ổ viêm ở chứa đầy mủ và chất nhầy nằm trong các túi phế nang. Đây là môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, sinh sôi nảy nở và tấn công cơ thể của trẻ. Lúc này, ho là một phản xạ vô cùng quan trọng để tống khứ các chất dịch có chứa tác nhân gây viêm ra khỏi phổi.
Trẻ nhỏ có phản xạ viêm chưa hoàn thiện kèm theo việc dịch tiết nằm sâu trong các phế nang khiến cho việc điều trị khó khăn hơn và bệnh dễ tiến triển thành nghiêm trọng hơn.
Trẻ ho có đờm do hen suyễn
Khác với các bệnh lý viêm đường hô hấp, hen suyễn là một bệnh lý liên quan đến cơ chế dị ứng ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ ho có đờm do hen suyễn thường là bẩm sinh và có xu hướng phát triển thành bệnh mãn tính.
Yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng hen suyễn ở trẻ là các tác nhân gây dị ứng như khói, bụi, phấn hoa, lông thú… Bệnh gây ra tình trạng phù nề, chít hẹp và tăng tiết dịch ở đường hô hấp. Dẫn tới biểu hiện khó thở, ho có đờm ở trẻ nhỏ. Một số dấu hiệu gợi ý bệnh hen suyễn như:
- Ho hoặc ho có đờm kéo dài không dứt, ho nhiều về đêm.
- Trẻ tím tái, khó thở.
- Trẻ thở khò khè, thở nhanh và gấp.
- Trẻ mệt mỏi, toát mồ hôi nhiều.
Hướng dẫn cách xử trí khi trẻ ho có đờm
Các mẹ cần nắm được một số các xử trí cơ bản khi trẻ ho có đờm để có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Việc nắm vững các phương pháp chăm sóc này có thể giúp tình trạng bệnh cuả trẻ được kiểm soát nhanh hơn, hạn chế tiến triển thành bệnh nguy hiểm.
Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ ho có đờm
Do đường hô hấp của trẻ rất ngắn nên khi trẻ bị tắc mũi sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến các khu vực khác. Cụ thể, tắc mũi lâu ngày sẽ dễ khiến bé mắc phải các bệnh viêm họng, viêm phế quản hoặc thậm chí viêm tai giữa. Ngoài ra, khi bị tắc mũi trẻ sẽ thở bằng miệng, dẫn tới khô họng, viêm họng và làm trầm trọng hơn tình trạng trẻ ho có đờm.
Mẹ cần nắm vững các bước rửa mũi dưới đây để có thể chăm sóc cho trẻ, đặc biệt khi trẻ ho có đờm:
Chuẩn bị:
Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%
Ống tiêm 5 hoặc 10ml
Khăn sữa
Miếng lót chống nước hoặc khăn bông dầy thấm nước
Các tiến hành:
B1: Đặt bé nằm nghiêng, đầu đặt trên miếng lót chống nước hoặc khăn bông đã chuẩn bị sẵn. Lưu ý, dùng nay đỡ và cố định đầu để tránh trường hợp bé bị ngạt, sặc. Với bé trên 1 tuổi có thể để trẻ ngồi với tư thế cúi đầu.
B2: Dùng khăn sữa quấn quanh cổ và dưới đầu cho trẻ.
B3: Dùng ống tiêm hút dung dịch nước muối sinh lý.
B4: Bơm nước muối sinh lý vào lỗ mũi trên của trẻ để cho nước muối chảy sang lỗ mũi dưới hoặc xuống miệng. Lặp lại đến khi thấy nước chảy ra chỉ còn dịch trong tức là đã rửa sạch đờm.
B5: Lặp lại bước 4 với lỗ mũi còn lại của bé.
B6: Dùng khăn sữa lau sạch mũi, miệng cho bé.
Lưu ý: Chỉ rửa mũi khi bé có dấu hiệu khó thở, thở bằng miệng, phải dừng bú để thở. Cần thận trọng, tránh rửa mũi đột ngột khiến trẻ bị sặc hoặc bị nghẹt thở.
Vệ sinh họng miệng cho trẻ ho có đờm
Họng, miệng là một trong những cửa ngõ quan trọng của đường hô hấp. Vệ sinh họng, miệng giúp hạn chế các tác nhân gây hại xâm nhập và giúp cải thiện nhanh hơn các biểu hiện của bệnh ở trẻ ho có đờm.
Phương pháp chuẩn để vệ sinh khoang miệng cho trẻ ho có đờm:
B1: Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn
B2: Làm ẩm khăn xô mềm bằng nước đun sôi, để ấm hoặc nước muối sinh lý rồi quấn quanh đầu ngón tay.
B3: Nhẹ nhàng dùng đầu ngón tay vệ sinh tơ lưỡi, khoang miệng, nướu cho trẻ.
Phương pháp vệ sinh vòm họng cho trẻ ho có đờm: đây là phương pháp giúp làm sạch họng, giúp hỗ trợ long đờm và loại đờm khỏi cổ họng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể áp dụng khi trẻ lớn và đã biết súc họng. Các nước súc họng phổ biến hay dùng là như nước muối sinh lý, nước súc họng povidon iod, nước súc họng nano bạc.
Hướng dẫn vỗ rung cho trẻ ho có đờm
Khi trẻ ho có đờm, vỗ rung là một trong những cách xử trí đơn giản mà rất hiệu quả mẹ có thể áp dụng. Việc vỗ rung giúp cho đờm dễ dàng long ra, đặc biệt trường hợp đờm ở sâu tại phế quản, phế nang. Nhờ vậy, vỗ rung hỗ trợ bé có thể ho và đẩy đờm ra ngoài.
Hướng dẫn vỗ rung cho trẻ ho có đờm:
- Đặt bé nằm nghiêng trên giường cứng, không gối đầu hoặc bế vác bé trên vai. Với trẻ lớn hơn có thể để bé ngồi ở tư thế cúi đầu
- Khum tay tạo thành một khoảng trống không khí. Dùng lực cổ tay và dùng lực vỗ từ phía phổi lên cổ. Mục đích là để long đờm và dẫn lưu đờm từ phổi lên khoang miệng. Lưu ý: khi khum tay vỗ sẽ có tiêng kêu “bộp, bộp” tức là mẹ đang thực hiện đúng động tác vỗ rung cho trẻ ho có đờm. Mẹ cũng không cần quá long lắng sẽ gây đau cho bé mà nên dùng lực đủ mạnh để đờm có thể long ra.
- Vỗ rung cho trẻ khoảng 3 – 5 phút. Sau đó bế bé lên ở tư thế an toàn, thoải mái. Mẹ có thể tạo phản xạ ho cho bé bằng cách day nhẹ vào cổ họng. Lúc này, phản xạ ho sẽ giúp bé làm long đờm ra ngoài.
Các bài thuốc dân gian cho trẻ ho có đờm
Trẻ ho có đờm cần được chăm sóc và điều trị phù hợp. Ngoài việc áp dụng các phương pháp vệ sinh mũi, họng, miệng hay vỗ rung, mẹ có thể cho bé sử dụng thêm các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc này đều rất lành tính. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng các bài thuốc dân gian khi bệnh nhẹ, mới chớm. Nếu sau 2 – 3 ngày không thấy thuyên giảm hoặc bệnh trạng nặng hơn, mẹ cần đưa ngay bé tới cơ sở y tế khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Mẹ có thể tham khảo các bài thuốc dân gian cho trẻ ho có đờm sau đây.
Trẻ ho có đờm uống chanh hấp đường phèn
Chanh kết hợp với đường phèn được xem là một bài thuốc dân gian hiệu quả khi trẻ ho có đờm. Nên xử dụng chanh đào sẽ cho hiệu qủa tốt hơn là chanh thường.
Cách làm như sau:
- Chanh đào rửa sạch, thái lát mỏng.
- Thêm đường phèn và chưng cách thuỷ khoảng 10 phút
- Khi dùng chắt lấy nước và cho trẻ uống từ từ. Ngày uống 2 -3 lần.
Trẻ ho có đờm dùng lá húng chanh
Một bài thuốc dân gian phổ biến dùng cho trẻ ho có đờm đó là lá húng chanh. Lá húng chanh hay lá tần dày có vị cay, tính ấm nên thường được áp dụng trong các bài thuốc trị bệnh hô hấp. Lá húng chanh có chứa nhiều tinh dầu giúp làm sát khuẩn, long đờm, tiêu đờm nên dùng hiệu quả trị ho có đờm ở trẻ.
Do lá có vị đắng hơi khó uống nên có thể thêm đường phèn hoặc mật ong. Lá có thể dùng tươi (giã, vắt lấy nước) hoặc chưng với mật ong, đường phèn.
Cho trẻ uống nước chắt lá húng chanh ngày 2 -3 lần.
Trẻ ho có đờm dùng quất hấp mật ong
Quất hấp mật ong đã được sử dụng rất lâu đời để điều trị cho trẻ ho có đờm. Theo đông y, quất có vị chua, tính ấm. Vỏ quất cung cấp tinh dầu, quả quất cung cấp vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ ho có đờm.
Cách làm quất hấp mật ong vô cùng đơn giản. Lựa chọn quất (quất xanh), rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt và thêm mật ong. Hấp cách thuỷ hoặc hấp nồi cơm. Khi dùng chắt lấy nước cho trẻ uống từ từ ngày 2 -3 lần. Quất hấp mật ong giúp loãng đờm, dịu họng, sát khuẩn họng và tăng sức đề kháng cho trẻ ho có đờm.
Trên đây là toàn bộ những dấu hiệu và nguyên nhân thường gặp khi trẻ ho có đờm. Mẹ nên nắm vững để kịp thời đưa bé đi thăm khám điều trị. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng các hướng dẫn chăm sóc mũi, họng miệng và các bài thuốc dân gian để tăng hiệu quả điều trị cho trẻ ho có đờm.